Dạng bài luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (xuất bản tại việt nam giai đoạn 1980 đến nay) (Trang 93 - 101)

- Về phụ âm cuối:

Biểu đồ 3.3 Từ láy phân theo từ loại (trong thực tế sử dụng từ láy)

3.2.2. Dạng bài luyện

Ở các giáo trình đã thống kê, các dạng bài luyện đa dạng với mục đích, cách sắp xếp hợp lí giúp học viên sau khi tiếp thu lí thuyết có thể thực hành luyện cấu trúc và luyện trong những ngữ cảnh cụ thể. Đóng góp vào sự đa dạng đó, chúng tôi xin đề xuất thêm một số dạng bài tập nhƣ sau:

Dạng 1: Dạng bài gạch chân dƣới từ láy và tìm thành tố gốc:

- Mấy hôm nay trời lành lạnh nhƣ trời mùa thu. - Từ nƣớc ngồi về, trơng em ấy khang khác.

- Bức tranh có màu tim tím của những bơng hoa oải hƣơng. - Nói be bé thơi khơng thì em bé giật mình đấy!

Đây là dạng bài tập nhận diện giúp học viên bƣớc đầu vận dụng lí thuyết vào thực tế để tìm ra các từ láy xuất hiện trong các câu cho sẵn, đồng thời xác định đƣợc thành tố gốc và thành tố láy, hình thành cơ sở lý thuyết ổn định về từ láy tính từ. Từ dạng bài tập này, có thể tiếp tục đƣa ra yêu cầu giải thích ý nghĩa của từ láy hoặc thay thế các từ láy đó bằng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản tƣơng đƣơng để tiếp tục luyện tập khía cạnh nghĩa của các từ láy này. Ví dụ:

- Mấy hơm nay trời lành lạnh nhƣ trời mùa thu. = Mấy hôm nay trời hơi lạnh nhƣ trời mùa thu.

- Nói be bé thơi khơng thì em bé giật mình đấy! = Nói bé một chút khơng thì em bé giật mình đấy!

Dạng 2: Dạng bài cấu tạo từ láy:

- Đối với từ láy đôi: Với việc giới thiệu sự tồn tại đồng thời hai cấu trúc láy đơi của tính từ mang ý nghĩa giảm bớt mức độ: một cấu trúc láy hoàn toàn và một cấu trúc láy có biến đổi vần, thanh điệu, dạng bài tập này sẽ luyện cách cấu tạo dạng từ láy này từ tính từ gốc một âm tiết cho sẵn theo nhƣ mẫu:

Tính từ gốc Từ láy không biến đổi ngữ âm

Từ láy biến đổi ngữ âm

Đỏ Đỏ đỏ Đo đỏ Sát Sát sát San sát Trắng ... … Tím … … Chậm … … Hẹp … …

Sau khi tạo từ láy, học viên có thể đặt câu với các từ láy này.

- Đối với từ láy bốn: Dạng bài tập cấu tạo sẽ luyện tập cho học viên về cấu trúc láy bốn AB (gốc) → AbAB. AB (từ gốc) Từ láy bốn dạng AbAB Lắc lƣ Lắc la lắc lƣ Lạch cạch Lạch cà lạch cạch Lục đục … Vớ vẩn … Lung tung … Lấp lánh … Thì thầm …

Tiếp đó là các câu với những chỗ trống cần điền bằng những từ láy vừa đƣợc tạo ra trên đây:

- Đêm khuya rồi, bà ấy chƣa ngủ mà vẫn cịn ……………….. làm gì đó dƣới bếp.

- Là ngƣời không gọn gàng nên đồ đạc trong phòng anh ta vứt ………………….

- Chị ấy đi siêu thị, mặc dù chỉ mua vài món đồ lặt vặt, ……………. thôi mà cũng tốn tiền triệu.

- Em ấy thích trang trí phịng bằng nhiều bộ đèn để trông ……………… nhƣ sao trên bầu trời đêm.

Cũng nhƣ các bài điền từ khác, phần điền từ này cũng giúp học viên áp dụng các từ láy theo đúng ý nghĩa mà nó biểu đạt và vị trí của các từ trong câu theo chức năng từ loại của chúng.

