Các yếu tố tác động đến việc tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 73)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Các yếu tố tác động đến việc tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin-

thƣ viện tại các trƣờng Đại học trên địa bàn Hà Nội

2.3.1. Chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

Từ nhiều năm nay, đặc biệt khi hình thức đào tạo bậc đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ thì phương pháp học tập của sinh viên cũng có sự thay đổi. Thư viện đóng vai trị chủ đạo trong việc hỗ trợ phương pháp tự học, tư nghiên cứu của sinh viên. Các bạn sinh viên, học viên tìm đến thư viện thường xuyên hơn trước kia bởi yêu cầu của cơ chế học theo tín chỉ là phần lớn người học phải tự nghiên cứu, tích lũy kiến thức cho bản thân. Do vậy, việc đa dạng hóa các SP&DV để đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu của NDT là vấn đề mà các thư viện ngày càng chú trọng. Các sản phẩm thơng tin của thư viện sẽ chính là nguồn học liệu, các dịch vụ chính là phương thức để NDT tiếp cận thơng tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Đây cũng chính là động lực thơi thúc các lãnh đạo thư viện xây dựng chính sách phát triển SP&DV TT – TV. Khơng những vậy, chính sách phát triển SP&DV sẽ góp phần vào việc củng cố và phát huy thế mạnh của từng thư viện.

Tại các thư viện đại học, việc ban hành chính sách phát triển SP&DV TT – TV hầu như chưa được cụ thể dưới văn bản mà mới chỉ triển khai các giải pháp chung chung:

- Phân loại các đối tượng người dùng tin để xây dựng những sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT phát triển thư viện theo mơ hình thư viện số;

- Đa dạng hóa nguồn lực thơng tin trên cơ sở số hóa tài liệu, tăng cường đầu tư sách báo, CSDL online;

- Liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thông tin – thư viện;

- Tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện.

- Tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thư viện trên cơ sở cử cán bộ đi đào tạo sau đại học, đào tạo tin học, ngoại ngữ... đáp ứng yêu cầu phát triển của thư viện trong giai đoạn tới.

Trong các giải pháp mà chính sách thư viện đưa ra có giải pháp được chú trọng, điển hình là việc phát triển nguồn lực thông tin. Bởi lẽ, nguồn lực thông tin của thư viện là yếu tố rất quan trọng để thiết kế và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thông tin.

Trong tương lai, việc xây dựng chính sách phát triển SP&DV cho từng cơ quan thư viện đại học là điều hết sức cần thiết. Bởi, chính sách sẽ định hướng ra được những mục tiêu cụ thể, các sản phẩm, dịch vụ nào sẽ được ưu tiên phát triển. Hơn nữa, việc đưa ra chính sách sẽ rõ ràng hơn trong việc đầu tư tài chính, thư viện cũng sẽ nắm bắt được hiện trạng nguồn tin từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung chính xác, hợp lý.

2.3.2. Nguồn nhân lực

Theo Liên hợp quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội trong một cộng đồng” [42, tr1]. Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong tiến trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực ngành thông tin – thư viện “là nguồn lực con người có trình độ, kiến thức, năng lực

hoặc tiềm năng tham gia hoạt động thư viện để duy trì và phát triển lĩnh vực này”

[42, tr1]. Nguồn nhân lực tại các thư viện đại học đóng vai trị quan trọng trong công tác tạo lập, phát triển các SP&DV. Những đặc điểm của nguồn nhân lực dưới đây sẽ chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp lên từng SP&DV TT – TV .

Trình độ học vấn:

Hiện nay, trình độ học vấn của cán bộ thư viện đã nâng lên rõ rệt. Trình độ của cán bộ thư viện sẽ là yếu tố quyết định tới chất lượng của SP&DV TT – TV, ngược lại bất kỳ một sản phẩm thư viện nào ra đời đều nói lên được trình độ tạo lập của cán bộ thư viện đó.

Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện khái quát nhất trình độ học vấn của cán bộ thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội.

