Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động vận dụng các phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 82)

1.3.1 .Vai trò, vị trí của trường tiểu học

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động vận dụng các phương

dạy học tích cực

2.5.1. Điểm mạnh

Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đặc biệt đổi mới PPDH. Bộ cũng tăng cường có những chỉ đạo về đổi mới chuyên môn cũng như vận dụng PPDH tích cực trong dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

Bên cạnh đó Sở GD&ĐT quan tâm tổ chức bồi dưỡng nhiều chuyên đề, các sân chơi giáo dục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm và nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Qua đó tổ chức có buổi chuyên đề về các PPDH tích cực nhằm nâng cao chuyên môn cho GV.

Đặc biệt đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân có năng lực sư phạm, có tác phong mẫu mực về phong cách nhà giáo, có tinh thần trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn bản thân. Đặc biệt tạo được niềm tin trong mối quan hệ đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và xã hội trong dạy học và giáo dục HS.

2.5.2. Điểm yếu

Trong công cuộc đổi mới giáo dục, công tác quản lí chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn quận bước đầu có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên công tác quản lí vận dụng các PPDH tích cực có những bất cập như sau:

CBQL và GV ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân có nhận thức đúng về tầm quan trọng quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tuy nhiên việc nhận thức chưa sâu sắc dẫn đến việc hình thành thói quen thực hành vận dụng các PPDH tích cực chưa đạt hiệu quả cao.

Trong công tác lập kế hoạch hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn nhiều hạn chế, chưa sâu sát.

Chưa chủ động trong công tác tổ chức thực kiện kế hoạch còn mang tính hình thức. CBQL chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức hoạt động dạy học của GV. Chưa chú trọng đến tạo cơ chế, động lực nhằm thúc đẩy hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Ngoài ra việc chỉ đạo tổ chuyên môn và GV trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn nhiều bất cập, chưa đi vào chiều sâu. Việc chỉ đạo kiểm tra chưa thường xuyên. Bên cạnh đó chỉ đạo phối hợp các lực lượng hỗ trợ chưa rõ ràng và hiệu quả.

Trong kiểm tra hoạt động vận dụng chưa có sự tư vấn, hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động vận dụng các PPDH tích cực một cách hiệu quả.

Một số trường còn nhiều hạn chế CSVC và UDCNTT trong vận dụng các PPDH tích cực.

Nguyên nhân khách quan: Do cơ chế quản lí cấp trên còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó việc kiểm tra, đánh giá từ cấp trên chưa có tiêu chí cụ thể, còn mang nhiều hình thức theo hồ sơ, sổ sách. Ngoài ra nguồn kinh phí đầu tư hoạt động vận dụng các PPDH tích cực còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác quản lí của hiệu trưởng các trường chưa khoa học, còn tồn tại quản lí theo kiểu tình cảm nên dẫn đến việc ra quyết định chưa quyết liệt. Bên cạnh đó các tổ trưởng chuyên môn chưa thực hiện tốt công tác quản lí chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Hơn nữa là chưa tạo cơ hội và khuyến khích để GV phát huy năng lực chuyên môn, sự sáng tạo trong hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

2.5.3. Cơ hội

Cơ hội đổi mới PPDH trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diên giáo dục Việt Nam. Đổi mới chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Xu hướng hội nhập nền giáo dục thế giới. Cùng với sự phát triển vũ bão của cộng nghệ 4.0 trên toàn cầu.

2.5.4. Thách thức

Sự thay đổi liện tục về kĩ thuật cũng như UD CNTT trong dạy học. Bên cạnh đó sự đổi mới không ngừng về chuyên môn dẫn đến một số GV ngại thay đổi dẫn đến hiệu quả vận dụng các PPDH tích cực chưa cao.

Kết luận chương 2

Từ kết quả khảo sát hoạt động vận dụng các PPDH tích cực và quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, tác giả rút ra những nhận định sau:

Đội ngũ CBQL và GV không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức, có chú trọng đầu tư CSVC và UDCNTT vào hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Hiệu trưởng các trường nắm được các chức năng quản lí. Quan tâm đến xây dựng kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch vận dụng các PPDH tích cực cho đơn vị. Các chỉ số khảo sát cho thấy công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại các đơn vị có kết quả khả quan.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục tại đơn vị. Một số CBQL và GV chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Ngoài ra, công tác tổ chức thực hiện đạt kết quả chưa cao vì một số CBQL, GV thực hiện còn hình thức, đầu tư CSVC còn hạn chế. Việc chỉ đạo tổ chuyên môn và GV chưa triển khai sâu rộng. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa rút kinh nghiệm sau kiểm tra.

Với những hạn chế trên, các đơn vị cần nâng cao nhận thưc quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Nâng cao năng lực quản lí, trình độ chuyên môn của hiệu trưởng về PPDH tích cực. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra hoạt động vận dụng các PPDH tích cực tại đơn vị.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở MỘT SỐ

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)