Các yếu tố tác động tới sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 29 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.1. Lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện

1.1.5. Các yếu tố tác động tới sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện

Sản phẩm TT-TV và dịch vụ TT-TV là 2 yếu tố cơ bản để thư viện hoạt động. Hai yếu tố này có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một thệ thống - hệ thống SP&DV TT-TV, hệ thống này luôn phát triển và có nhiều thay đổi. Hiệu quả hoạt động của hệ thống này phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản bao gồm: điều kiện kinh tế xã hội, chính sách phát triển ngành TT - TV, nguồn

lực thông tin, người dùng tin và nhu cầu tin, trang thiết bị công nghệ kỹ thuật hỗ trợ, cán bộ thông tin.

Yếu tố khách quan:

Các yếu tố mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Mơi trường chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và trên thế giới có ảnh hưởng đến việc phát triển các SP&DV TT-TV, bởi lẽ những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp lên nhu cầu của NDT. Cụ thể như: “đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu tin phát triển; tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin; đời sống được nâng cao tạo điều kiện phát triển nhu cầu tin, chế độ dân chủ làm cho con người tự do, đời sống tinh thần phong phú hơn, kích thích nhu cầu tin phát triển cao hơn” [31, tr13]. Trong khi đó các SP&DV TT- TV được tạo ra là để thỏa mãn nhu cầu tin của NDT. Nên việc tạo lập, phát triển các SP&DV TT-TV chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của các yếu tố mơi trường chính trị, kinh tế, xã hội.

Xu thế phát triển trên thế giới

Thế kỷ XXI được đánh dấu bằng sự ra đời của nền kinh tế mới, được gắn với nhiều thuật ngữ: kinh tế thông tin, kinh tế tri thức, kinh tế số,… Trong nền kinh tế này, sản phẩm không tồn tại ở dạng vật chất cụ thể như ở các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản,… mà đó là dạng phi vật chất. Đối tượng của nền kinh tế tri thức chính là thơng tin. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cho rằng: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin". Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2000) khẳng định: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó q trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế". Như vậy, có thể thấy vai trị của thơng tin trong nền kinh tế tri thức đã và đang khẳng định được tầm quan trọng. Thông tin và tri thức đã trở thành động lực vật chất có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi

quốc gia, mỗi khu vực và tồn cầu. Vì vậy, mọi cá nhân, tổ chức nắm bắt nguồn tin sẽ là lợi thế để phát huy sức mạnh của mình.

Chính sách thơng tin quốc gia

Ở bất kỳ quốc gia nào, mọi hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa - giáo dục, y tế, an ninh, giải trí… đều phải đảm bảo chính sách phát triển chung của quốc gia đó. Ở nước ta đang trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật nên mỗi ngành đều phải có những hệ thống văn bản pháp quy, quy định những yêu cầu của Nhà nước đối với thiết chế đó. Đối với lĩnh vực thư viện cũng vậy. Thư viện là một thiết chế văn hóa có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc sưu tầm, thu thập, lưu trữ, bảo quản lâu dài các xuất bản phẩm dân tộc nhằm phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của người dân. Việc duy trì và phát triển mạng lưới thư viện nói chung và mạng lưới thư viện đại học nói riêng luôn là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, việc này đã được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý cho các thư viện tổ chức, hoạt động và phát triển.

Hiện nay, văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực thư viện là Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 28/12/2000. Pháp lệnh Thư viện đã xác lập những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam; xác định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; nhiệm vụ và quyền của người làm công tác thư viện; trách nhiệm và chính sách của Nhà nước đối với thư viện.

Tại Nghị định 72/2002/NĐ-CP ban hành ngày 06/08/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện cũng được thể hiện về chính sách đầu tư của nhà nước tại các điều 14, 19, 20, 21.

Chỉ thị số 57/2001/CT-BVHTT: Về tăng cường công tác thư viện trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Yêu cầu lãnh đạo các viện, trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ quan tâm thường xuyên đến cơng tác thơng tin - thư viện; có kế hoạch xây dựng cải tạo, nâng cấp thư viện;

ứng dụng công nghệ tin học trong công tác thông tin - thư viện; đảm bảo kinh phí cho việc bổ sung tài liệu.

Tại Điều 1, Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT:

Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Điểm a khoản 2: Đầu tư đúng mức cho thư viện, chú trọng những thư viện có tính khu vực...

Điểm b: Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển sự nghiệp thư viện: Quy định về việc huy động nguồn vốn từ nhà nước, cộng đồng, quốc tế hỗ trợ phát triển sự nghiệp thư viện.

