Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 52 - 54)

1.3.1 .Vai trò, vị trí của trường tiểu học

2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Quận Bình Tân, TP.HCM là quận ven của TP.HCM được thành lập theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với vị trí ở cửa ngõ phía Tây của TP.HCM, tiếp nối với Đồng bằng sông Cửu Long theo tuyến Quốc lộ 1A.

Quận có diện tích 5.188,02 ha, với dân số là 781.375 nhân khẩu. Phía đông quận Bình Tân giáp với các quận 6,8 và Tân Phú; Phía tây giáp huyện Bình Chánh; Nam giáp quận 8; Phía bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn. Với vị trí địa lí trên, quận được chia làm 10 phường: An Lạc; Bình Trị Đông; Bình Trị Đông B; Bình Hưng Hòa A; Tân Tạo; An Lạc A; Bình Trị Đông A; Bình Hưng Hòa; Bình Hưng Hòa B; Tân Tạo A.

Theo báo cáo của UBND quận Bình Tân (2019) về kinh tế có tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2019 đạt 33.559 tỷ đồng, đạt 5,46% so với kế hoạch năm. Trật tự an ninh xã hội được giữ vững. Với đặc thù là một khu công nghiệp đang phát triển, quận Bình Tân có số lượng lớn dân nhập cư đến làm việc dẫn đến áp lực số lượng HS tại các trường ngày càng tăng. Do vậy, quận không ngừng có những chủ trương và chính sách đầu tư CSVC trường học.

2.1.2. Về tình hình giáo dục tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân

Tình hình trường, lớp quận Bình Tân trong năm học 2018-2019 theo báo cáo Tổng kết công tác giáo dục tiểu học số 1227/BC-GDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Phòng GD&ĐT như sau:

 Trường :

tiến hội nhập: 01 (An Lạc 3). Trường cận chuẩn 03 (TH Kim Đồng, Lạc Hồng, Tân Tạo A). Dựa vào vị trị địa lí các trường được chia thàn 4 cụm. Cụm 1 gồm: An Lạc 1; An Lạc 3; Lê Công Phép; Bình Trị 2; Bình Trị Đông; Ngôi Sao Nhỏ. Cụm 2 gồm các đơn vị: Bình Tân; Tân Tạo; Tân Tạo A; Lê Quý Đôn; Bình Trị 1; Bình Trị Đông A. Cụm 3 gồm: Lạc Hồng; Phù Đổng; Bình Long; Bình Thuận; Lê Trọng Tấn, Bình Hưng Hòa, Chu Văn An. Cụm 4 gồm: Kim Đồng; Ngô Quyền; Trần Văn Ơn; Bình Hưng Hòa 1; Trí Tuệ Việt.

 Lớp – Học sinh:

Năm học 2018-2019, cấp tiểu học có 1225 lớp với tổng số HS là 51.441 em.

 Nhân sự :

Tổng số giáo viên: 1546, tăng 122 giáo viên so với năm học trước. Trong đó, số GV đạt chuẩn và trên chuẩn 1472, tỉ lệ 95,2% (ĐH và trên ĐH: 1103, tỉ lệ: 71,3%; Cao đẳng: 369, tỉ lệ: 23,9%; Trung cấp: 74, tỉ lệ: 4,8%. Tỷ lệ GV/lớp: 1,26%.

Cán bộ quản lí tổng số là 71 CBQL. Trong đó, trình độ Thạc sĩ: 12, tỉ lệ: 16,9%; Đại học: 58; tỉ lệ: 81,6%; Cao đẳng: 1 tỉ lệ: 1,5%.

 Về chất lượng giáo dục tiểu học:

Kết quả chất lượng NH 2018 – 2019: Tỉ lệ hoàn thành chương trình lớp học là 99,3%; có trên 99,9% học sinh được đánh giá đạt các tiêu chí về phẩm chất và năng lực, số học sinh được khen thưởng là 67%. (so với năm trước là 65,9%)

Phòng giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân triển khai các chuyên đề, hướng dẫn chuyên môn. Các trường tích cực thực hiện. Đẩy mạnh đổi mới PPDH, tăng cường sử dụng PPDH tích cực. Các phương pháp và kĩ thuật : dạy học theo nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật mảnh ghép…được GV sử dụng. Đặc biệt một số trường còn vận dụng dạy học theo định hướng dạy học STEM, mô hình trường học mới, PPDH Mĩ thuật mới, PPDH Âm nhạc hiện đại … .Vận dụng trong các tiết học một cách phù hợp, linh hoạt giúp mang lại hiệu quả phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Các trường thực hiện tốt các quy định về công tác quản lí, có kế hoạch, có quyết định phân cấp quản lí và thực hiện tốt quy chế công khai.

 Ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học.

 100% các trường đẩy mạnh quy chế dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận bình tân, thành phố hồ chí minh​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)