Dạng láy của danh từ có mặt ở 3 trong 4 giáo trình đang xem xét.
Sau khi nhắc đến từ láy với định nghĩa khái quát, Đinh Thanh Huệ giới thiệu một cách giản lƣợc “Láy danh từ” với hàm ý “biểu thị số nhiều” và cung cấp các ví dụ:
“+ Người người thi đua, ngành ngành thi đua.
+ Sáng sáng công việc lại nhộn nhịp hẳn lên.” [GT – 05; tr. 271]
Từ việc giới thiệu từ “chiều chiều” trong hội thoại viết theo chủ đề, Nguyễn Anh Quế đƣa vào mục Ghi chú ngữ pháp phần giới thiệu về láy danh từ với tên gọi “Lặp danh từ”: “Một số D, đặc biệt là D đơn âm tiết, có thể lặp để biểu thị số nhiều.” (D là kí hiệu của danh từ)
Ví dụ: Chiều chiều Helen chơi thể thao.
Sáng sáng mình tập thể dục.
Người người thi đua. [GT – 11; tr. 313]
Cùng với các danh từ thông thƣờng, tác giả còn chỉ ra trƣờng hợp láy với một số đại từ nghi vấn không phải để làm tăng tính nghi vấn mà chúng đƣợc sử dụng trong các câu khẳng định nhấn mạnh số nhiều của danh từ tƣơng ứng với các đại từ nghi vấn đó.
Ví dụ: “Đâu đâu cũng có bán. (Có nhiều nơi bán)
Ai ai cũng biết. (Mọi ngƣời đều biết) ”
Trong 3 giáo trình, giáo trình của Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải cũng đƣa ra dạng láy danh từ và có sự phân tích rạch rịi, chi tiết hơn hai giáo trình trên. Việc phân tích của tác giả dựa trên khía cạnh nghĩa của chúng, ở đây tác giả nói về 3 kiểu: biểu thị số nhiều, biểu thị thời gian liên tục và bao gồm một cấu trúc láy đặc biệt cũng dùng để biểu thị số nhiều:
Thứ nhất: “Có thể dùng cách láy lại tồn bộ âm thanh của danh từ một âm tiết để biểu thị số lƣợng nhiều của sự vật (có khi là tất cả). Ví dụ:
+ Người người thi đua, ngành ngành thi đua thì phong trào thi đua sẽ lên cao.
+ Khắp nơi nơi trên đảo đều toàn những dƣa là dƣa.
Người người: tất cả mọi ngƣời Ngành ngành: tất cả mọi ngành Nơi nơi: tất cả mọi nơi”
Một chú ý đƣợc nêu ra trong trƣờng hợp này: “Cách láy này không phải áp dụng cho tất cả mọi danh từ, chỉ có một số danh từ có thể láy theo cách này nhƣ: ngƣời, ngành, nơi, nhàm chốn, đoàn, lớp, ai (đại từ)…”
Thứ hai: “Láy lại toàn bộ âm thanh của danh từ chỉ thời gian 1 âm tiết để biểu thị sự thƣờng xuyên liên tục của thời gian.
Ví dụ: - Từ đấy, ngày ngày An Tiêm trồng rau và tìm quả. - Chiều chiều, chúng tơi thƣờng ra sân chơi bóng.
Các tác giả chỉ ra rằng “Các danh từ chỉ thời gian 1 âm tiết thƣờng có thể áp dụng cách láy này (nhƣ: ngày, sáng, chiều, tối, đêm, năm, tháng, chốc, lúc,…) còn đối với danh từ chỉ thời gian 2 âm tiết (nhƣ: tuần lễ, thế kỷ…) thì khơng.
Một điểm khác biệt so với hai giáo trình trƣớc đó nêu ra dạng láy danh từ là ở giáo trình này giới thiệu thêm cách láy mà toàn bộ âm thanh của danh từ có 1 (hay 2, 3) âm tiết đƣợc lặp lại theo kết cấu: (Tồn) những D là D. Ví dụ:
+ Khắp nơi nơi trên đảo tồn những dưa là dưa.
+ Gần tết, chợ Đồng Xuân đầy những hoa là hoa. + Trong sân trƣờng toàn những học sinh là học sinh.
+ Ngoài vƣờn toàn những cúc vạn thọ là cúc vạn thọ.” [GT – 11, tr.187] Trƣờng hợp này chủ yếu dùng với danh từ một âm tiết, ít dùng với các danh từ 2, 3 âm tiết.
Với một số lƣu ý hạn chế khi sử dụng, các từ dƣới dạng láy danh từ cũng gây ra khó khăn cho học viên. Họ cần ghi nhớ những lƣu ý đó và ghi nhớ các trƣờng hợp thơng dụng theo nhƣ các ví dụ đƣa ra để áp dụng. Đối với trƣờng hợp cấu trúc “(Tồn) những D là D” mà nhóm tác giả Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải đƣa vào trƣờng hợp láy danh từ, chúng tơi cho rằng ngồi việc hành chức nhƣ một danh từ trong câu, cấu trúc đó có thể dùng riêng biệt nhƣ một câu đặc biệt, áp dụng với nhiều danh từ hơn, với nghĩa biểu thị số lƣợng nhiều mang sắc thái cảm xúc cá nhân nhiều hơn. Vì vậy cấu trúc này nên đƣợc giới thiệu nhƣ một cấu trúc ngữ pháp riêng biệt có sử dụng lặp lại danh từ hai lần, tƣơng tự nhƣ các cấu trúc kiểu nhƣ “Đẹp ơi là đẹp / toàn sách là sách / vui vui là”.