Với loại từ láy này, nghĩa của từ không thể đƣợc rút ra từ tiếng gốc do không thể hoặc khơng cịn xác định đƣợc tiếng gốc (có thể do trong quá trình phát triển của tiếng Việt, các tiếng đã bị mất nghĩa, cũng có thể do nghĩa của chúng đƣợc quy ƣớc bởi cộng đồng ngƣời nói tiếng Việt, …). Chính sự hịa phối ngữ âm thể hiện ở quy tắc điệp và đối xét trên khía cạnh cấu tạo của các từ láy này sau khi đƣợc cách điệu hóa thì mang lại tác dụng gợi tả, gợi ý và biểu cảm cho chúng. Hoàng Văn Hành nói rằng “tính có lí do của mối quan hệ âm – nghĩa ở các từ đang xét thể hiện
ở sự hòa phối ngữ âm đƣợc cách điệu hóa, có giá trị biểu trƣng.” [10; tr. 504, 505] và theo đó, giá trị tạo nghĩa theo cách thức này đƣợc xem là hệ quả của cơ chế láy. Nhóm này gồm những từ láy biểu thị thuộc tính (hiểu với nghĩa rộng, gồm tính chất, q trình, trạng thái, v.v…), ví dụ: bâng khng, ru rú, v.v…
Từ bản chất của loại từ láy N2, có thể dễ dàng hiểu đƣợc việc giới thiệu khái niệm, đặc điểm của loại từ láy này là không cần thiết bởi vốn dĩ không thể nhận ra tiếng gốc của chúng, đồng thời qui tắc điệp và đối biểu hiện rất đa dạng ở mỗi từ láy, vậy nên tất cả các từ láy loại N2 này thƣờng đƣợc học viên tiếp cận nhƣ những đơn vị từ thông thƣờng với đặc điểm từ loại (động từ hay tính từ) và nghĩa của chúng, chứ khó có thể đƣợc tiếp cận dƣới góc độ từ láy. Những từ thuộc loại này theo khảo sát thì đƣợc đặt vào các câu thuộc các đoạn văn, hội thoại, các cụm từ - thành ngữ - tục ngữ thông dụng, các câu thuộc phần bài tập, và một vài các câu giải thích, câu ví dụ nằm trong phần ngữ pháp, nhƣ:
- “[…] Bình: […] Cháu là Bình đây. Bà khỏe khơng, bà?
Bà Hai: Bình nào vậy? Cháu chắt có những 20 đứa mà bà thì già rồi,
lẩn thẩn. […]” (Hội thoại thuộc GT – 07 – T3 [tr. 107])
- Ki cóp cho cọp nó xơi (Tục ngữ đƣợc giới thiệu trong giáo trình GT – 06 – B, C
[tr. 289]
- “Da cô ấy trắng nhƣ tuyết, cịn mắt cơ ấy đen lay láy, ai nhìn cũng mê.” (Câu trong bài tập thuộc GT – 12 – B, C – T2, [tr. 86])
- “[…] Hoa đang mặc quần áo cũ và bẩn, đầu tóc chƣa chải. Trơng cơ có vẻ lơi thơi và mệt mỏi. […]” (Câu trong đoạn văn thuộc GT – 09 – B, [tr. 21])
- “Bên cạnh … còn …
Kết cấu này đƣợc dùng khi muốn diễn đạt hai ý song song.” (Câu giải thích ngữ
pháp thuộc GT – 02 – T2 [tr. 150])
- “Đỉnh Phan Xi Păng sừng sững cao đến 3.142 mét.” (Câu ví dụ ngữ pháp
Chúng tơi cũng tìm thấy trong kết quả khảo sát về nhóm từ loại này một số ít trƣờng hợp đặc biệt hơn những trƣờng hợp trên. Đó là trƣờng hợp tác giả đƣa vào giáo trình các bài đọc hay đoạn văn một lƣợng từ láy N2 - B khá nhiều và liên tục:
“ Nhà máy xe lửa Gia Lâm
Anh hãy đi với tôi sang bên kia cầu Long Biên, đến giữa một khu đất rộng hàng chục mẫu, những dãy nhà dài nối nhau liên tiếp. Trên những mái ngói đỏ, sừng sững một ống khói cao ngất nghểu to bằng bốn ngƣời ơm khơng xuể. Từng luồng
