Khái quát về thƣ viện các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 41)

9. Cấu trúc luận văn

1.2. Khái quát về thƣ viện các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội

1.2.1. Môi trường kinh tế -xã hội ở Thủ đô

Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế, xã hội, là cái nôi hội tụ tinh hoa văn hóa, kết tinh văn minh Việt Nam. Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo lớn nhất cả nước. Đây

cũng là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Trung ương, Chính phủ, Quốc hội và các Ban, Ngành đoàn thể.

Với vị thế địa hình thuận lợi, hoạt động kinh tế đã phát triển từ xa xưa. Và cho đến nay Hà Nội vẫn khẳng định được vị thế của mình. Là một trong hai đầu tàu của cả nước dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế. Không những vậy, đây là nơi hội tụ và giao thoa của nhiều sắc màu văn hóa, diễn ra nhiều hoạt động hợp tác trao đổi và phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Từ ngàn xưa tới nay, Hà Nội luôn là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn nhất của cả nước, nơi hội tụ nhân tài khắp mọi miền. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của con người Hà Nội đã tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đơ. Và lịch sử đã nói lên điều đó.

Năm 1010, khi Lý Cơng Uẩn định đô tại Thăng Long, nền giáo dục kinh đô bắt đầu được gây dựng và phát triển với sự ra đời của Văn Miếu (1070) và Quốc Tử Giám (1076) mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Trên mảnh đất ngàn năm này xuất hiện nhiều trường học danh tiếng với nhiều nhà giáo ưu tú. Ngôi trường bề thế mang tầm cỡ quốc gia đầu tiên, đồng thời là ngơi trường có quy mơ lớn nhất tồn khu vực lúc bấy giờ chính là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi diễn ra nhiều kỳ thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước và 82 bia tiến sĩ ở đây vẫn là bằng chứng lưu dấu với thời gian về trung tâm giáo dục, đào tạo của nhiều triều đại. Thời Pháp thuộc, với vị trí là thủ đơ của Liên bang Đơng Dương, Hà Nội cũng là một trung tâm giáo dục của khu vực, có nhiều trường đại học và cao đẳng sớm nhất nước. Trong đó có trường Đại học Đơng Dương (1907), Trường Y khoa Đông Dương (1913) là các trường sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt Nam.

Hà Nội ngày nay vẫn là trung tam giáo dục lớn nhất Việt Nam, là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia. Tính đến hết tháng 9 năm 2013, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 71 trường đại học, học viện (chưa kể những trường khối ngành công an, quân đội) trên tổng 118 trường đại học phía Bắc. Nhiều trường đại học chuyên ngành và đa ngành lớn được tập trung ở đây như: Đại học Quốc gia

Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Ngoại thương,…

Xứng tầm với vị thế thủ đô trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội luôn coi trọng việc phát triển giáo dục. Sự nghiệp cải cách giáo dục theo quan điểm giáo dục tồn diện và cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, giáo viên luôn được coi trọng. Hà Nội luôn tiên phong trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, tạo bước đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động giảng dạy, học tập. Chất lượng đào tạo người học ở các cấp giáo dục nói chung và cấp đại học nói riêng đặc biệt được chú trọng. Chính vì thế mà hệ thống thư viện các trường đại học cũng được đầu tư, bởi đây chính là nơi cung cấp thơng tin quan trọng nhất trong nhà trường, là môi trường rèn luyện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho sinh viên, đây cũng chính là điểm kết nối thơng tin xã hội với sinh viên. Quan trọng hơn nữa thư viện đã góp phần vào việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nội dung học tập của nhà trường.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, các thế mạnh và tiềm năng về kinh tế - xã hội của Hà Nội sẽ là đòn bẩy để phát triển hoạt động giáo dục nói chung và sự phát triển của thư viện đại học nói riêng cả về số lượng và chất lượng.