Biểu đồ1: Tỷ lệ trình độ học vấn của cán bộ thư viện

Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy đội ngũ cán bộ làm cơng tác thư viện có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (55%), tiếp theo là đội ngũ cán bộ có trình độ thạc sỹ (39%). Đây là con số khả quan cho thấy trình độ học vấn của những người làm công tác thư viện đang ngày một được chú trọng nâng cao. Đa phần họ là những người trẻ, có tinh thần ham học hỏi, trau dồi kỹ năng, có sáng tạo cao và ln cống hiến những ý tưởng mới cho ngành nghề được phát triển. Lượng cán bộ có trình độ Trung cấp và Cao đẳng chiếm tỷ lệ không đáng kể (6%), đối tượng này

2% 4% 55% 39% Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sỹ

thường là những người đã có tuổi nghề cao và thường có tâm lý ngại học tiếp. Theo khảo sát thì tác giả nhận thấy chủ yếu trình độ học vấn cao nhất của cán bộ thư viện là thạc sỹ, trình độ tiến sỹ đang cịn tương đối ít (2%). Tuy nhiên, trong tương lai con số này vẫn còn thay đổi nhiều do các cơ quan đang có nhiều chính sách khuyến khích các cán bộ thư viện đi học để nâng cao trình độ, tiếp thu các phương pháp và nội dung chuyên môn sâu để về áp dụng vào thực tiễn công tác. Tương lai, họ sẽ là những chuyên gia thông tin, nhà cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin, nhà định hướng thông tin cho người dùng tin, đem lại cho họ sự thỏa mãn cho NDT.

Dưới đây là Bảng thống kê số liệu trình độ học vấn nguồn nhân lực tác giả đã khảo sát tại một số thư viện trường đại học.

Bảng1: Trình độ học vấn nguồn nhân lực T T Tên thƣ viện trƣờng Số lƣợng cán bộ Trung cấp/C Đ Đại học Thạc Tiến

1 Thư viện Tạ Quang Bửu 42 0 33 9 0

2 Thư viện Đại học Y 14 1 11 2 0

3 Thư viện Đại học Hà Nội 24 3 11 10 0

4 Thư viện Đại học Thủy Lợi 17 0 16 1 0

5 Thư viện Học viện Hành chính 17 1 13 2 1

6 Thư viện Học viện Ngân hàng 17 0 13 4 0

7 Thư viện Đại học Giao thông

vận tải 17 0 11 6 0

Về trình độ chun mơn:

Trình độ chun mơn của cán bộ thư viện có tầm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động thư viện nói chung và SP&DV TT – TV nói riêng. Trình độ chun mơn ở đây được tác giả khảo sát dưới góc độ là chuyên ngành tốt nghiệp của cán bộ làm công tác thư viện.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ chuyên ngành tốt nghiệp của cán bộ thư viện

Nhìn vào biểu đồ 2, có thể thấy, đội ngũ chuyên gia thông tin – thư viện tại các cơ quan hiện nay đa phần được đào tạo đúng chuyên ngành nghiệp vụ. Có tới 80,9% cán bộ đang làm việc được đào tạo đúng chuyên ngành. Và 19,1% cán bộ làm việc là khác ngành. Với tỷ lệ cán bộ được đào tạo đúng ngành cao như vậy, các cơ quan thơng tin – thư viện sẽ có một đội ngũ chun gia thơng tin được đào tạo căn bản về chuyên môn nghiệp vụ, có lịng đam mê và tâm huyết với ngành nghề. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy năng lực làm việc, sự cống hiến và trách nhiệm với công việc của mỗi cá nhân. Đối với đội ngũ cán bộ tốt nghiệp trái ngành thì hiện nay hầu hết các cơ quan đều có chính sách cử cán bộ đi đào tạo, được học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, dài hạn để bổ sung vốn kiến thức chuyên ngành. Đây cũng là một giải pháp hỗ trợ cho những đối tượng học khác ngành đang làm việc tại cơ quan.

Nguồn nhân lực có chun mơn sẽ linh hoạt trong cơng việc, nhanh chóng nắm bắt được cái mới của cơng nghệ để áp dụng vào thực tiễn. Chất lượng của sản phẩm được tạo ra sẽ đảm bảo về nội dung, đẹp về hình thức, thỏa mãn được nhu cầu ngày càng khắt khe của NDT.

Tuy nhiên, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thư viện đại học

0, 0% 0, 0%

81% 19%

Ngành Thông tin – Thư viện/Thư viện – Thông tin/Quản trị thông tin/Khoa học thư viện

Trong tương lai để hoán đổi con số mức khá thành mức rất tốt địi hỏi cơng tác đào tạo cũng như những chính sách về nguồn nhân lực của thư viện cần phải khả thi hơn nữa.

