Mức độ quan tâm ngôn ngữ tài liệu người dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 87 - 95)

Ngôn ngữ

Cán bộ/ giảng viên Ngƣời học

(SV, HVCH, NCS) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Tiếng Việt 100 0 0 96.9 3.1 0 Tiếng Nhật 3.7 9.3 87 1.4 5.8 92.8 Tiếng Hàn 0 0 100 0 2.9 97.1 Tiếng Trung 5.6 11.1 83.3 0 8.7 91.3 Tiếng Pháp 8.8 10.5 80.7 1.4 8.7 89.9 Tiếng Nga 5.7 9.4 84.9 0 4.4 95.6 Ngôn ngữkhác 0 4.5 95.5 1.6 8.2 90.2

Nhìn vào bảng 6 nhận thấy việc sử dụng thường xuyên tài liệu tiếng Việt của NDT là tuyệt đối (100%). Sau đấy là tài liệu tiếng Anh, trong đó nhóm cán bộ/ giảng viên là đối tượng sử dụng ngôn ngữ này là chủ yếu (31.1% sử dụng thường xuyên và 60.8% thỉnh thoảng). Sau đấy là đối tượng NDT là sinh viên/ học viên ở các ngành ngơn ngữ nước ngồi. Các ngơn ngữ tài liệu khác cũng được NDT quan tâm sử dụng tuy nhiên tỷ lệ cịn thấp. Điều này cho thấy mức độ thơng dụng của tiếng Anh đối với sự phát triển của xã hội.

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm đối tượng và nhu cầu NDT của thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội có thể nhận thấy nhu cầu tin của

NDT khá đa dạng và phong phú. Đối với từng nhóm đối tượng ở các chuyên ngành khác nhau thì nhu cầu tin sẽ khác nhau, tương ứng với các SP&DV khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều sử dụng thông tin - “tài nguyên” thư viện theo hướng tích cực. Tùy theo đặc thù đào tạo của từng trường nhu cầu tin của NDT có sự khác nhau cơ bản. Hơn nữa, với mỗi đối tượng NDT sẽ có những nhu cầu tin khác nhau. Song, những đối tượng NDT ngày nay đều mong muốn được tiếp cận những SP&DV mới nhất, cập nhập thường xuyên và đặc biệt họ được hưởng những dịch vụ tiện ích nhất để dễ dàng có được nguồn tin. Xuất phát từ những đặc điểm nhu cầu tin, các cơ quan thư viện cần nắm bắt rõ từng nhu cầu tin của từng đối tượng để từ đó có kế hoạch trong việc định hình phát triển và đẩy mạnh hoạt động của cơ quan mình. Đặc biệt là trong việc thay đổi chính sách, định hướng phát triển các SP&DV phù hợp với mong muốn của NDT của cơ quan mình. Có như vậy, thư viện mới phát huy hết được vai trò và đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của NDT.

2.3.4. Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin phản ánh tiềm lực của mỗi thư viện trong quá trình xây dựng và phát triển. Đây cũng chính là cơ sở để thư viện tạo lập ra các SP&DV cho thư viện mình. Nhìn chung, các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội có vốn tài liệu đa dạng, phong phú tùy vào đặc thù đào tạo của từng trường. Nhưng vốn tài liệu chiếm số lượng nhiều nhất chủ yếu là các loại hình tài liệu sách tham khảo, sách giáo trình, báo, tạp chí, tài liệu nội sinh (tập bài giảng, luận án, luận văn, báo cáo khoa học, các kỷ yếu hội thảo, các chuyên đề)…

Trong những năm qua, công tác phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể. Các trường đều quan tâm chú trọng phát triển vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập. Với những thành quả mà CNTT đem lại, bên cạnh việc phát triển nguồn tin truyền thống, các thư viện đại học còn tập trung đầu tư phát triển nguồn tin hiện đại.

Công tác thu thập tài liệu nội sinh được chú trọng thu nhận, đặc biệt là các tài liệu luận án, luận văn, tài liệu nghiên cứu khoa học, các chương trình đào tạo, tập bài giảng. Cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu được chú trọng đặc biệt nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu tồn văn (số hóa). Rất nhiều tài liệu chuyên ngành đã được số hóa, thuận lợi cho việc truy cập cũng như bảo quản tài liệu.

