Khả năng sử dụng các phần mềm của cán bộ thư viện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 79 - 84)

Phần mềm Mức độ sử dụng Tốt Khá Trung bình Kém Khơng biết

Phần mềm quản lý thư viện ILIP 32.4 30.9 16.2 1.5 19.1

Phần mềm quản lý thư viện LIBOL 37.5 33.3 18.1 1.4 9.7

Phần mềm CDS/ISIS 22.7 40.9 24.2 1.5 10.6

Greenstone 8.9 33.9 23.2 1.8 32.1

Phần mềm khác 25.0 31.8 11.4 2.3 29.5

Nhìn chung thì khả năng sử dụng các phần mềm của cán bộ thư viện ở mức khá và tốt chiếm tỷ lệ cao. Điển hình như Phần mềm quản lý thư viện ILIP, Phần mềm quản lý thư viện LIBOL, Phần mềm CDS/ISIS. Những phần mềm này chiếm tỷ lệ cán bộ sử dụng tốt cao do đây là những phần mềm hiện đang được các thư viện

sử dụng nhiều. Trong đó, hai phần mềm LIBOL và ILIP là hiện đang được nhiều cơ quan thông tin – thư viện áp dụng. Tồn tại lượng cán bộ không biết sử dụng một số phần mềm thư viện là do cơ quan họ không áp dụng phần mềm đó hoặc chưa được biết đến phần mềm. Phần mềm CDS/ISIS được áp dụng tại nhiều thư viện truyền thống trước kia và hiện nay khơng cịn được sử dụng nhiều, tuy nhiên đây là phần mềm đã từng được giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, nên sẽ có những nhóm cán bộ có sự hiểu biết về phần mềm này. Với phần mềm thư viện số mã nguồn mở Greenstone, đây là một phần mềm có nhiều tính năng đã được sử dụng ở các thư viện lớn, nhiều tổ chức trên thế giới và hiện đã được đưa vào giảng dạy. Vì vậy, có một nhóm cán bộ có khả năng khai thác, sử dụng phần mềm này. Đây là nền tảng để xây dựng phát triển bộ sưu tập số, xây dựng thư viện ở quy mô hiện đại trong tương lai.

Trên cơ sở nhận thức được những kỹ năng cần được trang bị trong công tác nghiệp vụ thư viện nói chung và cơng tác phát triển SP&DV TT - TV nói riêng, cán bộ thư viện có mong muốn được đào tạo, bồi dưỡng thêm để nâng cao năng lực.

Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ nội dung mà cán bộ thư viện mong muốn được đào tạo.

B Biểu đồ 3: Tỷ lệ nội dung mong muốn được đào tạo

0 5 10 15 20 25

Ngoại ngữTin họcXử lý thơng tin/tài liệuMơ tả tài liệuTổng hợp và phân tích thơng tinTra cứu tìm tinTổ chức kho tài liệuCác phần mềm chuyên dụngCác chuẩn, khổ mẫu, quy tắcKỹ năng và kiến thức phục vụ bạn đọcNội dung khác 20.2 12.7 10.7 4.9 6.6 10.7 4.9 12.9 7.6 7.1 1.7

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các nội dung mà cán bộ thư viện mong muốn được đào tạo có sự chênh lệch khơng đáng kể. Ngoại ngữ là nội dung mà đa phần cán bộ mong muốn được đào tạo nhất (20.2%), đặc biệt là tiếng Anh vì các sản phẩm thơng tin khai thác trên mạng phần lớn sử dụng bằng tiếng anh. Đây là mong muốn thiết yếu, bởi việc được trang bị ngoại ngữ sẽ là giúp ích rất nhiều cho cán bộ thư viện khi phải thực hiện những khâu xử lý nghiệp vụ, bên cạnh đó là việc phải giao tiếp, hướng dẫn phục vụ bạn đọc, sử dụng các phần mềm hiện đại… Nội dung mà cán bộ quan tâm thứ hai đấy là đào tạo các phần mềm chuyên dụng (12.9%) và tin học (12.7) - hai nội dung này sẽ không thể thiếu trong điều kiện phát triển của CNTT và truyền thông trong lĩnh vực thông tin thư viện hiện nay. Ngoài ra với việc tiến hành chuẩn hóa ngành TT-TV thì các nội dung như xử lý tài liệu, phân tích tổng hợp thơng tin, các chuẩn khổ mẫu biên mục… cũng được cán bộ khá quan tâm học hỏi, trau dồi kiến thức.

Qua việc phân tích đặc điểm nguồn nhân lực tại các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội có thể thấy nhiều mặt tích cực. Mặt bằng chung, cán bộ thư viện được đào tạo tốt ở khâu nghiệp vụ chuyên môn như bổ sung, xử lý, phân loại, định từ khóa… Tuy nhiên, khâu phục vụ bạn đọc đang còn yếu. Cán bộ thư viện thiếu kỹ năng tư vấn, làm việc với người dùng tin, thiếu kỹ năng tra cứu thông tin, thiếu kỹ năng mềm… Để nâng cao chất lượng trong phục vụ, kích thích, thỏa mãn nhu cầu tin ở mức độ cao, đòi hỏi sự đào tạo, nâng cao năng lực trình độ về chun mơn, ngoại ngữ, tin học, nâng cao các kỹ năng hướng dẫn tra cứu thông tin, các kỹ năng mềm hơn nữa.

Đội ngũ này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo cho thư viện. Việc tạo lập các SP&DV hiện đại, bắt kịp xu thế và đáp ứng được nhu cầu của NDT hay không một phần sẽ do nguồn nhân lực quyết định. Để tiến tới một mơ hình thư viện đại học hiện đại, các cơ quan TT-TV các trường đại học cần phải quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có như vậy, hoạt động thư viện nói chung và việc tạo lập, phát triển các SP&DV nói riêng mới phát huy hiệu quả.