Dạng 3: Dạng bài tìm lỗi sai và sửa lỗi:

Đây là dạng bài nhằm ôn tập và kiểm tra việc hiểu và áp dụng các từ ở dạng láy của cả ba từ loại danh từ, động từ, tính từ. Có thể đƣa ra các câu chứa từ ở dạng láy và yêu cầu học viên tìm lỗi và sửa ở các từ này:

- Nhìn thấy chủ, con chó vui mừng vây vẫy cái đi chạy lại. - Hình nhƣ ở xa kia có một cái áo màu đị đỏ.

- Sống ở thời đại công nghệ phát triển, ngƣơi ngƣời, nha nhà đều có điện thoại di động, ti vi, máy tính kết nối Internet.

- Đi dạo quanh khu vực này, bạn sẽ thấy giữa một dãy nhà cao tầng, đồ sộ lại có thấp thống vài ba căn nhà nhỏ, thâng thấp, lụp xụp.

- Đƣờng xuống cấp, khi các ô tô tải trọng lớn đi qua, đƣờng mà mọi thứ rúng rung làm mọi ngƣời lo ngại về an toàn khi đi lại nơi này.

- Sợ em bé đang ngủ giật mình nên họ chỉ nói chuyện với nhau khẽ khe. - …

Dạng 4: Dạng bài luyện đọc:

Bởi tính đặc trƣng về mặt âm thanh và ý nghĩa biểu trƣng của từ láy mà mặt trọng âm trong từ và ngữ điệu câu sử dụng từ láy cũng cần đƣợc chú trọng. Đối với các từ láy đơi thì trọng âm của từ sẽ rơi vào tiếng gốc, trƣờng hợp từ láy hồn tồn khơng biến thanh biến vần thì trọng âm thƣờng rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: đo đỏ (0-1), san sát (0-1), man mát (0-1), lành lạnh (0-1), cao cao (0-1), tím tím (0-1)…

(số 1 biểu thị trọng âm, số 0 biểu thị khơng phải trọng âm). Cịn với các từ láy bốn dạng AbAB thì trọng âm rơi vào tiếng có sự biến đổi âm tiết, ví dụ: gật gà gật gù (0-1-0-0), lê tha lê thê (0-1-0-0), tung ta tung tăng (0-1-0-0),… Sau các dạng bài tập thì giáo viên có thể luyện cho học viên đọc và nói các câu chứa từ láy sao cho trọng âm từ và ngữ điệu câu chuẩn xác nhằm thể hiện đúng cảm xúc, thái độ mà câu truyền tải, phát huy đƣợc tác dụng của việc dùng từ láy trong câu.

3.3. Tiểu kết

Việc khảo sát từ láy và từ ở dạng láy trong các câu văn đƣợc viết và nói bằng tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài cho thấy một cái nhìn tƣơng đối về sự xuất hiện của các kiểu từ này trong thực tế sử dụng. Tất cả các loại từ láy phân chia theo các tiêu chí cấu tạo, ngữ nghĩa, từ loại đều xuất hiện trong danh sách từ láy thu thập đƣợc, ngoại trừ trƣờng hợp từ láy ba. Điều này khơng có gì bất hợp lý bởi vốn dĩ lƣợng từ láy ba trong kho từ vựng tiếng Việt không nhiều và cách thức cấu tạo nên chúng cũng khá phức tạp. Trong khi đó, từ láy đơi xuất hiện trong khảo sát cũng tƣơng đƣơng với số lƣợng từ láy đôi phong phú và đa dạng trong tiếng Việt, còn trƣờng hợp từ láy bốn cũng xuất hiện với tỉ lệ thấp hơn nhiều so với từ láy đôi. Các từ láy thuộc lớp nghĩa cơ bản dĩ nhiên xuất hiện với số lƣợng và tần suất lớn, một số trƣờng hợp láy đặc biệt cho thấy khả năng áp dụng các công thức láy vào việc tạo từ láy của học viên tiếng Việt. Bên cạnh đó, một số lỗi dùng từ với từ láy, từ ở dạng láy cũng đƣợc chỉ ra và phân tích nhằm giúp học viên lựa chọn từ vựng một cách chính xác, phù hợp với ngữ cảnh. Từ cái nhìn tƣơng đối này, kết hợp với nghiên cứu và khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng Việt, chúng tơi có cơ sở đƣa ra một số ý kiến đóng góp vào việc đề cập từ láy trong quá trình dạy tiếng Việt xét trên các khía cạnh liên quan. Đặc biệt, một số dạng bài tập mới đƣợc đề xuất nhằm phục vụ cho mục đích luyện tập các loại từ láy bao gồm cả mặt cấu tạo và ngữ nghĩa của chúng, tạo điều kiện cho học viên biết đến và có thể sử dụng các từ láy một cách chính xác và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Luận văn của chúng tơi đã hồn thành và có thể điểm những nét chính đã đƣợc trình bày cụ thể ở 3 chƣơng nhƣ sau:

