Việc phân bổ bài tập trong các giáo trình tiếng Việt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (xuất bản tại việt nam giai đoạn 1980 đến nay) (Trang 79 - 82)

- Về phụ âm cuối:

e) Việc phân bổ bài tập trong các giáo trình tiếng Việt:

Dạng bài tạo từ Dạng bài thay thế Dạng bài nhận diện Dạng bài điền từ Tổng GT – 01 – T2 3 2 3 1 9 GT – 05 3 2 1 2 8 GT – 07 – T4 0 1 0 0 1 GT – 11 2 2 0 0 4 Tổng 8 6 4 3 22

Bảng 2.8. Số lượng các bài tập luyện từ ở dạng láy trong các giáo trình

Qua bảng số liệu chi tiết trên, lƣợng bài tập trong 4 giáo trình đề cập đến dạng láy của từ có sự khác biệt. Giáo trình GT – 07 – T4 sử dụng duy nhất 1 bài luyện từ láy (nhóm tính từ). Giáo trình này cũng chỉ lựa chọn dạng láy của tính từ để đƣa vào

Dạng bài

giới thiệu. Việc sử dụng 1 bài tập nhƣ vậy trong giáo trình là ít và nên cần có thêm các bài tập dạng khác giúp học viên luyện tập thông thạo hơn. GT – 01 – T2 và GT – 05 là hai mã giáo trình sử dụng một số lƣợng lớn các bài tập về từ ở dạng láy và chúng thuộc về cả 4 dạng bài tập. So với GT – 01 – T2 thì GT – 05 mặc dù có số lƣợng ít hơn 1 bài nhƣng các bài tập đa dạng và đồng đều về loại bài tập hơn. Dạng bài tập tạo từ ở đây thƣờng có số lƣợng nhiều nhất, tiếp sau đó là dạng bài tập thay thế yếu tố tƣơng đƣơng. Còn hai dạng: dạng nhận diện và dạng điền từ ít đƣợc sử dụng hơn. Việc đƣa ra lý thuyết về các dạng láy và các bài tập luyện tƣơng ứng nhƣ trong các giáo trình này tƣơng đối phù hợp với mục đích giảng dạy tiếng Việt. Các dạng bài tập kết hợp với nhau đa dạng và có hiệu quả. Riêng đối với giáo trình GT – 07 – T4 nên bổ sung thêm lƣợng bài tập cho từ láy tính từ để tạo hiệu quả tối đa nhất cho việc lĩnh hội dạng từ này.

2.3. Tiểu kết

Kết quả khảo sát cho thấy có một số lƣợng khơng nhỏ từ láy có mặt trong các giáo trình dạy tiếng Việt. Các từ láy này đƣợc sử dụng ở ba khía cạnh: phục vụ cho việc luyện tập cho mục phát âm tiếng Việt; đƣợc cung cấp để sử dụng nhƣ các từ vựng thông thƣờng và đƣợc giới thiệu chính thức trên cơ sở khái niệm từ láy. Về mặt cấu tạo âm tiết: từ láy đôi chiếm đại đa số, từ láy ba và bốn rất ít. Để dùng trong mục phát âm, các từ láy thuộc loại từ láy bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất. Xét về nghĩa, trong 3 loại nghĩa, từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chun biệt hóa về

nghĩa (kí hiệu N3) có số lƣợng lớn nhất. Ngƣợc lại, từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn (nói cách khác là từ tƣợng thanh, từ tiếng vang) (kí hiệu: N1) có số lƣợng

ít nhất. Loại từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa (kí

hiệu N3) với một yếu tố gốc đƣợc xác định cũng là loại duy nhất đƣợc chính thức đề cập đến trong các giáo trình dƣới khái niệm từ láy. Việc giới thiệu này tồn tại là do khả năng tạo từ với các sắc thái nghĩa khác nhau trên nền tảng yếu tố gốc chính là một cách để học viên nƣớc ngồi mở rộng vốn từ vựng và mang lại sự sinh động, tinh tế trong lời nói, câu chữ của học viên. Tuy nhiên khái niệm từ láy và dạng láy của từ đƣợc giới thiệu không nhiều và phổ biến. Chỉ có 4/ 23 cuốn giáo trình khảo sát đƣa ra các lý thuyết này và tất cả những giáo trình đó đều dành cho học viên học tiếng Việt ở trình độ nâng cao. Ba dạng láy của từ đƣợc trình bày trong các giáo trình này là dạng láy của danh từ, dạng láy của động từ và dạng láy của tính từ (cũng đƣợc xem là từ láy). Trong đó thì từ láy tính từ có mặt ở cả 4 giáo trình. Các dạng bài tập đa dạng: bài tạo từ ở dạng láy, bài thay thế yếu tố tƣơng đƣơng, bài nhận diện từ ở dạng láy và bài điền từ với số lƣợng và sự phân bổ, sắp xếp khác nhau tùy giáo trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (xuất bản tại việt nam giai đoạn 1980 đến nay) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)