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện

Nhằm tạo điều kiện cho các thư viện hoạt động có hiệu quả theo một mơ hình chung, thống nhất, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quy chế mẫu về Tổ chức và hoạt động Thư viện đại học theo Quyết định số 13/2008QĐ- BVHTTDL ngày 10 tháng 3 năm 2008. Quy chế này vừa có nội dung, quy định thống nhất về cách tổ chức hoạt động thư viện đại học nói chung vừa có những nội dung linh hoạt để các thư viện áp dụng phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng của từng trường. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện đại học đã được quy định rõ trong Quy chế mẫu:

“Thư viện trường đại học có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet...)

Thư viện các trường đại học thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tham mưu giúp giám đốc, hiệu trưởng trường đại học (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong nhà trường;

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thơng tin trong nước và nước ngồi đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường; thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thơng tin tự động hố; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin-thư viện thơng qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác;

- Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư

viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành chủ quản” [3,

tr1].

Nằm trong mạng lưới các cơ quan thông tin, thư viện Việt Nam, hệ thống thư viện đại học bao gồm: các trung tâm thông tin/ thư viện/ trung tâm thông tin thư viện/ trung tâm học liệu của các trường đại học và cao đẳng đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác đào tạo của nhà trường. Các thư viện đại học có nhiệm vụ chủ yếu là đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trong trường; phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của thầy và trò. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính của từng thư viện (thư viện chuyên ngành hay đa ngành) cũng như quy chế đào tạo riêng của từng trường thì mỗi thư viện trường đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ khác nhau để phục vụ vào mục đích phát triển chung của nhà trường.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Cơ cấu tổ chức

Điều 5 trong Quy chế mẫu về Tổ chức và hoạt động Thư viện đại học, ban hành theo quyết định số 13/2008QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quy dịnh rõ:

“Thư viện trường đại học là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của trường đại học có lãnh đạo thư viện và các phịng (hoặc tổ) chun mơn, nghiệp vụ.

1. Lãnh đạo thư viện:

Đối với thư viện trường đại học có tư cách pháp nhân thì có giám đốc và phó giám đốc thư viện. Giám đốc thư viện chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về hoạt động của thư viện và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phó giám đốc thư viện giúp giám đốc trong cơng tác lãnh đạo thư viện, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công.

2. Các phịng chun mơn, nghiệp vụ

a) Căn cứ vào quy mô, chức năng và nhiệm vụ được giao, thư viện trường đại học có thể có các phịng chun mơn, nghiệp vụ sau đây:

- Phịng Bổ sung trao đổi có nhiệm vụ xây dựng và bổ sung vốn tài liệu, thu nhận các tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Quy chế này.

- Phịng Xử lý tài liệu có nhiệm vụ thực hiện các chu trình, xử lý kỹ thuật vốn tài liệu xây dựng các cơ sở dữ liệu, tổ chức hệ thống tra cứu theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện.

- Phòng Phục vụ bạn đọc có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có trong hoặc ngồi thư viện thơng qua việc trao đổi giữa các thư viện và hệ thống các phòng đọc, phòng mượn, phòng tra cứu, phòng đa phương tiện, tổ chức kiểm kê kho sách theo quy định.

- Phòng Bảo quản tài liệu có nhiệm vụ bảo quản vốn tài liệu thư viện; chuyển dạng tài liệu, tu sửa, phục chế tài liệu bị hư hỏng, rách nát trong quá trình sử dụng hoặc do các nguyên nhân khác.

- Phịng Thơng tin - Thư mục có nhiệm vụ xử lý và biên soạn ấn phẩm thông tin, thông tin chuyên đề, các loại thư mục, hướng dẫn tra cứu và tổ chức các hoạt động thơng tin khác.

- Phịng Tin học có nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, quản trị mạng và các phần mềm tiện ích, tham gia vào q trình bảo trì, bảo dưỡng máy tính và các trang thiết bị hiện đại khác; hỗ trợ cho việc số hóa tài liệu và xuất bản tài liệu điện tử.