Vốn tài liệu phong phú chính là cơ sở để tạo ra sự đa dạng trong SP&DV của cơ quan thông tin - thư viện mỗi trường. Một số đơn vị tiêu biểu trong việc tăng cường phát triển vốn tài liệu như: Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung Thông tin – thư viện Hoc viện Ngân Hàng, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại hoc Giao Thông Vận Tải, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội, … Dưới đây là một số trường tiêu biểu trong công tác tạo dựng vốn tài liệu mà tác giả đã thu thập được.

 Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học quốc gia Hà Nội

Theo thống kê số lượng vốn tài liệu tại các cơ sở trực thuộc Trung tâm TT - TV Trường Đại học quốc gia Hà Nội (bao gồm: PVBĐ Thượng Đình, PVBĐ Ngoại ngữ, PVBĐ Mễ Trì, PVBĐ chung) thì nguồn thơng tin của Trung tâm khá dồi dào:

- Nguồn thông tin dưới dạng in ấn: + Sách: 67.137 tên ~ 196.406 bản + Giáo trình: 3.458 tên ~ 224.266 bản + Tài liệu tra cứu: 8.674 tên ~ 13.869 bản + Luận án, luận văn: 11.916 tên ~ 11.931 bản + Ấn phẩm định kỳ: 362 tên ~ 852 bản/năm + Đề tài: 1.134 tên ~ 1.136 bản

Đặc biệt phải nhắc tới cơ sở dữ liệu điện tử mà Trung tâm đã mua và tạo dựng: - CSDL mua có:

+ Radcliffe & JCT: là cơng cụ tìm kiếm các lĩnh vực y học, các báo cáo, bài viết cề giải phẫu, y học liệu từ hơn 23.000 tên tạp chí hàng đầu thế giới.

+ Taylor & Francis

+ Encyclopedia Britannica

+ Tạp chí Advances in Natural Sciences … - Nguồn thông tin điện tử do Trung tâm xây dựng:

Cơ sở dữ liệu thư mục: 122.778 biểu ghi ~ tương đương với 449.879 bản tài liệu

Cơ sở dữ liệu toàn văn: bao gồm các bộ sư tập số do Trung tâm xây dựng + Hơn 3.000 giáo trình và sách tham khảo của Nhà xuất bản ĐHQGHN

+ Hơn 11.000 luận án, luận văn

+ Hơn 1.000 đề tài cấp nhà nước và cấp ĐHQGHN + Hơn 500.000 trang thư tịch cổ Hán Nôm

+ Tài liệu chuyên sâu về Việt Nam học + 7 Chuyên san của Tạp chí ĐHQGHN

 Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

- Tài liệu truyền thống

Bao gồm tất cả các loại tài liệu được xuất bản, in ấn, photo trên giấy theo phương án in ấn truyền thống như báo, tạp chí, luận án, luận văn…

+ Sách giáo trình: 51 đầu sách giáo trình + Sách tham khảo: 15.298 tên

+ Tài liệu tra cứu: 3.280 tên + Bài giảng: 162 tên

+ Luận văn: 3800 cuốn, đĩa CD: 2600; Luận án: 60 + Nghiên cứu khoa học: 700 cuốn

+ Báo tiếng việt, tạp chí tiếng việt gồm 200 đầu báo + Báo - tạp chí ngôn ngữ khác gồm 30 đầu

+ Báo - tạp chí đóng quyển gồm 12000 cuốn + Báo - tạp chí nước ngồi: 7000 bài báo

- Tài liệu hiện đại:

Hệ thống CSDL: Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Giao thông Vận tải bao gồm:

+ CSDL thư mục: sách, báo tạp chí: gần 18.300 biểu ghi + CSDL luận án, luận văn, NCKH: trên 3800 biểu ghi

+ CSDL toàn văn: Hiện nay trung tâm mới xây dựng được 52 CSDL toàn văn là các giáo trình. Đây là các giáo trình, bài giảng của các giảng viên trong trường nộp lên trung tâm. Hầu hết các bài giảng, giáo trình này đều là các bản file Word hoặc PDF.

+ CSDL trực tuyến: có 8 CSDL tồn văn tiếng Anh- Mỹ + CSDL tiêu chuẩn Giao thông Vận tải

+ CSDL tiêu chuẩn Giao thông Vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh + Tạp chí điện tử của Viện điện - Điện tử - Kỹ thuật Mỹ

+ Tạp chí điện tử tồn văn của hội kỹ thuật dân dụng Mỹ + Sách điện tử KNOVEL, Digital Engineering Library

+ Sách điện tử Ebrary: ENGINEERING & TECHONOGY Subject Collection.

