Mức độ sử dụng loại hình sản phẩm thơng tin của người dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 105 - 111)

Loại hình sản phẩm

Mức độ sử dụng

Cán bộ/ giảng viên Ngƣời học (SV,HVCH, NCS) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Sách tham khảo 77.9 22.1 0 67.4 30.4 2.2 Báo, tạp chí 60.8 38 1.3 51.1 44.6 4.3 Cơng trình NCKH 37.3 45.3 17.3 14.5 49.4 36.1 Kỷ yếu khoa học 27.1 57.1 15.7 6.2 32.1 61.7 Luận án 30.6 54.2 15.3 14.3 45.2 40.5 Luận văn 30.7 54.7 14.7 15.7 43.4 41 Khóa luận 31.3 47.8 20.9 17.5 40 42.5 Giáo trình/bàigiảng 58.1 35.1 6.8 72.7 19.3 8

Tài liệu tra cứu 38.9 44.4 16.7 49.4 31.8 18.8

Loại hình khác 22.2 55.6 22.2 13.7 64.4 21.9

Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng các sản phẩm thơng tin của hai nhóm đối tượng cán bộ/ giảng viên và người học rất phong phú về loại hình nhưng khác nhau ở mức độ sử dụng.

Nhận thấy, một số loại hình sản phẩm thơng tin có tỷ lệ nhóm người dùng tin là cán bộ/ giảng viên và người học quan tâm, sử dụng thường xuyên không chênh lệch nhau nhiều, cụ thể như: Giáo trình, bài giảng (cán bộ/ giảng viên: 58.1% - người học: 72.7%); sách tham khảo (cán bộ/ giảng viên: 77.9% - người học: 67.4%); tài liệu tra cứu (cán bộ/ giảng viên: 38.9% - người học: 49.4%); báo - tạp chí (cán bộ/ giảng viên: 60.8% - người học: 21.1%). Có sự chênh lệch này bởi: với nhóm cán bộ/ giảng viên nhu cầu sử dụng các tài liệu để phục vụ cho quá trình giảng dạy, quản lý và nghiên cứu của họ. Còn đối với đối tượng người học thì đây là những tài liệu cơ bản cho việc học tập trên giảng đường, hỗ trợ tham khảo lĩnh vực chuyên ngành theo học.

Bên cạnh đó có một số loại hình có tỷ lệ chênh lệch tương đối cao giữa đối tượng là cán bộ/giảng viên và người học, cụ thể: Cơng trình nghiên cứu khoa học (cán bộ/ giảng viên: 37.3% - người học: 14.5%); Kỷ yếu khoa học (cán bộ/ giảng viên: 27.1% - người học: 6.2%); Luận án (cán bộ/ giảng viên: 30.6% - người học: 14.3%); Luận văn (cán bộ/ giảng viên: 30.7% - người học: 15.7%). Có sự chênh lệch này là do đặc điểm nhu cầu tin của mỗi đối tượng là khác nhau. Nhóm cán bộ/ giảng viên là đối tượng thường xuyên phải nghiên cứu, liên tục cập nhập tri thức mới vào giảng dạy nên nhu cầu sử dụng các tài liệu bao hàm chất xám cao.

Một loại hình tài liệu nữa cũng có mức độ sử dụng thường xuyên là tài liệu tra cứu với (cán bộ/giảng viên: 38.9%; người học:49,4% ) - Đây là loại hình tài liệu nhóm đối tượng người học trong quá trình học tập với tất cả các môn học cũng thường phải sử dụng để tham khảo, hỗ trợ trong quá trình học tập các môn học chuyên môn. Kết quả khảo sát trên chưa bao gồm các sản phẩm như: tổng quan, tổng luận, cơ sở dữ liệu, các bản tóm tắt/ chú giải… do hầu hết các thư viện trường đại học chưa tập trung biên soạn hay chú trọng. Đây là vấn đề mà các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội cần quan tâm và phát triển, bởi trong tương lai những loại hình sản phẩm thơng tin này sẽ được người dùng tin, đặc biết là nhóm cán bộ/ giảng viên chú ý nhiều hơn. Việc căn cứ vào mức độ sử dụng loại hình tài liệu của NDT cũng chính là cơ sở để thư viện xem xét mức độ bổ sung phát triển các sản phẩm thư viện sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của NDT.

