Luyện trọng âm của từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (xuất bản tại việt nam giai đoạn 1980 đến nay) (Trang 48 - 51)

Vấn đề phát âm này không đƣợc đề cập phổ biến trong các giáo trình dạy tiếng Việt. Trong khảo sát này của chúng tơi, chỉ có một giáo trình duy nhất GT - 10 – A có nhắc đến trọng âm của các âm tiết trong từ, trong đó có cả trƣờng hợp các từ láy. Theo đó trọng âm của các từ hai âm tiết này sẽ đƣợc xác định dựa trên nghĩa hoặc yếu tố chính trong từ ghép chính phụ:

“Nhà cửa (11), nhà máy (01)”

(số 1: trọng âm rơi vào âm tiết đó, số 0 là trọng âm khơng rơi vào âm tiết đó) Cách xác định nhƣ vậy đƣợc áp dụng cho cả các từ láy đôi: sạch sẽ, tăm tối, vui vẻ,

hăng hái, rõ ràng, lạnh lẽo, may mắn. [tr. 34]

* Luyện tổng hợp:

- Trong giáo trình GT - 12 – A – T1, một lƣợng từ láy đáng kể đƣợc dùng khi

luyện tập cho sự kết hợp giữa các phụ âm và các vần:

Phụ âm đầu “r” kết hợp với vần “un, um, ung” thể hiện trong các từ láy: run rảy, rúm ró, um tùm, ung dung.

Phụ âm đầu “c, r” kết hợp với vần “ƣng” thể hiện trong các từ láy: cứng cáp,

Phụ âm đầu “b, v” kết hợp với vần “ƣa, ui” thể hiện trong các từ láy: bừa bãi,

bùi ngùi, vui vẻ.

Phụ âm đầu “l, x, kh, th, ng” kết hợp với vần “oa, oai, oay” thể hiện trong các từ láy: lòa xòa, khắc khoải, loay hoay, ngắc ngoải, thoai thoải.

Phụ âm đầu “đ, ng” kết hợp với vần “oan, oang” thể hiện trong các từ láy:

khoe khoang, đểnh đoảng, ngoan ngoãn.

Phụ âm đầu “l, ng, kh, x” kết hợp với vần “oa, oăn, oăng” (loăn xoăn, băn

khoăn, loăng quăng, lõa xõa, họa hoằn, ngoằn ngoèo) [tr. 29, 30, 35]

- Phần bài tập phát âm trong giáo trình GT - 02 – T1 ngồi đƣa ra các từ một âm tiết thì cịn có cả những từ hai âm tiết bao gồm cả các từ láy: lờ mờ, lờ đờ, lừ đừ,

lăm lăm, lơ mơ, vân vân, phân vân, dần dần, la đà, nấn ná để luyện tập tổng hợp

cho các âm chính, phụ âm đầu và 3 thanh điệu vừa làm quen trƣớc đó [tr. 2].

Ngoài các phần luyện phát âm, chính tả nhƣ đã nói trên đây thì cịn một số trƣờng hợp sử dụng từ láy dùng với mục đích tƣơng tự mà chúng tơi không nêu ra do số từ láy đƣợc đƣa vào luyện tập rất ít (chỉ khoảng 1, 2 từ riêng lẻ). Nhìn chung, các từ láy là các trƣờng hợp đƣợc vận dụng đồng thời cả sự đối lập, khác biệt và sự tƣơng đồng giữa các thành tố của âm tiết để hƣớng đến mục đích luyện phát âm. Khi luyện tập bằng cách đặt các âm tiết khác nhau trong sự so sánh với một âm tiết khác trong cùng một từ nhƣ vậy làm nổi bật sự đối lập, khác biệt cần chú ý. Điều này không những giúp học viên làm quen, nhận biết sự khác biệt giữa các âm và thanh điệu mà còn tạo đƣợc nhịp điệu phát âm, tránh gây nhàm chán cho học viên trong q trình luyện tập. Việc này cịn đặc biệt tạo hiệu quả đối với những cặp âm hoặc cặp thanh điệu dễ nhầm lẫn khi đặt gần kề nhau trong từ. Ví dụ: ngấm ngầm chỉ khác nhau ở hai thanh: sắc và huyền mang âm vực và đƣờng nét đối lập nhau (Thanh sắc có âm vực cao, đƣờng nét khơng bằng phẳng trong khi thanh huyền có âm vực thấp, đƣờng nét bằng phẳng) ; từ cuồn cuộn chỉ khác nhau ở hai thanh:

huyền và nặng đều thuộc âm vực thấp nhƣng thanh nặng có âm vực thấp hơn và đƣờng nét cũng khác nhau (thanh huyền có đƣờng nét bằng phẳng, thanh nặng có

đƣờng nét khơng bằng phẳng ); trong từ phân vân, hai phụ âm đầu của hai âm tiết đều là các phụ âm xát - ồn, sự đối lập ở đây là sự đối lập vô thanh – hữu thanh; từ

nườm nượp có hai phụ âm cuối tuy đều là phụ âm môi song phƣơng thức cấu âm lại

khác nhau (/-p/ có phƣơng thức ồn cịn /-m/ có phƣơng thức vang) và cũng chính vì đặc trƣng của hai phụ âm cuối này làm biến đổi thanh điệu của hai âm tiết trong từ láy;… Nhƣ vậy, học viên nƣớc ngoài phát âm chuẩn xác các âm tiết, nhịp điệu của cùng một từ láy nhƣ vậy cho thấy khả năng phát âm và nhận diện các yếu tố của âm tiết tiếng Việt của họ tƣơng đối tốt, việc luyện tập nhiều hơn và thƣờng xuyên sẽ tạo sự nhuần nhuyễn, chính xác trong phát âm của họ.

2.1.2. Các từ láy xét trên khía cạnh ngữ nghĩa

Theo thống kê của chúng tơi, ngoại trừ 121 từ láy chỉ xuất hiện trong mục phát âm và khơng xem xét đến khía cạnh nghĩa thì tồn tại 625 từ láy đƣợc sử dụng với các mức độ tiếp cận nghĩa khác nhau. Có từ láy đƣợc giới thiệu theo hệ thống cấu trúc và ý nghĩa đặc biệt của nó, có từ láy chỉ ngẫu nhiên đƣợc sử dụng trong các câu ví dụ thuộc phần ngữ pháp hoặc các câu bài tập hoặc một số đoạn văn, đoạn hội thoại theo chủ đề nên tùy trƣờng hợp mà ý nghĩa của chúng đƣợc giới thiệu một cách đơn giản, sơ lƣợc chứ không đƣợc chú trọng, ví dụ nhƣ các thành phần từ vựng, ngữ pháp. Sau đây là phần mô tả phân loại từ láy theo tiêu chí này và những mơ tả chi tiết về các từ láy đƣợc giới thiệu cụ thể, chính thức trong các giáo trình.

Dựa theo sự phân loại của Hoàng Văn Hành đã đề cập trƣớc đó, có ba nhóm từ láy về mặt ngữ nghĩa:

- Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn (nói cách khác là từ tƣợng thanh, từ

tiếng vang) (kí hiệu: N1)

- Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu (kí hiệu: N2)

- Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa (kí hiệu N3)

Cả ba loại từ láy này đều có mặt trong các tƣ liệu khảo sát của chúng tôi, thành phần nhƣ sau:

Trong ba loại từ láy, loại N1 với các từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn có số lƣợng ít nhất: 41 từ (chiếm 6.5%) trong khi loại N3 với các từ láy vừa biểu trưng

hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa có số lƣợng nhiều nhất: 446 từ (chiếm

71.4%), gấp gần 11 lần loại N1. Loại N2 với các từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách

điệu có một số lƣợng đáng kể: 138 từ (chiếm 22.1%) mang ý nghĩa biểu thị thuộc

tính. Cụ thể từng loại nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ láy trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (xuất bản tại việt nam giai đoạn 1980 đến nay) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)