+ CSDL dùng thử: Spinger Meterials

 Trung tâm thông tin - thư viện Học viện Ngân hàng

Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng hiện có khoảng 50 nghìn bản sách, cụ thể số tên tài liệu thuộc các loại hình như sau:

- Sách: 7.690 tên (50.538 bản) - Khóa luận: 3555 tên

- Luận văn, luận án: 1.380 cuốn - Kỷ yếu, NCKH: 300 tên - Báo, tạp chí: 114 tên - Đĩa CD - ROM: 100 đĩa

- CSDL bài trích báo - tạp chí: 55 bài - CSDL giáo trình: 30 tên

- CSDL khóa luận/ luận văn/ luận án: 718 tên

- CSDL tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng: 36 bài

Nhìn chung, hầu hết các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội đã và đang đầu tư hơn nữa cho công tác phát triển vốn tài liệu của thư viện mình. Bởi, nguồn lực thơng tin có phong phú, đa dạng, mới đáp ứng được mục tiêu đào tạo của từng trường. Tuy nhiên, theo thực tiễn tác giả nhận thấy, vốn tài liệu ở các ngành khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn sẽ đa dạng nguồn tin hơn là các ngành thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và kỹ thuật. Nguồn tin ở dạng CSDL cịn khá ít, chỉ tập trung ở một số thư viện lớn. Số lượng nguồn tin sẽ quyết định tới công tác tạo lập các SP&DV TT - TV. Nguồn tin đa dạng, hàm lượng thông tin lớn sẽ là cơ sở để thư viện nhào nặn, tạo lập phát triển các sản phẩm thông tin mới.

2.3.5. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT là hai yếu tố tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi khâu tổ chức hoạt động của thư viện nói chung và cơng tác tạo lập, phát triển các SP&DV thơng tin nói riêng.

Thực tế, các thư viện đại học hầu hết có diện tích hạn hẹp, các phịng ban chưa được chia rõ ràng, chưa có các phịng chất lượng cao như: phịng phục vụ bạn đọc, phịng học nhóm, phịng hội thảo cho các cán hộ… Các phòng ban xây dựng chưa đáp ứng được hết các tiêu chí như: thiết kế rộng rãi, đẹp mắt, đủ điều kiện ánh sáng, không gian yên tĩnh, … Nhiều thư viện được xây dựng và trang bị thiết bị hiện đại song không gian đọc lại rất hạn chế, bó hẹp, chưa đáp ứng đủ ánh sáng, độ ẩm chưa phù hợp. Đây là điểm hạn chế bởi thư viện cho dù có đa dạng tài liệu, nhưng các phịng đọc khơng được thiết kế đẹp, khơng gian không thoải mái sẽ không thu hút được bạn đọc tới thư viện. Điều này xuất phát từ nhu cầu của NDT, bởi tâm lý của họ đến thư viện khơng chỉ với mục đích học tập, thu lượm kiến thức mà đấy còn là nơi họ thư giãn, giải trí với thơng tin. Đây có thể được coi là một trong những yếu tố quyết định các dịch vụ của thư viện có triển khai hiệu quả hay khơng. Ngồi ra, việc trang bị không đầy đủ hệ thống ánh sáng, điều hòa sẽ dễ ảnh hưởng đến tuổi đời của sản phẩm thông tin.

Các thành quả mà khoa học kỹ thuật đem lại đã nhanh chóng được ứng dụng vào hoạt động thư viện. Hiện tại, thư viện các trường đại học đã được trang bị hệ thống CNTT vừa, đủ mạnh để phục vụ cho việc tạo lập các sản phẩm thư viện và đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong việc tra cứu, trao đổi thông tin và sử dụng tài nguyên của thư viện. Một số trung tâm thông tin – thư viện lớn có cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin và truyền thông được đầu tư, trang bị quy mô và hiện đại như: Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Cơng nghệ Bưu Chính Viễn Thơng,…