Dựa trên căn cứ những đánh giá của người dùng tin về chất lượng các loại hình sản phẩm TT-TV có thể thấy các sản phẩm thông tin đã được thư viện tạo lập phù hợp, đáp ứng yêu cầu của NDT ở mức độ nhất định. Bên cạnh việc chú ý nâng cao chất lượng nội dung thì vấn đề hình thức của sản phẩm cũng được các thư viện hết sức chú ý. Các sản phẩm thơng tin ra đời có hình thức đẹp mắt, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng tin… Tuy nhiên vẫn còn tồn SP TT-TV hiện đại mới bắt đầu được triển khai nên chất lượng vẫn chưa được đánh giá cao, tuy nhiên cũng đã nhận được phản hồi tích cực, thu hút khả năng sử dụng thơng tin từ phía NDT bởi tính

nhanh chóng, chính xác, kịp thời và tiện lợi. Đây là thực trạng cần được nhận thức rõ ràng và có những đầu tư theo hướng cụ thể để SPTT-TV thực sự khẳng định được vai trị của nó trong giá trị và trong sự tồn tại của thư viện. Để làm được điều đó, bên cạnh việc hồn thiện và phát triển các SPTT-TV thì phải chú trọng tới việc nghiên cứu, tổ chức các DV TT-TV, phối kết hợp nhuần nhuyễn, khéo léo và chặt chẽ giữa SP&DVTT-TV, tạo nên hệ thống nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của NDT.

2.4.2. Chất lượng các loại hình dịch vụ thơng tin - thư viện

Chất lượng của dịch vụ thông tin tại thư viện có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng sản phẩm thông tin. Để đánh giá chất lượng DVTT-TV tác giả dựa trên cơ sở chuyên môn nghiệp vụ, phỏng vấn và điều tra bảng hỏi tới cán bộ thư được đánh giá qua các tiêu chí sau:

Chất lượng của DVTT-TV: Hiện tại, chất lượng các DVTT-TV của các thư viện được tiến hành tương đối tốt, các dịch vụ cung cấp thơng tin chính xác, khách quan và đáng tin cậy đối với NDT.

Biểu đồ 11: Tỷ lệ chất lượng dịch vụ thông tin – thư viện

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Đọc tài liệu tại chỗ Mượn tài liệu về nhà Tra cứu mục lục chữ cái Tra cứu mục lục phân loại Tra cứu trực tuyến Phổ biến thông tin chọn lọc Tra cứu đa phương tiện Photo tài liệu Tư vấn Dịch vụ khác 23.6 15 9.2 6 17.8 6 5.2 20.4 6.5 5.9 70.1 67.7 69.7 72.8 58 47.4 38.8 54.8 52 49.2 6.3 17.4 21.1 21.2 24.2 46.6 56 24.8 41.5 49.9 Chưa tốt Tốt Rất tốt

Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy hầu hết chất lượng các dịch vụ thư viện được NDT đánh giá ở mức tốt. Được đánh giá là tốt cao nhất là các dịch vụ tra cứu, gồm tra cứu mục lục phân loại (72.8%), tra cứu mục lục chữ cái (69.7%), tra cứu trực tuyến (58%). Điều này cho thấy phương thức tra cứu truyền thống kết hợp tra cứu hiện đại trong thư viện được đều được NDT quan tâm sử dụng. Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ cũng được đánh giá tốt khá cao (70.1%), sở dĩ vì đa số các thư viện đại học bây giờ đều áp dụng hình thức phục vụ mở, bạn đọc có thể thoải mái lựa chọn tài liệu mà mình cần trong thư viện chứ không phải viết phiếu yêu cầu tới cán bộ thư viện. Đây cũng là lý do mà dịch vụ này được đánh giá ở mức rất tốt cao nhất (23.6%). Một số thư viện đã triển khai dịch vụ này rất tốt như: Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội, Thư viện Đại học Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao Thông Vận tải, Thư viện Ngoại Thương, Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Cơng nghệ Bưu Chính Viễn Thơng. Hơn nữa, với thực tế phát triển của các thư viện hiện đại hiện nay, việc tạo ra một không gian đọc rộng rãi, thiết kế đẹp mắt lại càng thu hút bạn đọc tới sử dụng dịch vụ này. Thư viện Trường Đại học Dân lập Thăng Long hiện đang là một trong những thư viện tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng, bố trí được một khơng gian thư viện tiện nghi, hiện đại và đẹp mắt rất được bạn đọc yêu thích.

Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà được NDT đánh giá chất lượng khá cao (67.7%). Đây là dịch vụ mà ở bất kỳ thư viện nào cũng triển khai để thuận tiện cho bạn đọc nghiên cứu tài liệu tại nhà thoải mái. Tuy nhiên, dịch vụ này không áp dụng với những tài liệu quý hiếm. Ngoài ra, dịch vụ đã mang lại nhiều lợi ích cho thư viện như: khai thác tối đa tính năng của phần mềm thư viện trong quản lý lưu thông tài liệu và bạn đọc, tăng hiệu suất phục vụ bạn đọc và lượt sử dụng tài liệu, thuận lợi trong bố trí nhân sự thực hiện việc phục vụ xếp tài liệu lên giá và phục vụ NDT.

Dịch vụ tư vấn, dịch vụ phổ biến thơng tin có chọn lọc nhìn chung được đánh giá chất lượng chưa tốt bởi đây là hai dịch vụ mà các thư viện triển khai còn non yếu. Chưa thư viện đại học nào có một bộ phận làm cơng tác tư vấn cho bạn đọc mà phần lớn là các cán bộ thư viện ở các phòng ban sẽ chủ động giải đáp khi NDT sử dụng sản phầm hay dịch vụ ở phịng ban đó có thắc mắc, vì vậy thiếu tính chặt chẽ và đầy đủ. Dịch vụ phổ biến thơng tin chọn lọc là một dịch vụ địi hỏi cán bộ phải có kiến thức cơ bản về đa ngành, đa lĩnh vực, có như vậy chất lượng dịch vụ mới được đánh giá cao. Trong khi đó đây là một hạn chế của cán bộ thư viện, để thực hiện hiệu quả dịch vụ này, cán bộ thư viện phải có sự phối hợp với cán bộ giảng viên thuộc chuyên ngành để có thể thu thập được đầy đủ những thơng tin mà NDT yêu cầu về lĩnh vực mà họ yêu cầu.

Chi phí thực hiện dịch vụ : Với các trường đại học thuộc khối công lập, vấn đề chi phí cho hoạt động thư viện cịn có nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước, cịn các trường đại học ngồi cơng lập thì giường như khơng có khoản hỗ trợ này. Do vậy, mọi chi phí cho hoạt động thư viện nói chung và dịch vụ nói riêng đều phải do nhà trường tự bỏ. Vì vậy, hiện tại các dịch vụ ở thư viện đại học được thực hiện với chi phí và giá thành tương đối thấp. Các thư viện mới chỉ thu phí với các dịch vụ: sao chụp, scan tài liệu, phổ biến thông tin chọn lọc, dịch thuật tài liệu. Các chi phí đều được triển khai ở mức thấp nhất để khuyến khích NDT sử dụng dịch vụ thư viện.

