PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHİÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Tập hợp từ các báo cáo, thống kê định kì hằng năm về tình hình dân số, lao động, kinh tế xã hội của Phòng Lao động-TB&XH, Chi Cục Thống kê huyện, các chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động XKLĐ. Đây là những tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để xây dựng phương pháp luận và thực tiễn của đề tài, ngoài ra thông qua đó để biết thêm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn 110 người lao động (gồm 60 NLĐ đăng ký tham gia XKLĐ và 50 NLĐ đã đi XKLĐ về nước) tại 03 xã: Đoan Bái, Bắc Lý và xã Thanh Vân để điều tra khảo sát. Đây là 3 xã có phong trào đi XKLĐ ở 3 mức khác nhau (tốt, khá, trung bình) trong những năm qua và 110 NLĐ trên được chọn một cách ngẫu nhiên, nhằm mục đích đánh giá chất lượng lao động xuất khẩu của huyện, độ tuổi, giới tính, thu nhập, chi phí... khi đi
làm việc ở nước ngoài và đánh giá các hoạt động hỗ trợ công tác XKLĐ của huyện; điều tra các doanh nghiệp XKLĐ được phép tuyển lao động trên địa bàn huyện (08 doanh nghiệp) nhằm đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nước về XKLĐ và chất lượng LĐXK của huyện. Các đối tượng này được lựa chọn để thu thập các thông tin cần thiết thông qua bộ câu hỏi đã được thiết kế trong mẫu phiếu điều tra. Điều tra, thu thập thông tin từ các cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động ở Phòng Lao động - TB&XH và các xã, thị trấn (10 người) nhằm đánh giá tình hình XKLĐ của huyện, Chủ trương, chính sách của huyện cho doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài, các giải pháp XKLĐ trên địa bàn huyện trong thời gian tới; và các cơ sở đào tạo có chức năng dạy nghề hoạt động trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (04 cơ sở) để biết được công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng NLĐ trên địa bàn.
Ngoài ra có thể thu thập số liệu nghiên cứu qua kết quả điều tra cung - cầu lao động, điều tra thống kê xuất khẩu lao động, kết quả vay vốn giải quyết việc làm... là các chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại đơn vị công tác của tác giả.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp: Thu thập trực tiếp thông tin từ các nguồn thông tin sau đó tổng hợp phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.
Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra trên máy vi tính bằng chương trình Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin
*Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng công tác XKLĐ ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
*Phương pháp so sánh
Thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng. Xác định các chỉ tiêu giải thích, sử dụng phương pháp phân tích và cân đối để phát triển vấn đề mà đề tài quan tâm.
Các số liệu được tiến hành đánh giá, phân loại đem so sánh với mốc thời gian khác nhau, từ đó đưa ra sự đánh giá về thực trạng XKLĐ của huyện Hiệp Hòa trong thời gian qua.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
* Chỉ tiêu chung:
- Cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn
- Số lượng, cơ cấu lao động theo các tiêu chí (độ tuổi, giới tính, ngành nghề…) đi XKLĐ
- Chi phí, thu nhập bình quân của người đi XKLĐ * Chỉ tiêu về sự phát triển
- Tốc độ phát triển của số lao động đi XKLĐ - Cơ cấu thị trường XKLĐ
- Một số các chỉ tiêu khác
* Chỉ tiêu phản ánh chất lượng XKLĐ
- Kỹ năng, trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động tham gia XKLĐ
- Tỷ lệ vi phạm hợp đồng, bỏ trốn - Các chỉ tiêu khác