Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động vận dụng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 47 - 52)

1.3.1 .Vai trò, vị trí của trường tiểu học

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động vận dụng các

phương pháp dạy học tích cực

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

 Năng lực quản lí cuả Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là chủ thể quản lí tác động trực tiếp đến các đối tượng bị quản lí trong nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Hiệu trưởng phải có trình độ, năng lực triển khai, tổ chức, đánh giá kế hoạch thực hiện các hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Khi thực hiện các chức năng quản lí Hiệu trưởng cần bao quát, sắp xếp công việc khoa học để đánh giá được hiệu quả công việc và kịp thời điều chỉnh hướng đến mục tiêu giáo dục chung. Hiệu quả hoạt động vận dụng PPDH ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lí của Hiệu trưởng.

 Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng

Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng trong trường tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng phải là người hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, đặc biệt về các phương pháp dạy học tích cực. Bên cạnh đó Hiệu trưởng phải có sự tín nhiệm cao trong hội đồng sư phạm nhà trường qua đó việc quản lí hoạt dạy học mới được sự dồng thuận cao. Vì vậy, việc phát huy hiệu hoạt hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tùy thuộc vào trình độ của hiệu trưởng.

 Nhận thức, tâm lí, năng lực đổi mới của đội ngũ giáo viên

Vận dụng các phương pháp dạy học tích không chỉ hiệu trưởng đóng vai trò then chốt mà GV cũng góp phần lớn trong sự thành công này. Giáo viên có trách

nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường, của tổ chuyên môn. Ngoài ra, GV còn tự trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy.

Năng lực GV góp phần vào sự thành công vào công tác giảng dạy, giúp học sinh tiến xa hơn việc chủ động, sáng tạo, tự học học tập một cách tích cực. Hiệu trưởng phải tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, động viên, khuyến khích giáo viên bồi dưỡng chuyên môn đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, chia sẻ kinh nghiệm của giáo viên trong công tác vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Tất cả giáo viên đều nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiêm trong tác vận dụng phương pháp dạy học tích cực thì kết quả thực hiện hoạt động sẽ đạt kết quả cao.

 Nhận thức, tinh thần tự học, chủ động sáng tạo của học sinh

Mục đích hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh. Người GV dưới vai trò định hướng, hướng dẫn hoạt động học cho học sinh. Cần tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh học nhận thức, tinh thần tự học, chủ động học tập đạt kết quả cao nhất vì học sinh là chủ thể quyết định chất lượng học tập.

 Năng lực tự học của học sinh

Hoạt động vận dụng có thành công là phụ thuộc một phần vào năng lực tự học của HS. HS phải có những kĩ năng tự học và thích ứng với những thay đổi của các cách thức tiếp cận các nội dung mới.

 Sự hỗ trợ của các nguồn lực khác trong nhà trường

Việc quản lí đạt hiệu quả khi có sự phối hợp, thống nhất thực hiện hoạt động vận dụng các PPDH tích cực giữa các bộ phận liên quan.

 Hoạt động tuyên truyền, truyền thông

Để nâng cao hiệu quả công tác vận dụng các PPDH tích cực trong trường tiểu học thì không thế không nhắc đến việc tuyên truyền, truyền thông về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động đến CBQL, GV, HS và phụ huynh học sinh. Hoạt động tuyên truyền, truyền thông với mục đích tạo sự đồng thuận và sự thống nhất của các

lực lượng giáo dục bên trong và ngoài nhà trường trong quá trình vận dụng các PPDH tích cực.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

 Chính sách đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước, địa phương

Giáo dục nhằm mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện để đáp ứng nhu cầu xã hội. Giáo dục mang tính phổ biến và tồn tại vĩnh hằng. Ở bất kỳ chế độ nào, bất kỳ quốc gia nào thì giáo dục vẫn hiện diện và phát triển không ngừng. Vào cuối thế kì XX đầu thế kì XXI hàng loạt các nước phát triển như Mĩ, Anh, Nhật Bản … thực hiện cuộc cải cách giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học – Kỹ thuật và Công nghệ trên thế giới. Hàng loạt các chính sách cải cách nền giáo dục già cõi ra đời. Nó thúc đẩy phát triển giáo dục một cách mạnh mẽ ở các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam đổi mới và cải cách giáo dục cũng diễn ra một cách mạnh mẽ qua các thời kỳ. Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ “ đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo”. Xu hướng vận dụng phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và vận dụng trong công tác dạy học hiện nay.

Tại địa phương, nhu cầu đổi mới giáo dục đang là nhu cầu cấp thiết để đáp ứng nguồn nhân lực. Mỗi một địa phương có nhu cầu khác nhau về văn hóa, xã hội đặc thù vùng miền. Do vậy, cần đổi mới giáo dục cũng sẽ gắn kết với sự phát triển của đị phương.

Việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của xã hội ngày này. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực góp phần phát huy tính tích cực, chủ động , tự giác, sáng tạo của học sinh ở các trường tiểu học hiện nay.

 Điều kiện CSVC trong nhà trường

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đổi hỏi giáo viên thay đổi hình thức dạy học hiện đại. Vận dụng hiệu quả cơ sở vật chất, sử dụng thiết bị dạy học hiện đại góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong quá trình dạy học.

 Sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với chủ trương đổi mới của nhà trường

Hội cha mẹ học sinh là đại diện cho toàn thể cha mẹ của học sinh toàn trường. Ban đại diện phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. Hiệu trưởng cần tổ chức chia sẻ, vận động hội hiểu rõ về tầm quan trọng của hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Qua đó, cha mẹ học sinh góp phần phối hợp giáo dục các em một cách hiệu quả hơn.

Bên cạnh gia đình tác động trực tiếp đến động cơ học tập của học sinh thì các tổ chức xã hội khác cũng thúc đẩy theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo, tự học trong học tập.

Kết luận chương 1

Quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là những tác động của chủ thể quản lí đến khách thể và đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dạy học một cách hiệu quả.

Chủ thể quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong trường tiểu học là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng quản lí Phó Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh, cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. Ở phần chương 1 của đề tài chủ yếu đề cập các khái niệm: mục tiêu, nội dung, hình thức vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, quản lí và các chức năng quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Đề tài tiếp cận theo hướng chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để thực hiện công tác quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cưc ở tiểu học.

Quá trình quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cưc ở tiểu học ảnh hưởng đến các yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, đòi hỏi CBQL phải có tầm nhìn, năng lực, phẩm chất để chỉ đạo đúng đắn để hoàn thành mục tiêu giáo dục.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở MỘT

SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)