2.3.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

Dựa trên những đặc điểm của NDT và nhu cầu tin đã phân tích ở trên có thể nhận thấy NDT và nhu cầu tin của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các SP&DV TT – TV. Tùy thuộc và từng đối tượng NDT cũng như những đặc điểm nhu cầu tin của họ mà thư viện tạo lập ra những SP&DV thông tin đáp ứng kịp thời những địi hỏi khắt khe đó.

Trên cơ sở tìm hiểu thực tế, tác giả đã thu thập được các số liệu phản ánh chân thực về cơ cấu người dùng tin tại các thư viện trường đại học cũng như đặc điểm thói quen sử dụng thư viện, mục đích sử dụng thư viện và mong muốn của NDT về việc hoàn thiện, đổi mới cách thức tổ chức thư viện đại học hiện đại mà trong đó bao gồm cả SP&DV TT – TV.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ thành phần người dùng tin tại các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ người dùng tin tại các thư viện trường đại học

Dựa vào biểu đồ 4 ta có thể nhận thấy, đối tượng NDT của các thư viện đại học Hà Nội chủ yếu là sinh viên (54.2%), đây là đối tượng chính, thường xuyên của thư viện. Thành phần NDT chiếm tỷ lệ cao thứ hai của thư viện đại học là giảng viên (20.1%). Các đối tượng cịn lại chiếm tỷ lệ thấp, khơng đáng kể.

Căn cứ trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên và thực tiễn khảo sát thì tác giả sẽ chia đối tượng NDT của các thư viện đại học thành 2 nhóm chính: nhóm cán

2.8 3.9 1.7 20.1 12.8 54.2 3.9 0.6 0 10 20 30 40 50 60 1 Cán bộ quản lý Chuyên viên Nghiên cứu sinh Giảng viên Học viên cao học Sinh viên

Cán bộ nghiên cứu Đối tượng khác

bộ/ giảng viên (bao gồm: cán bộ quản lý, chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, giảng viên); nhóm người học (bao gồm: sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh).

Nhóm cán bộ/ giảng viên: Đối tượng NDT chính là Ban giám hiệu, các cán bộ lãnh đạo của Đảng và nhà nước, các trưởng phó khoa, bộ mơn, các phịng ban chức năng, … trực thuộc. Đây là những người thường xuyên phải đưa ra quyết định ở các cấp khác nhau, là những cán bộ xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các bộ và các ngành. Họ là những người có trình độ cao, có học hàm học vị, có vai trị quan trọng trong việc đổi mới giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Họ ln tích cực trong việc tích lũy và trau dồi kinh nghiệm và kiến thức để có thể đưa ra được những chính sách, quyết định sáng suốt trong cơng việc. Đồng thời họ còn là những người có ảnh hưởng quan trọng trong cơng cuộc đổi mới giáo dục của đất nước. Tuy rằng, số lượng nhóm NDT này khơng lớn (chiếm 2,8%) nhưng đặc biệt quan trọng vì họ vừa là NDT, vừa là chủ thể thông tin. Họ vừa thực hiện chức năng quản lý GDĐT, vừa là người xây dựng các chiến lược phát triển của Trường và Thư viện. Do trình độ học vấn cao nên thơng tin mà họ cần không đơn thuần là những thông tin cho việc giảng dạy mà phải là những thơng tin mang tính chiến lược và hoạch định, có tính chất tổng kết, dự báo, lượng thơng tin rộng: bao gồm các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch, kinh tế chính trị - xã hội, các văn bản, tài liệu của Đảng, Nhà nước, của ngành. Nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú, đa dạng song thơng tin cung cấp cho họ cần phải đảm bảo tính chuyên sâu, đầy đủ, chính xác, cơ đọng, xúc tích, kịp thời để họ tham khảo, nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định quản lý. Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lý càng hiệu quả cao.

Tuy nhiên, đa phần cán bộ lãnh đạo quản lý của trường tham gia giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, ngồi thơng tin phục vụ cho cơng tác quản lý, nhu cầu tin của nhóm này cũng cần thơng tin mang tính chất chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn như các giảng viên khác. Nhu cầu tin của đối tượng giảng viên là thông tin chuyên sâu về lĩnh vực ngành nghề đào tạo của họ như: tập bài giảng,

các khung chương trình chi tiết, tài liệu tham khảo, tài liệu giáo trình liên quan đến lĩnh vực đào tạo. Đối tượng NDT là cán bộ giảng viên chính là chủ thể thơng tin năng động và quan trọng trong trường (20,1%). Họ vừa là những người cung cấp thơng tin qua các bài giảng, các cơng trình nghiên cứu, các ý kiến đề xuất, tham luận tại hội nghị, hội thảo của trường… vừa là những NDT có nhu cầu thường xuyên của các bộ phận thơng tin trong thư viện.

Nhóm người học: Họ là những người đang theo học các chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau của Trường, đây được coi là nhóm NDT tiềm năng, là đối tượng thường xuyên của thư viện, bởi trong quá trình học tập họ thường xuyên phải sử dụng giáo trình, các tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc thi cử, làm nghiên cứu khoa học hay khóa luận, luận văn tốt nghiệp…. Ngồi việc tìm kiếm những thơng tin chuyên sâu theo chun ngành học mà họ theo đuổi thì họ cịn có nhu cầu tin về các lĩnh vực giải trí. Thơng tin mà đối tượng này sử dụng cần mang tính khoa học và chính xác cao.

Tùy vào nhu cầu của từng đối tượng NDT mà mục đích sử dụng thư viện của họ là khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 79 - 84)