Tuy nhiên bên cạnh nhưng Trung tâm được đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng CNTT ổn định thì trên địa bàn Hà Nội hiện nay, cũng cịn rất nhiều đơn vị có hạ tầng cơng nghệ thơng tin và truyền thông đã được đầu tư mới nhưng lại chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được so với nhu cầu hoạt động thực tiễn. Số máy tính để làm việc chưa đủ, chưa có nhiều máy tính phục vụ cho cơng tác tra cứu của bạn đọc, chưa có phịng đọc đa chức năng, chưa có phịng tra cứu internet, phịng đọc điện tử, phịng đọc mở tự chọn… ví dụ Thư viện Đại học Lao động Xã hội, Thư viện Đại học Thủy Lợi, thư viện Đại học Thương mại…

Nhìn chung, việc ứng dụng những thành tựu CNTT giúp các cơ quan TT-TV dễ dàng tạo lập ra những sản phẩm đẹp về hình thức, chuẩn về nội dung. Đồng thời tăng cường khả năng quản lý, khai thác, chia sẻ vốn tài liệu, nắm bắt nhu cầu của NDT. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các thư viện so với trình độ chung ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Phần lớn ứng dụng CNTT trong ngành chỉ mới dừng ở việc tạo lập cơ sở dữ liệu thư mục, tra cứu và giải đáp thông tin… hoạt động theo chế độ cục bộ, khép kín của từng đơn vị. Ở nhiều thư viện, trình độ tiếp cận cơng nghệ mới cịn chậm, kinh phí đầu tư còn thấp, sự phát triển khơng đồng bộ và thiếu tính hệ thống nên trong hoạt động của các thư viện đại học ở Hà Nội chưa có mối liên kết chặt chẽ trong việc chia sẻ thông tin, đây là một khó khăn lớn mà các thư viện đang gặp.

2.3.6. Chuẩn nghiệp vụ thông tin – thư viện

Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của q trình xử lý thơng tin. Dịch vụ thông tin được tổ chức trên cơ sở sử dụng các SP TT-TV. Vì vậy, muốn có SP&DVTT-TV có chất lượng tốt thì cơng tác xử lý thơng tin phải đảm bảo độ chính xác cao và đảm bảo tính thống nhất. Hơn nữa, để các thư viện có thể trao đổi, sử dụng được các SP&DV của nhau cả trong nước và quốc tế thì các thư viện phải nắm rõ vấn đề chuẩn hóa nghiệp vụ TT - TV là cấp thiết. Trước tình hình trên các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội đã áp dụng các chuẩn trong xử lý nghiệp vụ và coi đó là điều kiện tiên quyết để hội nhập và phát triển.

Chuẩn nghiệp vụ, hiểu một cách khái quát, là những tiêu chuẩn được nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng cho cán bộ xử lý dựa vào đó mà đối chiếu, so sánh để thực hiện các công đoạn của nghiệp vụ thư viện nhằm thu được những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng. Trong xử lý tài liệu, các chuẩn nghiệp vụ được tính đến bao gồm: các quy tắc biên mục, các bảng phân loại, từ điển từ khóa, bảng đề mục chủ đề. Nhờ việc xử lý tài liệu, các cơ quan thơng tin - thư viện có thể tạo ra cơng cụ tra cứu, biên soạn ấn phẩm thông tin, tạo ra điểm truy cập giúp cho việc tra tìm và khai thác thơng tin, tài liệu được dễ dàng.

Biên mục là một khâu quan trọng trong quy trình nghiệp vụ thư viện, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các SP&DV TT - TV. Quá trình biên mục chính là q trình xử lý tài liệu, biến đổi các thơng tin chính yếu của tài liệu thành các điểm truy cập thông tin hoặc các bài viết ngắn gọn giúp cho người sử dụng có một hình dung khái lược về tài liệu đó mà khơng phải đọc tài liệu gốc.

Hầu hết các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang áp dụng chuẩn mô tả AACR2 (Anglo - American Caraloguing Rules 2) và tiêu chuẩn ISBD (International Standard Bibliographic Descripton) để biên mục tài liệu. Cùng với Khổ mẫu biên mục MARC 21 và Khung phân loại thập phân Dewey (DDC). Một số thư viện sử dụng KPL 19 lớp, BBK hay LCC (Library of Congress Classification).

Khung phân loại có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong hoạt động phân loại tài liệu, cụ thể là tạo ra kí hiệu phân loại, kí hiệu xếp giá theo nội dung tài liệu. Trên cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 87 - 95)