- Phịng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện các công tác hành chính; xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính - kế tốn, thống kê, báo cáo, cung ứng trang thiết bị cho hoạt động thư viện.

b) Thư viện có số lượng tài liệu và bạn đọc khơng lớn, số lượng cán bộ ít thì cần tổ chức các phịng gồm nhiều chức năng gọn nhẹ hợp lý” [3,tr3].

Trên thực tế khảo sát, hệ thống các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội được tổ chức theo hai mơ hình: Thư viện trực thuộc ban giám đốc và Thư viện là đơn vị trực thuộc bộ phận phòng ban của trường.

Hầu hết các thư viện đại học ở Hà Nội xây dựng cơ cấu tổ chức theo mơ hình trực thuộc Ban giám hiệu/Ban giám đốc. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ mà Quy chế mẫu quy định, thư viện trường đại học có các phịng ban chuyên môn, hỗ trợ cho Ban giam đốc thư viện. Các phịng ban gồm có: Phịng bổ sung - trao đổi; Phòng xử lý tài liệu; Phịng thơng tin thư mục; Phòng phục vụ bạn đọc; Phòng tin học - Phịng hành chính…

Đối với một số trường đại học không thành lập thư viện mà chỉ thành lập một đơn vị trực thuộc một bộ phận phịng ban thì khơng thành lập các phịng chuyên môn mà chỉ xây dựng các tổ chuyên môn tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ:

Đội ngũ cán bộ - nguồn nhân lực không thể thiếu trong hoạt động thơng tin - thư viện. Đây chính là đội ngũ vận hành mọi hoạt động của thư viện. Họ là những người quản lý, điều hành, phát triển thư viện và cũng là người chuyển giao mọi thông tin tri thức tới NDT. Lực lượng này cũng chính là những cộng sự góp phần vào việc hỗ trợ giáo dục đào tạo của Nhà trường.

Theo thực tế khảo sát thì tác giả được biết đội ngũ cán bộ làm công tác TT- TV nói chung và ở thư viện các trường đại học nói riêng có tỷ lệ chênh lệch khá cao về giới giữa nam giới và nữ giới. Tỷ lệ nữ giới làm công tác TT-TV nhiều hơn nam giới: nữ giới chiếm 66%, nam giới chiếm 34%. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ ở các thư viện đại học được đánh giá khá cao, hầu hết cán bộ đều tốt nghiệp đại học, cao học. Trình độ của cán bộ thư viện sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình tạo lập phát triển các SP&DV TT - TV.

1.2.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

Người dùng tin là yếu tố cơ bản giữ vai trò quan trọng trong mọi hệ thống thông tin thư viện. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời

thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. Hay nói một cách khác NDT là người có nhu cầu tin, người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Thành phần NDT thì khá đa dạng về đối tượng, độ tuổi, trình độ hay giới. Trước sự phát triển của thông tin tri thức cùng với sự ra đời của KHCN thì nhu cầu tin của NDT càng trở nên đa dạng và ngày một bức thiết. Để xây dựng chiến lược phát triển cho hoạt động thơng tin có hiệu quả, bất kỳ một cơ quan TT-TV đại học nào cũng đều xác định đối tượng NDT. Đối tượng NDT chính của các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội được chia làm các nhóm sau:

Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý: Đây là nhóm người có trình độ học vấn cao, đa số là thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư. Họ không thường xuyên tới thư viện nhưng là những người có sự ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trường. Nhóm NDT này vừa làm cơng tác quản lý, vừa tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu. Thông tin họ quan tâm có diện bao qt rộng giúp hỗ trợ cơng tác quản lý và giảng dạy.

Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu: Đây là nhóm quyết định q trình đào tạo và nghiên cứu trong trường. Họ là người có trình độ học vấn cao, là người sử dụng thông tin thường xuyên và cũng là người tái tạo thông tin mới. Thông tin liên quan đến chuyên ngành đào tạo là nội dung mà nhóm người này quan tâm nhất.

Nhóm sinh viên: là nhóm đối tượng đơng đảo và mức độ sử dụng thư viện là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 41)