Thực tế trên thế giới có nhiều chính sách và chiến lược khác nhau để phát triển và đa dạng hóa SP&DV TT-TV nhưng đều bao gồm các yếu tố luật pháp, chế tài quy định về điều kiện ưu tiên như hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế,.. quyền và trách nhiệm cơ quan tham gia vào hoạt động tạo lập và cung cấp các SP&DV thơng tin. Chính sách phát triển SP&DV thơng tin có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách có liên quan khác, ví như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách cán bộ,..

Các chính sách và văn bản được ban hành có ý nghĩa hết sức to lớn, là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo cho sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển theo xu hướng hiện đại hóa, đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế mạng lưới thư viện Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển thì vấn đề đặt ra là phải có một văn bản có hiệu

lực pháp lý cao hơn Pháp lệnh thư viện, để tăng cường sự đầu tư của Nhà nước đối với hoạt động thư viện và để xem thư viện là một trong những thiết chế văn hóa mà ngành Văn hóa-Thơng tin khơng thể thiếu trong thời đại cơng nghệ thông tin. Luật Thư viện ra đời sẽ khẳng định tầm quan trọng của thiết chế này.

Tất cả những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành thư viện chính là động lực cơ bản để các SP&DV TT-TV ra đời. Sự đa dạng

và hiện đại của các SP&DV là yếu tố không thể thiếu để đưa ngành thư viện nước ta hội nhập, phát triển cùng mạng lưới thư viện toàn cầu.

Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin

Trong nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ mà đặc biệt là CNTT và viễn thông đã tác động sâu sắc, có sức ảnh hưởng vơ cùng to lớn tới các lĩnh vực đời sống của con người, nó khơng chỉ thúc đẩy nhanh q trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định CNTT là một ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn cần được ưu tiên, phát triển để tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.

Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị đã khẳng định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hóa của thế giới hiện đại.

Đối với ngành thông tin - thư viện, CNTT không phải chỉ là ứng dụng quan trọng cho ngành mà hiện nay CNTT chính là nghiệp vụ của thư viện hiện đại. Việc quản lý thông tin được xem như là thành quả của CNTT. CNTT cũng tác động khá mạnh mẽ tới việc cho ra đời SP&DV thông tin. CNTT đã tác động tới tất cả các quá trình tổ chức và thực hiện SP&DVTT-TV, nó giúp các cơ quan TTTV xây dựng và tổ chức được đa dạng, phong phú loại hình SP&DV; rút ngắn thời gian, kinh phí, đảm bảo chất lượng và giúp NDT rút ngắn được chi phí về mặt thời gian và cho phép NDT khai thác trực tiếp với nguồn tài liệu.

CNTT đã có vai trị quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới NDT, hỗ trợ và giúp làm hồn thiện các SP&DV thơng tin cũ, đồng thời tạo điều kiện để hình thành nhiều sản phẩm thông tin mới như: các CSDL, các bản tin điện tử, sách điện tử, các trang chủ ...; Các dịch vụ thông tin mới: tra cứu trực tuyến, tra cứu chọn lọc ... CNTT đã và đang làm thay đổi bộ mặt của thư viện, không cịn hình ảnh của một thư viện cũ kỹ, lạc hậu mà thay vào đó là những thư viện hiện đại với các cơng cụ hỗ trợ NDT nhanh chóng nắm bắt được các SP&DV

thông tin mới nhất, nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của mạng internet cùng với các công cụ kỹ thuật hiện đại đã nhanh chóng cho ra đời nhiều sản phẩm thông tin chuyên nghiệp, các thư viện dễ dàng kiểm soát cũng như trao đổi chia sẻ nguồn tin với nhau và bạn đọc cũng có thể mượn liên thư viện. Qua q trình thơng tin được truyền từ nơi này sang nơi khác sẽ nhận được sự phản hồi và thông tin mới lại được nảy sinh.Vì thế, các SP&DV TT- TV mới sẽ có điều kiện ra đời.

Nhu cầu tin của xã hội

Theo quan điểm của tâm lý học Mác xít, có thể coi nhu cầu tin là địi hỏi khách quan của con người (cá nhân, tập thể, nhóm xã hội, cộng đồng xã hội) đối với sự tiếp nhận và sử dụng thơng tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người.

Trên cơ sở phân tích quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xít, quan điểm của các nhà thông tin học hiện đại và cơ sở thực tiễn sinh động thì “nhu cầu tin là nhu cầu hiểu biết thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội, con người) để con người có thể tồn tại và phát triển với tư cách là một con người thực sự để làm tròn chức năng, nhiệm vụ do xã hội phân công và giao cho” [23, tr.101].

