Laođộng xuất khẩu của huyện chia theo thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 59)

Năm Nước 2014 2015 2016 Bình Quân SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Đài Loan 95 52,49 118 54,38 137 58,3 117 55,06 Hàn Quốc 19 10,49 20 9,23 27 11,48 22 10,4 Nhật Bản 14 7,74 22 10,14 25 10,64 20 9,51 Malaysia 27 14,92 25 11,52 17 7,23 23 11,22 Trung đông 17 9,39 24 11,06 22 9,37 21 9,94 Nước khác 9 4,97 8 3,67 7 2,98 8 3,87

Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện (2014,2015,2016) Bảng 4.2 cho thấy, về cơ cấu theo thị trường của các lao động xuất khẩu thì huyện Hiệp Hòa cũng tương đối giống tình hình chung của cả nước, các thị trường chủ yếu của lao động đi xuất khẩu là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và một số thị trường khác. Trong đó đông nhất là thị trường Đài Loan chiếm bình quân 55,06% tổng số lao động xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân là 120,16%, tiếp đến là Malaysia chiếm tỷ lệ là 11,22% với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 80.29%. Nhật Bản chiếm 9,51% với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 135,39%, Hàn Quốc chiếm 10,4% với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 120,13%, Trung Đông chiếm 9,94%, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 116,41%, thị trường khác chiếm một tỷ lệ tương đối là 3,87%. Điều này cho thấy công tác XKLĐ của tỉnh cần tập trung nhiều hơn nữa vào việc mở rộng thị trường sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản … Bởi theo dự báo của các nhà kinh tế thì các thị trường này sẽ ổn định hơn cả về việc làm lẫn chính trị, mặt khác sang các thị trường này mức thu nhập của lao động sẽ cao hơn, đời sống của người lao động sẽ cao hơn. Họ quản lý lao động chặt chẽ hơn vì thế mà ít có những trường hợp phá vỡ hợp đồng bỏ ra ngoài công ty để làm việc.

Tuy có sự biến động về một số thị trường trong những năm qua các thị trường truyền thống vẫn được khai thác, đặc biệt là chương trình cấp phép mới (EPS) đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu làm việc có thời hạn ở nước ngoài của người lao động Hiệp Hòa nói riêng và người lao động trên cả nước nói chung.

tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đã mở thêm được một số thị trường ở Đông Nam Á và Trung Đông cùng với mô hình liên kết đào tạo nguồn lao động xuất khẩu giữa tổ chức và doanh nghiệp XKLĐ với chính quyền địa phương nên hoạt động XKLĐ của huyện Hiệp Hòa đã gặt hái được những thành tựu tương đối khả quan.

Tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, cũng như cuộc khủng hoảng nợ công ở các quốc gia Châu Âu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do vậy, việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm cũng là nguyên nhân làm cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động xuất khẩu vốn đã gay gắt lại càng trở lên gay gắt hơn.

4.1.4. Hình thức, mục đích, nhu cầu đi xuất khẩu của người lao động

Qua việc áp dụng các biện pháp tăng cường và thắt chặt quản lý đối với hoạt động XKLĐ, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài của huyện có xu hướng tăng dần qua các năm. Cho thấy việc triển khai các giải pháp đã đem lại một số hiệu quả nhất định.

Hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong những năm qua đang có những thay đổi theo chiều hướng có dần và tăng cường trách nhiệm của người lao động khi ra nước ngoài làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 59)