Khả năng sử dụng ngoại ngữ:

Về khả năng sử dụng ngoại ngữ của cán bộ thư viện nói chung và tại thư viện các trường đại học nói riêng thì đều có điểm chung là khả năng này cịn rất hạn chế. Việc sử dụng ngoại ngữ trong việc giao tiếp, cũng như đọc hiểu tài liệu bằng các thứ tiếng khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung… phần đa là ở mức trung bình.

Bảng 2: Khả năng sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ

Kỹ năng Mức độ sử dụng Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém Nghe 14.1 30.4 47.8 7.6 Nói 10.1 27.0 55.1 7.9 Đọc/dịch tài liệu 1.1 12.1 35.2 47.3 4.4 Viết 9.1 34.1 50.0 6.8

Chỉ có số ít cán bộ có khả năng đọc hiểu ngoại ngữ tốt, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công tác xử lý nghiệp vụ, việc tóm tắt nội dung tài liệu ngoại văn sẽ gặp khó khăn và giảm độ chính xác. Trong khi đó lượng tài liệu có chất xám cao lại tập trung đa phần ở tài liệu ngoại văn, việc xử lý cô đọng tài liệu này và xây dựng các điểm truy cập tìm kiếm hiệu quả là cả một vấn đề đối với đội ngũ cán bộ. Khả năng sử dụng ngoại ngữ hạn chế còn gây trở ngại cho cán bộ khi hướng dẫn và phổ biến các SP&DV tới sinh viên, nghiên cứu sinh là người nước ngoài.

Khả năng sử dụng phần mềm:

Hoạt động thư viện đại học ngày càng được chun mơn hóa, hiện đại hóa bởi hệ thống phần mềm quản lý thư viện. Hiện tại các phần mềm được thư viện đại học ứng dụng như: phần mềm LIBOL, phần mềm ILIP, phần mềm CDS/ISIS, phần mềm GREENTONE… Các phần mềm này hoạt động trên cơ sở hệ điều hành máy tính, kết nối mạng internet. Ngoài ra, để hoạt động thư viện hiệu quả, ngoài các phần mềm quản trị trên còn các phần mềm văn phòng khác hỗ trợ. Điều này đòi hỏi cán bộ làm công tác thư viện phải hiểu và nắm được cách làm việc với các phần mềm. Có như vậy, mọi cơng tác nghiệp vụ mới dễ dàng, thuận lợi và chính xác. Hơn nữa, cán bộ thư viện sẽ hướng dẫn NDT tra tìm tài liệu, sử dụng các dịch vụ thư viện một cách hiệu quả. Khả năng sử dụng các phần mềm của các cán bộ thư viện được thể hiện khá rõ ở bảng sau:

Bảng 3: Khả năng sử dụng các phần mềm của cán bộ thư viện

Phần mềm Mức độ sử dụng Tốt Khá Trung bình Kém Khơng biết

Phần mềm quản lý thư viện ILIP 32.4 30.9 16.2 1.5 19.1

Phần mềm quản lý thư viện LIBOL 37.5 33.3 18.1 1.4 9.7

Phần mềm CDS/ISIS 22.7 40.9 24.2 1.5 10.6

Greenstone 8.9 33.9 23.2 1.8 32.1

Phần mềm khác 25.0 31.8 11.4 2.3 29.5

Nhìn chung thì khả năng sử dụng các phần mềm của cán bộ thư viện ở mức khá và tốt chiếm tỷ lệ cao. Điển hình như Phần mềm quản lý thư viện ILIP, Phần mềm quản lý thư viện LIBOL, Phần mềm CDS/ISIS. Những phần mềm này chiếm tỷ lệ cán bộ sử dụng tốt cao do đây là những phần mềm hiện đang được các thư viện

