Quy mô laođộng xuất khẩu của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA HUYỆN HIỆP

4.1.2. Quy mô laođộng xuất khẩu của huyện

Trong những năm gần đây, song song vớ v ệc g ả quyết v ệc làm cho lao động thì công tác xuất khẩu lao động của huyện H ệp Hòa cũng đẩy mạnh và đạt được một số kết quả khá tốt, thể h ện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lao động xuất khẩu của huyện giai đoạn 2014-2016 Năm Kế hoạch Năm Kế hoạch (ngườ ) Thực h ện (ngườ ) Tỷ lệ hoàn thành KH (%) Lượng tăng so vớ năm trước (ngườ ) Tốc độ tăng so vớ năm trước (%) 2014 200 181 90,5 - - 2015 200 217 108,5 36 119,89 2016 250 235 94 18 108,29 Tổng 650 633 - - -

Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện (2014,2015,2016) Bảng 4.1 cho thấy số lượng lao động xuất khẩu của huyện tăng dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2014 số LĐXK là 181 người; năm 2015 số LĐXK là 217 người, tăng so với năm 2014 là 36 người (tương ứng tỷ lệ tăng 19,89%); năm 2016 số lao động đi XKLĐ là 235 người, tăng 18 người (tương ứng tỷ lệ tăng 8,29%) so với năm 2015. Lao động đi xuất khẩu của huyện có tăng lên nhưng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch đề ra: Năm 2014 đạt 90,5% so với kế hoạch, năm 2016 dạt 94,5% kế hoạch.

4.1.3. Thị trường người lao động đi XKLĐ tại nước ngoài

Trong thời kỳ đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, với sự ra đời của Chỉ thị 41-CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về xuất khẩu lao động và chuyên gia. XKLĐ của nước ta đã có quan điểm, định hướng đúng đắn và nhận sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự quản lý, hỗ trợ hiệu quả của chính phủ và sự đồng thuận của cộng đồng xã hội với nhiều hình thức thực hiện đa dạng, nhờ vậy đã đạt được những kết quả khả quan.

Bảng 4.2. Lao động xuất khẩu của huyện chia theo thị trường Năm Năm Nước 2014 2015 2016 Bình Quân SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Đài Loan 95 52,49 118 54,38 137 58,3 117 55,06 Hàn Quốc 19 10,49 20 9,23 27 11,48 22 10,4 Nhật Bản 14 7,74 22 10,14 25 10,64 20 9,51 Malaysia 27 14,92 25 11,52 17 7,23 23 11,22 Trung đông 17 9,39 24 11,06 22 9,37 21 9,94 Nước khác 9 4,97 8 3,67 7 2,98 8 3,87

Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện (2014,2015,2016) Bảng 4.2 cho thấy, về cơ cấu theo thị trường của các lao động xuất khẩu thì huyện Hiệp Hòa cũng tương đối giống tình hình chung của cả nước, các thị trường chủ yếu của lao động đi xuất khẩu là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và một số thị trường khác. Trong đó đông nhất là thị trường Đài Loan chiếm bình quân 55,06% tổng số lao động xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân là 120,16%, tiếp đến là Malaysia chiếm tỷ lệ là 11,22% với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 80.29%. Nhật Bản chiếm 9,51% với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 135,39%, Hàn Quốc chiếm 10,4% với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 120,13%, Trung Đông chiếm 9,94%, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 116,41%, thị trường khác chiếm một tỷ lệ tương đối là 3,87%. Điều này cho thấy công tác XKLĐ của tỉnh cần tập trung nhiều hơn nữa vào việc mở rộng thị trường sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản … Bởi theo dự báo của các nhà kinh tế thì các thị trường này sẽ ổn định hơn cả về việc làm lẫn chính trị, mặt khác sang các thị trường này mức thu nhập của lao động sẽ cao hơn, đời sống của người lao động sẽ cao hơn. Họ quản lý lao động chặt chẽ hơn vì thế mà ít có những trường hợp phá vỡ hợp đồng bỏ ra ngoài công ty để làm việc.

Tuy có sự biến động về một số thị trường trong những năm qua các thị trường truyền thống vẫn được khai thác, đặc biệt là chương trình cấp phép mới (EPS) đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu làm việc có thời hạn ở nước ngoài của người lao động Hiệp Hòa nói riêng và người lao động trên cả nước nói chung.

tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đã mở thêm được một số thị trường ở Đông Nam Á và Trung Đông cùng với mô hình liên kết đào tạo nguồn lao động xuất khẩu giữa tổ chức và doanh nghiệp XKLĐ với chính quyền địa phương nên hoạt động XKLĐ của huyện Hiệp Hòa đã gặt hái được những thành tựu tương đối khả quan.

Tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, cũng như cuộc khủng hoảng nợ công ở các quốc gia Châu Âu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do vậy, việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm cũng là nguyên nhân làm cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động xuất khẩu vốn đã gay gắt lại càng trở lên gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 59)