Các hình hức xuất khẩu laođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.4. Các hình hức xuất khẩu laođộng

Tùy thuộc vào từng cách tiếp cận khác nhau mà XKLĐ có thể chia thành những hình thức khác nhau:

Thứ nhất: Phân loại theo địa lý biên giới giữa các quốc gia. Theo cách tiếp cận này thì XKLĐ được chia thành hai hình thức:

XKLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Hình thức này bao gồm tất cả các hoạt động đưa người Việt Nam sang nước ngoài làm việc có thời hạn bao gồm: Đưa lao động theo Hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước; hợp tác giữa các nước về lao động và chuyên gia; thông qua các doanh nghiệp XKLĐ...

XKLĐ tại chỗ: Là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài làm việc tại Việt Nam như: các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện ở Vệt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doang nghiệp liên doanh, các cơ quan ngoại giao của nước ngoài đặt ở Việt Nam... Theo đó, trong hình thức này người lao động không phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam mà làm việc ngay tại trong nước. Xuất khẩu lao động tai chỗ hiện nay rất phổ biến, thu hút được một lượng lớn lao động trong nước, do vây chính phủ cần có những biện pháp tích cực hơn để thu hút đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất trong nước giải quyết việc làm cho người lao động.

Thứ hai: Phân loại theo văn bản pháp luật của Nhà nước. Tùy thuộc vào chính sách, luật pháp của mỗi quốc gia mà có các hình thức xuất khẩu lao động khác nhau. Theo Điều 6, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Quốc hội, 2006) thì XKLĐ có 4 hình thức như sau:

Một là: Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này được thực hiện thông qua các doanh nghiệp hoạt động chuyên về xuất khẩu lao động, hoặc được bổ sung thêm chức năng xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp này tìm kiếm thị trường lao động và kí kết với các tổ chức, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Sau đó họ quay lại thị trường lao động trong nước để tiến hành tuyển chọn, đào tạo theo yêu cầu của phía tiếp nhận rồi gửi sang cho họ. Các doanh nghiệp này tuy không trực

tiếp quản lý những đối tượng lao động, mà là các đơn vị tiếp nhận lao động. Người lao động đi xuất khẩu phải làm việc cho các đối tượng tiếp nhận họ và chịu sự quản lí của họ.

Hai là: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hình thức này được thực hiện thông qua các nhà thầu khi thắng thầu xây dựng ở nước ngoài, thể hiện bằng việc đàm phán, kí kết các điều khoản được cac bên đồng ý giữa các nhà thầu nước trong nước với các đơn vị, tổ chức của nước tổ chức đấu thầu. Sau khi đã thoả thuận vấn đề đưa người lao động của nước XKLĐ (chủ yếu là công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý) sang nước nhận thầu làm việc về các điều kiện như: ăn ở, sinh hoạt, làm việc, các chi phí khác có liên quan đến lao động của ta thì nước cung cấp sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng. Phía nước cung cấp lao động chủ yếu đưa người sang làm việc còn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... đều do phía nhận lao động cung cấp. Sau khi bàn giao, hợp đồng kết thúc hợp đồng thì người lao động phải về nước.

Ba là: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Đây là hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật. Để đi làm việc theo hình thức này ngoài những điều kiện cơ bản thì người lao động phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức này xuất hiện tương đối nhiều trong những năm qua tại các doanh nghiệp, nhất là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bốn là: Hợp đồng cá nhân. Là hình thức lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài. Hình thức này được thực hiện thông qua một số cách sau như: Phía có nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp sang nước có nhu cầu xuất khẩu lao động và kí kết trực tiếp với người lao động, hoặc người lao động đi sang nước ngoài làm việc theo sự giới thiệu của người quen đang sinh sống ở nước đó. Hình thức này ở nước ta hiện nay còn ít phổ biến, số lượng lao động đi vẫn còn hạn chế.

Và còn nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên tùy theo những cách tiếp cận khác nhau và những mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn cách phân loại cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)