khói đen cuồn cuộn phun lên, tỏa ra trên bầu trời xanh biếc. Đó là nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Qua cổng rộng lớn, ta bƣớc qua những đƣờng ray chi chít chạy dọc, chạy ngang nối các khu nhà máy với nhau. […] Một chiếc tàu đứng sừng sững ở giữa. [...] Chỗ này là khu mộc. Gỗ mới xẻ mùi thơm phưng phức. […]” [GT – 01 – T2; tr 114, 115] Một loạt các từ láy “sừng sững, ngất nghểu, chi chít, phưng phức” xuất hiện với chức năng dùng để miêu tả các sự vật ở một nhà máy xe lửa. Trong bài đọc, những từ này đƣợc giới thiệu với tƣ cách là từ tƣợng hình trong tiếng Việt. Chúng là sự kết hợp giữa khả năng gợi tả hình ảnh, trạng thái một cách cụ thể, sinh động của từ tƣợng hình và hiệu ứng về mặt âm thanh của cấu trúc từ láy mang lại. Cùng trong bài đọc này, một số từ tƣợng thanh xuất hiện dƣới dạng thức của từ láy (nhƣ đã đƣa ra ở nhóm N1 phía trên) và theo nhƣ giáo trình sắp xếp, hai nhóm từ này đƣợc đƣa vào dạy ở phần ngữ pháp nhƣng chỉ trên phƣơng diện ngữ nghĩa mà không đề cập đến phƣơng diện cấu trúc từ láy. Với việc tiếp cận đoạn văn này, học viên hồn tồn có thể tiếp cận các từ này theo khái niệm từ tƣợng hình, tƣợng thanh và nếu có thể, họ cũng có thể tinh tế nhận ra mặt âm thanh có nét đặc biệt tạo sự thoải mái, dễ đọc, dễ nhớ khi phát âm. Khi đó khái niệm về từ láy có khả năng đƣợc giới thiệu. Song, do bản chất đây là những từ láy mà tiếng gốc của nó khó xác định nên việc đề cập đến khái niệm từ láy nếu có thì sẽ chỉ ở mức sơ lƣợc nhất, thậm chí chỉ là một loại đơn cử, nhƣ ở đây cụ thể là loại từ láy phụ âm đầu. Học viên sẽ ghi nhớ những từ này và áp dụng cho những lần miêu tả sự vật có tính chất, hoạt động tƣơng tự mà
khơng thể tự tạo ra những từ láy hay từ tƣợng hình kiểu nhƣ vậy trong các trƣờng hợp hoàn tồn khác. Ngay sau đó, một bài tập yêu cầu học viên tìm các từ tƣợng thanh và tƣợng hình trong một đoạn văn đƣợc đƣa vào:
“…Mƣa đến rồi, lẹt đẹt … lẹt đẹt … mƣa mở đầu. Những giọt nƣớc mƣa lăn xuống mái nứa: mƣa thực sự rồi! Mƣa đổ xuống khiến cho mọi ngƣời không tƣởng tƣợng đƣợc là mƣa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ thì bao
nhiêu nƣớc tn rào rào … Con gà trống ƣớt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
Mƣa xuống sầm sập, giọt rơi giọt bay, bụi nƣớc tỏa trắng xóa … Mƣa rào rào trên sân gạch. Mƣa đồm độp trên phên nứa, đập lùng bùng vào lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ …
Nƣớc cuồn cuộn dồn vào cống rãnh, chảy ào ào xuống ao chuôm. Mƣa xối xả
đƣợc một lúc lâu thì bỗng trên trời vang lên một loạt tiếng nổ ục ục ì ầm. Tiếng
sấm, tiếng sấm của mƣa đầu mùa hạ!” [tr. 120]
Để nhận biết các từ tƣợng thanh, từ tƣợng hình trong bài này, học viên dựa trên nghĩa của từ, cũng có thể dựa trên dấu hiệu là các từ này sẽ đi kèm phía trƣớc hoặc phía sau các động từ, tính từ chỉ hành động, tính chất, hơn nữa nếu đƣợc biết về dạng lặp của từ láy thì có thể tìm các từ này một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
Nhìn chung, các từ láy loại N1 và N2, trong các giáo trình đƣợc khảo sát thì tùy theo mức độ thông dụng mà sẽ đƣợc sử dụng lặp lại ở các bài đọc, hội thoại hoặc bài tập tiếp theo hoặc chỉ đƣợc giới thiệu khoảng một hoặc hai lần riêng lẻ. Ngoài ra, một số từ láy đƣợc giới thiệu phần nào thơng qua hai loại từ có liên quan mật thiết là từ tƣợng thanh và từ tƣợng hình nhƣng khía cạnh từ láy khơng đƣợc tập trung đi vào chi tiết.