1. Từ cơ sở lí luận nằm trong chƣơng 1 về khái niệm từ láy và phân loại từ láy theo cấu tạo và ngữ nghĩa áp dụng vào khảo sát, ở chƣơng 2, chúng tôi đi vào khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi và thấy rằng từ láy có đƣợc đƣa vào sử dụng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Số lƣợng từ láy là 746 từ, xuất hiện trong 23/23 cuốn giáo trình đƣợc khảo sát và tổng số lần xuất hiện lên đến 3886 lần.

 Phân loại về mặt cấu tạo, các từ láy của giáo trình gồm 99.1% là từ láy đơi, 0.1% là từ láy ba và 0.8% là từ láy bốn. Phân loại về mặt ngữ nghĩa, các từ láy thống kê đƣợc có tỉ lệ lần lƣợt từ thấp đến cao nhƣ sau:

Từ láy biểu trƣng hóa ngữ âm giản đơn (N1) chiếm 6.5%,

Từ láy biểu trƣng hóa ngữ âm cách điệu (N2) chiếm 22.1%,

Từ láy vừa biểu trƣng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa (N3) chiếm 71.4%.

Ngoài các từ láy khảo sát đƣợc trong các giáo trình, chúng tơi còn thống kê đƣợc các từ ở dạng láy đƣợc cấu tạo bởi phƣơng thức ngữ pháp lặp (hay cịn gọi là láy). Nhóm từ này có sự liên quan chặt chẽ đến từ láy, đặc biệt là trong kết quả khảo sát các giáo trình trong nghiên cứu này. Tổng số lƣợng các từ dạng này là 30 từ với 69 lần sử dụng và chúng đƣợc chia thành hai loại: từ ở dạng láy có hai âm tiết và từ ở dạng láy có bốn âm tiết.

 Số lƣợng và mục đích sử dụng từ láy ở các giáo trình có sự khác biệt. Hƣớng sử dụng các từ láy này trong các giáo trình nhƣ sau:

- Một số từ láy phục vụ cho việc luyện tập ở mục phát âm tiếng Việt trong các cuốn giáo trình trình độ cơ sở. 8 giáo trình này khai thác đặc điểm khác biệt về mặt ngữ âm của các thành tố trong từ láy (chủ yếu là từ láy bộ phận) để đƣa vào phục vụ

- Một lƣợng từ láy có nghĩa thơng dụng thì đƣợc cung cấp trong vốn từ vựng theo các chủ đề giảng dạy. Các từ láy này xuất hiện ở tất cả các giáo trình thuộc mọi trình độ và chúng khơng đƣợc giới thiệu dƣới khía cạnh từ láy mà chỉ là một từ vựng đơn thuần. Trong đó, số lƣợng từ láy xuất hiện trong các giáo trình nâng cao nhiều hơn đáng kể so với các giáo trình cơ sở.

- Một nhóm các từ khác thì đƣợc giới thiệu chính thức trên cơ sở khái niệm từ láy và dạng láy. Các từ láy này là các từ thuộc các nhóm N3 với một thành tố có nghĩa trong từ, các cấu trúc láy của từ có khả năng áp dụng phổ biến và nghĩa của chúng đƣợc khái quát gắn liền với cấu trúc láy nội tại. Theo số liệu thu thập đƣợc của chúng tơi, chỉ có 4/23 giáo trình giới thiệu các từ láy này và đây là các giáo trình dành cho đối tƣợng học viên có trình độ tiếng Việt trung cấp và cao cấp.