Mức độ thuận tiện của dịch vụ: Các dịch vụ TT – TV khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau và được xây dựng dựa trên những tiến bộ khoa học và công nghệ. Các dịch vụ đã đảm bảo tính hiện đại, chất lượng theo sát sự phát triển của cơng nghệ, xu thế, thói quen NDT. Hơn nữa các dịch vụ được xây dựng trên các tiện ích của mạng xã hội, NDT có thể sử dụng dịch vụ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện kết nối Internet hoặc mạng điện thoại. Khơng cịn bị hạn chế về không gian, khoảng cách và thời gian. Mọi quy trình thực hiện dịch vụ đã được

lược giản, khơng cịn rườm rà, phức tạp. Mức độ thuận tiện của dịch vụ được thể hiện qua mức độ sử dụng dịch vụ của NDT.

Biểu đồ 12: Tỷ lệ mức độ sử dụng dịch vụ thư viện của người dùng tin

Với kết quả điều tra và quả phỏng vấn trực tiếp NDT và cán bộ công tác tại thư viện thì tác giả nhận thấy đa phần NDT đánh giá mức độ thuận tiện cao Tra cứu các dịch vụ cơ bản của thư viện, như: dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ là dịch vụ được NDT sử dụng thường xuyên nhất (46%), sau đấy là dịch vụ tra cứu trực tuyến (32.5%), dịch vụ photo tài liệu (30.5%). Đây là các dịch vụ mà NDT thường xuyên sử dụng khi đến thư viện. Thực tế hiện nay các thư viện đang ngày càng chú trọng hơn nữa khâu tổ chức dịch vụ với phương châm kịp thời, đầy đủ, chính xác và thân thiện với mọi đối tượng NDT nên các dịch vụ này sẽ thu hút đông đảo NDT đến với thư viện.

Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc chưa được phổ biến rộng rãi tới NDT ở nhiều thư viện nên mức độ sử dụng dịch vụ này chưa cao, trong khi đây lại là một dịch vụ đem lại nhiều tiện ích cho NDT. Còn dịch vụ tra cứu đa phương tiện thì đang mất đi lợi thế, bởi đa phần NDT đều có máy tính cá nhân có khả năng truy cập khi có kết nối mạng. Có thể thấy dịch vụ tra cứu được NDT rất quan tâm bởi lẽ, đây

0 20 40 60 80

Đọc tài liệu tại chỗ Mượn tài liệu về nhà Tra cứu mục lục chữ cái Tra cứu mục lục phân loại Tra cứu trực tuyến Tra cứu đa phương tiện Phổ biến thông tin chọn lọc Photo tài liệu Tư vấn Dịch vụ khác 46 28.7 19.4 19.4 32.5 6.4 8.1 30.5 9.7 4 49.4 57.9 45 45.6 38 21.7 27.3 35.9 35.4 39.7 4.5 13.5 35.6 35 29.4 72 58.1 33.5 54.9 56.3

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

là dịch vụ cơ bản để NDT tiếp cận được với tài liệu. Với dịch vụ này NDT có thể tra tìm tài liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất để có được tài liệu mình mong muốn sử dụng. Các hình thức tra cứu hiện đại như hệ thống mục lục tra cứu trực tuyến, tra cứu từ điển, bách khoa thư chiếm vai trò quan trọng hơn nhiều so với các hình thức tra cứu truyền thống. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của hình thức tra cứu này trong việc hỗ trợ NDT tìm kiếm tài liệu. Hơn nữa, trình độ của NDT ngày càng cao, việc tiếp xúc với máy tính, cơng nghệ ngày càng nhạy bén do vậy việc tra cứu theo hình thức hiện đại là nhu cầu khơng thể thiếu trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống tra cứu mục lục phân loại và mục lục chữ cái vẫn đóng vai trị quan trọng tồn tại song song với hệ thống tra cứu hiện đại. Đây là công cụ hữu hựu để bạn đọc tra tìm tài liệu khi thư viện có các sự cố về điện, phần mềm, máy tính…

Bảng số liệu sau sẽ thống kê được mức độ quan trọng của hình thức tra cứu mà NDT đã đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Trang 105 - 111)