Bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động xuất khẩu laođộng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động xuất khẩu laođộng của

huyện Hệp Hòa

Thứ nhất, để tạo việc làm thông qua XKLĐ đạt hiệu quả cao thì các cơ quan quản lý Nhà Nước cần phải ban hành chủ trương chính sách phù hợp hướng dẫn hoạt động XKLĐ và có chính sách hỗ trợ cho người lao động tham gia XKLĐ, nhất là các đối tượng đó là NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con gia đình chính sách, muốn đi XKLĐ để xóa đói giảm nghèo nhưng không có đủ tiềm lực về tài chính để đi, ở các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao.

Những chính sách hỗ trợ có thể là hỗ trợ vay vốn với mức cao hơn so với những đối tương NLĐ bình thường khác, hoặc hỗ trợ thêm chi phí đào tạo, chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình học tập, chi phí tàu xe, chi phí làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Cần phải xác định tạo việc làm thông qua XKLĐ là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu

cho ngân sách địa phương. Các địa phương nếu quan tâm đến chính sách XKLĐ đều đạt hiệu quả cao trong công tác này.

Nhà nước cũng đẩy mạnh quan hệ với các nước để tìm kiếm, mở rộng thị trường XKLĐ, tạo điều kiện hành lang pháp lý thông thoáng, thuận tiện cho các doanh nghiệp XKLĐ phát triển hoạt động XKLĐ, tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước ở tất cả các khâu của hoạt động XKLĐ.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động XKLĐ thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tham gia xuất khẩu, bằng cách bồi dưỡng, đào tạo tay nghề, đào tạo ngoại ngữ và ý thức của người lao động. Để làm được điều này cần phải chú trọng công tác tuyển mộ, đào tạo người lao động trước khi tiến hành XKLĐ, có chính sách hỗ tợ người lao động về vốn... Đồng thời cũng phải có biện pháp quản lý NLĐ khi làm việc ở nước ngoài, tránh hiện tượng bỏ việc làm tự do, vi phạm pháp luật bên nước sở tại, đồng thời bảo vệ người lao động khi bị chủ sử dụng lao động ngược đãi, đối xử không công bằng, chấm dứt hợp đồng không có lý do...

Những địa phương có nhiều chính sách thu hút, quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp XKLĐ sẽ tạo điều kiện thu hút được nhiều doanh nghiệp XKLĐ trực tiếp về đóng trụ sở tại địa bàn, hoạt động có uy tín, hiệu quả, từ đó đưa được nhiều NLĐ ra nước ngoài làm việc, NLĐ địa phương đó cũng có cơ hội đến được với doanh nghiệp XKLĐ một cách trực tiếp để trao đổi, tìm kiếm thông tin về việc làm ngoài nước phù hợp trình độ và nhu cầu của bản thân.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển dụng, đào tạo đưa người lao động đi XKLĐ. Kiểm soát tốt quá trình tuyển dụng tổ chức đưa lao động đi xuất khẩu, tránh tình trạng lừa đảo làm thiệt hại cho người lao động và mất uy tín đối với hoạt động XKLĐ của Nhà nước. Cần có chính sách giúp đỡ NLĐ khi kết thúc hợp đồng trở về nước tìm kiếm việc làm để phát huy những kinh nghiệm, tay nghề, tác phong công nghiệp học được khi làm việc ở nước ngoài..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 43)