 4 giáo trình tiếp cận khái niệm từ láy và từ ở dạng láy trên cơ sở dạng thức của ba từ loại lớn: danh từ, động từ và tính từ. Hầu hết các từ này thuộc nhóm từ láy đơi và từ ở dạng láy có hai âm tiết, một số rất ít thuộc nhóm từ ở dạng láy có bốn (chỉ với dạng láy của động từ) và khơng có từ láy ba do sự khan hiếm vốn có của chúng trong kho từ tiếng Việt. Sự lựa chọn đề cập từ láy và từ ở dạng láy dƣới góc độ này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quá trình giảng dạy tiếng Việt, bổ sung lƣợng từ vựng trong vốn từ vựng cung cấp cho học viên mà không gây phức tạp quá mức cho việc tiếp thu kiến thức của họ. Các bài tập đa dạng: bài tạo từ láy và từ ở dạng láy, bài thay thế yếu tố tƣơng đƣơng, bài nhận diện từ và bài điền từ cũng đƣợc sắp đặt với mục đích rõ ràng, đạt hiệu quả thực tiễn với số lƣợng và sự phân bổ, sắp xếp khác nhau tùy giáo trình.

2. Trong chƣơng 3, chúng tôi khảo sát về các từ láy tiếng Việt đƣợc ngƣời nƣớc ngoài sử dụng trong thực tế qua các câu văn, lời nói tiếp cận đƣợc. Khảo sát thống kê đƣợc 199 từ láy (với 561 lần sử dụng), cụ thể gồm 97.6% từ láy đôi, 2.5% từ láy bốn và khơng có từ láy ba. Về mặt cấu tạo, số lƣợng từ láy bộ phận (147 từ) nhiều hơn gấp ba lần số lƣợng từ láy hoàn toàn (47 từ). Về mặt ngữ nghĩa, nhóm N1 có tỉ lệ 4.5%, nhóm N2 26.6% và nhóm N3 nhiều nhất với 68.9%. Về mặt từ loại, 3 nhóm từ loại lớn nhất cũng chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong tổng số các từ khảo sát

đƣợc: từ láy tính từ đƣợc sử dụng chủ yếu (151 từ - 382 lần sử dụng) trong khi từ láy động từ gồm 35 từ (70 lần sử dụng), từ láy danh từ gồm 9 từ (55 lần sử dụng) và phó từ với 6 từ (54 lần sử dụng).

Từ khảo sát, chúng tôi rút ra đƣợc các nhận định:

- Các từ láy thuộc lớp từ vựng thơng dụng có số lƣợng nhiều và tần suất sử dụng cao.

- Một số trƣờng hợp láy cho thấy ngƣời nƣớc ngồi có khả năng áp dụng cấu trúc láy đã biết để tạo thành những từ láy và từ ở dạng láy phù hợp với ngữ cảnh, tạo nên những cách nói hiệu quả cao về mặt hình ảnh và cảm xúc.

- Bên cạnh đó, một số lỗi liên quan đến việc dùng từ láy chúng tôi ghi nhận đƣợc do các nguyên nhân: dùng từ không phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn sai từ láy, không kết hợp đƣợc từ láy phù hợp với kết cấu từ đi kèm.

Sau cùng chúng tôi đƣa ra một số đề xuất về cách giảng dạy từ láy bao gồm hƣớng tiếp cận về các khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa, về mặt trình độ, từ trình độ cơ sở đến trình độ nâng cao và đề xuất bổ sung thêm một số cấu trúc láy có tiềm năng sử dụng trong thực tế, song song với đó là các dạng bài tập tƣơng ứng và một số dạng bài tập khác nhằm đa dạng hóa bài luyện cho học viên.

Nhƣ vậy, luận văn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về việc sử dụng cũng nhƣ giảng dạy từ láy trong giảng dạy tiếng Việt, qua đó đánh giá đƣợc tính hợp lý trong nội dung của các giáo trình và đóng góp một vài ý kiến với mục đích làm tăng tính hiệu quả của việc giảng dạy. Việc đặt ra vấn đề nghiên cứu này mong sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở các cấp độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (xuất bản tại việt nam giai đoạn 1980 đến nay) (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)