- Về phụ âm cuối:
b) Dạng bài tập thay thế yếu tố tương đương
Có 6 bài tập thuộc dạng này đƣợc sử dụng trong các giáo trình:
Bài 7: Chuyển thành danh từ láy các nhóm từ in nghiêng sau đây:
a) +Tất cả mọi nhà đều mở cửa đón xuân sang.
+ Gái trai già trẻ khắp mọi chốn đều vui mừng ngày chiến thắng. + Ánh sáng trăng rằm chiếu khắp mọi nơi.
+ Đêm nào chúng tôi cũng nghe tiếng súng địch vọng tới.
+Mỗi buổi sáng, khi nghe tiếng gà gáy là chúng tôi dậy.
+ Cứ mỗi chốc anh Bình lại hát to lên một câu. [GT – 01 – T2, tr. 189]
Bài 8: Chuyển các từ in nghiêng sau đây thành tính từ láy:
+ Trời mùa xuân hơi lạnh, hơi ẩm. + Ánh trăng hơi sáng.
+ Cơ Hà da hơi đen, tóc hơi dài, ngƣời hơi thấp.
+ Cái bánh này hơi cứng, hơi ngọt. [GT – 01 – T2, tr. 189]
Bài 6: Đọc và biến đổi các câu sau đây theo mẫu:
+ Mỗi buổi sáng anh Huy đều ra công viên đi bách bộ khoảng 1200 m.
Sáng nào anh Huy cũng ra công viên đi bách bộ khoảng 1200 m.
Sáng sáng anh Huy đều ra công viên đi bách bộ khoảng 1200 m.
+ Mỗi buổi chiều chúng tơi đều ra bờ biển hóng gió.
+ Các buổi tối ơng ấy đều chú ý theo dõi chƣơng trình thời sự trên ti vi.
+ Các buổi sáng chị ấy đều tắm nƣớc lạnh.
+ Các buổi chiều anh ấy đều đến nhà bạn để học nhóm. [GT – 05, tr. 273]
+ Tất cả mọi ngành đều phấn khởi hoàn thành kế hoạch trƣớc thời hạn.
+ Ai nấy đều nhìn lá cờ Tổ quốc.
+ Khắp mọi nơi đều nô nức trƣớc ngày hội lớn.
+ Tất cả các ngành có thành tích cao.
Mẫu: Tất cả mọi ngƣời đều cố gắng hoàn thành kế hoạch.
Người người đều cố gắng hoàn thành kế hoạch. [GT – 05, tr. 273] Bài 4.4: Chuyển đổi các tính từ in nghiêng thành dạng láy đơi (chỉ mức độ ít)
Ví dụ: Cái nhà khá đẹp kia là của ai vậy? – Cái nhà đèm đẹp kia là của ai vậy? + Tôi thấy mặt anh ấy hơi khác.
+ Nhận đƣợc thƣ của một ngƣời bạn cũ, cô ấy cảm thấy hơi vui. + Sao hôm nay trơng anh ấy hơi buồn nhỉ?
+ Nó cảm thấy hơi sợ khi ở nhà một mình. + Ngƣời đàn bà mặc cái áo hơi đỏ ấy là ai?
+ Nghe chị kể chuyện xong, hình nhƣ mắt nó hơi ướt. [GT – 07 – T4, tr. 11]
Bài 3: Dùng cách lặp biểu thị số nhiều để trả lời các câu hỏi sau đây:
Sáng, anh có tập thể dục khơng? Ở đâu có bán hoa quả? Đêm, anh học đến mấy giờ? Chiều, anh làm gì? Mọi ngƣời có vui khơng? [GT – 11, tr. 315]
Cũng là yêu cầu tạo từ ở dạng láy nhƣng điểm khác biệt ở đây là các dạng bài tập vừa nêu đƣa ra các câu (tức ngữ cảnh cụ thể) có sử dụng cách diễn đạt mà có thể tìm đƣợc một từ ở dạng láy có ý nghĩa tƣơng đƣơng để thay thế. Chúng tôi cho rằng, dạng bài tập này thiết thực hơn cả bởi học viên vừa có thể luyện nhớ loại từ ở dạng láy vừa hiểu rằng song song với cách diễn đạt thông thƣờng là một cách diễn đạt bằng dạng láy của từ. Điều này giúp cho vốn từ của học viên phong phú hơn, thậm chí đơi lúc lựa chọn từ ở dạng láy với nét đặc biệt về âm thanh nhƣ vậy có thể dễ dàng hơn so với các từ khác.