Ngày nay, khi mà những thành quả của khoa học kỹ thuật tác động tới mọi ngành nghề lĩnh vực, đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người chịu nhiều tác động thì con người càng phải trang bị đầy đủ thông tin để làm chủ cuộc sống. Hơn nữa, thông tin ngày càng gia tăng theo cấp số nhân đồng nghĩa với sự xuất hiện của nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thông tin ra đời đa dạng và phong phú ở mọi lĩnh vực do vậy, nhu cầu thông tin của con người cũng trở nên đa dạng, phức tạp và đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Họ đều mong muốn có được những sản phẩm thơng tin mới nhất, đa dạng nhất và kèm theo đó là các dịch vụ tiện ích, hiện đại nhất. Những nhu cầu khó tính của NDT chính là động lực thúc đẩy các sản phẩm TT-TV ra đời. Đây chính là cơ sở để các nhà quản lý phân tích và tạo ra các SP&DV khác nhau.

Hơn nữa, trong quá trình sử dụng các SP&DV, người dùng tin sẽ có những thơng tin phản hồi, nảy sinh thông tin mới. Cơ quan sẽ tiếp nhận, phân tích, xử lý và

cho ra đời thông tin mới phù hợp với nhu cầu tin của NDT. Chu trình này sẽ diễn ra liên tục và khơng ngừng phát triển và vì thế các SP&DV TT-TV sẽ không ngừng ra đời với số lượng gia tăng.

Mỗi đối tượng NDT sẽ có nhu cầu tin khác nhau cả về nội dung và hình thức thơng tin được cung cấp, có thể tùy thuộc vào loại đối tượng, độ tuổi, giới tính, ngành nghề, mà mức độ tác động của đối tượng NDT lên SP&DV thông tin là khác nhau.

Như vậy, có thể nhận thấy NDT có vai trị quyết định đối với sự phát triển, hoạt động của cơ quan TT-TV. Mọi nhu cầu của NDT chính là cơ sở để tạo ra các SP&DV TT-TV.

Yếu tố chủ quan:

Chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại các trường

Để hoạt động thư viện hiệu quả rất cần đến sự đa dạng của SP&DV thông tin, các SP&DV khơng chỉ đảm bảo về số lượng mà cịn phải đảm bảo chất lượng. Để làm được điều này, các cơ quan thư viện đã đưa ra những chính sách riêng để phát triển các SP&DV cho thư viện mình.

Chính sách phát triển SP&DV TT – TV có mối liên hệ chặt chẽ với các chính sách có liên quan có liên quan khác, ví dụ như: chính sách đầu tư; chính sách tài chính; chính sách phát triển nguồn tin; chính sách mượn liên thư viện; chính sách phát triển văn hóa đọc; chính sách áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ trong cơng tác xử lý tài liệu; chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo người dùng tin…

Các chính sách này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, là điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển các SP&DV TT - TV bởi:

Thơng qua chính sách, ban lãnh đạo các cơ quan thư viện sẽ có cái nhìn tổng thể về thực trạng phát triển của thư viện. Đây sẽ là công cụ để ban lãnh đạo, cán bộ các phịng ban nhìn nhận, đánh giá lại thực tiễn hoạt động, từ đó sẽ có chính sách

hợp lý phân bổ lại công việc, cũng như việc đầu tư kinh phí cho việc phát triển từng loại hình sản phẩm.

Các thư viện đại học trực thuộc các trường đại học, vì vậy việc xây dựng các chính sách của thư viện phải dựa trên các chiến lược phát triển của nhà trường. Cụ thể, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay có định hướng đa dạng hóa ngành đào tạo, nâng cao thế mạnh nghiên cứu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các trường đại học trong và ngoài nước, chuyển đổi phương thức đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ... Trên cơ sở chính sách hoạch định, cơ quan sẽ xác định được nhu cầu trước mắt và lâu dài của NDT và có kế hoạch ưu tiên trong việc phân bổ kinh phí hỗ trợ hoạt động để đáp ứng nhu cầu của NDT.

Chính sách phát triển của mỗi thư viện được xem như là kim chỉ nam cho sự phát triển của thư viện. Đảm bảo tính liên tục, nhất quán khi phát triển các SP& DV ngay cả khi có sự điều chỉnh ban quản lý. Chính sách góp phần định hướng phát triển cụ thể cho từng loại hình SP&DV. Đây là công cụ để hợp tác, chia sẻ các SP&DV với các cơ quan TT - TV khác. Ngoài ra, tăng cường mối liên kết giữa các phòng ban của thư viện, hình thành quyết tâm đạt được mục tiêu cuối cùng và hạn chế những hoạt động tùy tiện của các cấp trong quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 29 - 38)