Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 47 - 49)

 Năng lực quản lí cuả Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là chủ thể quản lí tác động trực tiếp đến các đối tượng bị quản lí trong nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Hiệu trưởng phải có trình độ, năng lực triển khai, tổ chức, đánh giá kế hoạch thực hiện các hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Khi thực hiện các chức năng quản lí Hiệu trưởng cần bao quát, sắp xếp công việc khoa học để đánh giá được hiệu quả công việc và kịp thời điều chỉnh hướng đến mục tiêu giáo dục chung. Hiệu quả hoạt động vận dụng PPDH ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lí của Hiệu trưởng.

 Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng

Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng trong trường tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng phải là người hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, đặc biệt về các phương pháp dạy học tích cực. Bên cạnh đó Hiệu trưởng phải có sự tín nhiệm cao trong hội đồng sư phạm nhà trường qua đó việc quản lí hoạt dạy học mới được sự dồng thuận cao. Vì vậy, việc phát huy hiệu hoạt hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tùy thuộc vào trình độ của hiệu trưởng.

 Nhận thức, tâm lí, năng lực đổi mới của đội ngũ giáo viên

Vận dụng các phương pháp dạy học tích không chỉ hiệu trưởng đóng vai trò then chốt mà GV cũng góp phần lớn trong sự thành công này. Giáo viên có trách

nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường, của tổ chuyên môn. Ngoài ra, GV còn tự trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy.

Năng lực GV góp phần vào sự thành công vào công tác giảng dạy, giúp học sinh tiến xa hơn việc chủ động, sáng tạo, tự học học tập một cách tích cực. Hiệu trưởng phải tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, động viên, khuyến khích giáo viên bồi dưỡng chuyên môn đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, chia sẻ kinh nghiệm của giáo viên trong công tác vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Tất cả giáo viên đều nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiêm trong tác vận dụng phương pháp dạy học tích cực thì kết quả thực hiện hoạt động sẽ đạt kết quả cao.

 Nhận thức, tinh thần tự học, chủ động sáng tạo của học sinh

Mục đích hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh. Người GV dưới vai trò định hướng, hướng dẫn hoạt động học cho học sinh. Cần tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh học nhận thức, tinh thần tự học, chủ động học tập đạt kết quả cao nhất vì học sinh là chủ thể quyết định chất lượng học tập.

 Năng lực tự học của học sinh

Hoạt động vận dụng có thành công là phụ thuộc một phần vào năng lực tự học của HS. HS phải có những kĩ năng tự học và thích ứng với những thay đổi của các cách thức tiếp cận các nội dung mới.

 Sự hỗ trợ của các nguồn lực khác trong nhà trường

Việc quản lí đạt hiệu quả khi có sự phối hợp, thống nhất thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực giữa các bộ phận liên quan.

 Hoạt động tuyên truyền, truyền thông

Để nâng cao hiệu quả công tác vận dụng các PPDH tích cực trong trường tiểu học thì không thế không nhắc đến việc tuyên truyền, truyền thông về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động đến CBQL, GV, HS và phụ huynh học sinh. Hoạt động tuyên truyền, truyền thông với mục đích tạo sự đồng thuận và sự thống nhất của các

lực lượng giáo dục bên trong và ngoài nhà trường trong quá trình vận dụng các PPDH tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)