sử dụng nhiều. Trong đó, hai phần mềm LIBOL và ILIP là hiện đang được nhiều cơ quan thông tin – thư viện áp dụng. Tồn tại lượng cán bộ không biết sử dụng một số phần mềm thư viện là do cơ quan họ không áp dụng phần mềm đó hoặc chưa được biết đến phần mềm. Phần mềm CDS/ISIS được áp dụng tại nhiều thư viện truyền thống trước kia và hiện nay khơng cịn được sử dụng nhiều, tuy nhiên đây là phần mềm đã từng được giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, nên sẽ có những nhóm cán bộ có sự hiểu biết về phần mềm này. Với phần mềm thư viện số mã nguồn mở Greenstone, đây là một phần mềm có nhiều tính năng đã được sử dụng ở các thư viện lớn, nhiều tổ chức trên thế giới và hiện đã được đưa vào giảng dạy. Vì vậy, có một nhóm cán bộ có khả năng khai thác, sử dụng phần mềm này. Đây là nền tảng để xây dựng phát triển bộ sưu tập số, xây dựng thư viện ở quy mô hiện đại trong tương lai.

Trên cơ sở nhận thức được những kỹ năng cần được trang bị trong cơng tác nghiệp vụ thư viện nói chung và cơng tác phát triển SP&DV TT - TV nói riêng, cán bộ thư viện có mong muốn được đào tạo, bồi dưỡng thêm để nâng cao năng lực.

Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ nội dung mà cán bộ thư viện mong muốn được đào tạo.

B Biểu đồ 3: Tỷ lệ nội dung mong muốn được đào tạo

0 5 10 15 20 25

Ngoại ngữTin họcXử lý thông tin/tài liệuMô tả tài liệuTổng hợp và phân tích thơng tinTra cứu tìm tinTổ chức kho tài liệuCác phần mềm chuyên dụngCác chuẩn, khổ mẫu, quy tắcKỹ năng và kiến thức phục vụ bạn đọcNội dung khác 20.2 12.7 10.7 4.9 6.6 10.7 4.9 12.9 7.6 7.1 1.7

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các nội dung mà cán bộ thư viện mong muốn được đào tạo có sự chênh lệch khơng đáng kể. Ngoại ngữ là nội dung mà đa phần cán bộ mong muốn được đào tạo nhất (20.2%), đặc biệt là tiếng Anh vì các sản phẩm thơng tin khai thác trên mạng phần lớn sử dụng bằng tiếng anh. Đây là mong muốn thiết yếu, bởi việc được trang bị ngoại ngữ sẽ là giúp ích rất nhiều cho cán bộ thư viện khi phải thực hiện những khâu xử lý nghiệp vụ, bên cạnh đó là việc phải giao tiếp, hướng dẫn phục vụ bạn đọc, sử dụng các phần mềm hiện đại… Nội dung mà cán bộ quan tâm thứ hai đấy là đào tạo các phần mềm chuyên dụng (12.9%) và tin học (12.7) - hai nội dung này sẽ không thể thiếu trong điều kiện phát triển của CNTT và truyền thông trong lĩnh vực thông tin thư viện hiện nay. Ngoài ra với việc tiến hành chuẩn hóa ngành TT-TV thì các nội dung như xử lý tài liệu, phân tích tổng hợp thơng tin, các chuẩn khổ mẫu biên mục… cũng được cán bộ khá quan tâm học hỏi, trau dồi kiến thức.

Qua việc phân tích đặc điểm nguồn nhân lực tại các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội có thể thấy nhiều mặt tích cực. Mặt bằng chung, cán bộ thư viện được đào tạo tốt ở khâu nghiệp vụ chuyên môn như bổ sung, xử lý, phân loại, định từ khóa… Tuy nhiên, khâu phục vụ bạn đọc đang còn yếu. Cán bộ thư viện thiếu kỹ năng tư vấn, làm việc với người dùng tin, thiếu kỹ năng tra cứu thông tin, thiếu kỹ năng mềm… Để nâng cao chất lượng trong phục vụ, kích thích, thỏa mãn nhu cầu tin ở mức độ cao, đòi hỏi sự đào tạo, nâng cao năng lực trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, nâng cao các kỹ năng hướng dẫn tra cứu thông tin, các kỹ năng mềm hơn nữa.

Đội ngũ này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo cho thư viện. Việc tạo lập các SP&DV hiện đại, bắt kịp xu thế và đáp ứng được nhu cầu của NDT hay không một phần sẽ do nguồn nhân lực quyết định. Để tiến tới một mơ hình thư viện đại học hiện đại, các cơ quan TT-TV các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 73)