Chi phí và thu nhập của NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 69)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA HUYỆN HIỆP

4.1.6. Chi phí và thu nhập của NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có khi phải mất rất nhiều khoản chi phí như: chi phí xuất cảnh, chi phí đào tạo tay nghề, học ngoại ngữ, chi phí môi giới, dịch thuật... Xu thế chung của các doanh nghiệp môi giới hiện nay là áp dụng khung phí linh động theo từng đơn hàng, chính vì vậy các con số về chi phí đi xuất khẩu lao động cho từng công việc, từng thị trường là khác nhau.

Với mỗi thị trường khác nhau khi NLĐ đi XKLĐ họ sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, đặc thù công việc và thu nhập của công việc mang lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng lao động tham gia hoạt động xuất khẩu lao động.

Bảng 4.10. Mức chi phí đi XKLĐ của các hộ điều tra

Thị trường XKLĐ

Số tiền NLĐ bỏ ra khi đi XKLĐ

Dưới 30 triệu (người) Từ 30 đến dưới 70 triệu (người) Từ 70 đến dưới 100 triệu (người) Trên 100 triệu (người) Đài Loan 0 0 21 12 Hàn Quốc 0 1 0 11 Nhật Bản 0 0 0 13 Malaysia 3 25 0 0 Trung đông 0 2 11 0 Thị trường khác 1 2 5 3 Tổng (số người) 4 30 37 39 Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Qua bảng trên cho thấy: Đài Loan là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nói chung, lao động sang Đài Loan chủ yếu làm trong các ngành nghề như: điện tử, giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh… Mức phí quy định sang Đài Loan từ 4.000 đến 5.000USD. Trong tổng số 19 người đi XKLĐ tại Đài Loan có 7 người phải bỏ ra số tiền từ 70 đến 100 triệu, còn lại 12 người phải bỏ ra số tiền trên 100 triệu để đi xuất khẩu sang nước này.

Thị trường Hàn Quốc, NLĐ khi đi xuất khẩu phải bỏ số tiền từ 150 đến 300 triệu đối với đi theo hình thức môi giới, còn đối với đi theo hình thức tổ chức (chương trình EPS) thì chỉ mất khoảng 20 đến 40 triệu VNĐ (tuỳ theo từng đợt đi và tuỳ từng ngành nghề khác nhau mà có mức chi phí khác nhau). Tuy nhiên số lao động đi theo chương trình EPS rất ít, do yêu cầu đòi hỏi và mức độ cạnh tranh cao vì số lượng đi có hạn. Với mức chi phí là tương đối cao so với người dân nhưng đổi lại nếu sang nước này sẽ có thu nhập cao hơn nên cũng chỉ trong thời gian khoảng một năm là họ có thể hoàn vốn.

Với Nhật Bản, đây là nước nhập khẩu lao động có yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao (đối với tu nghiệp sinh, độ tuổi từ 20 đến 40, có đủ sức khỏe, đủ năng lực hành vi đáp ứng được yêu cầu tu nghiệp ở xí nghiệp tiếp nhận). Chi phí sang Nhật Bản rất cao khoảng từ 200 đến 300 triệu nên có rất ít người lựa chọn sang nước này mặc dù thu nhập của người lao động ở nước này là rất cao.

Đối với Malaysia, chi phí tham gia XKLĐ dao động từ 20 đến 40 triệu VNĐ, đây là nước có khoản chi phí tham gia XKLĐ là thấp nhất, nó phù hợp với những người dân có thu nhập thấp khi đi sang Malaysia. Tuy nhiên XKLĐ sang nước này chỉ được mức lương thấp hơn so với các nước khác nhưng vấn đề đầu tiên đây là thị trường phù hợp với tiềm lực kinh tế của đông đảo người dân.

Một số thị trường khác cần lao động có nghề, trình độ nghề cao. Ngoại trừ một số ít nghề như làm việc trong dây chuyền sản xuất điện tử, do chuyên môn hóa cao, NLĐ chỉ làm những bước công việc đơn giản, không cần phải có nghề trước khi đi, còn phần lớn những ngành nghề sản xuất khác như: hàn, cơ khí chế tạo, xây dựng, may mặc... NLĐ có nghề vững dễ được tuyển chọn, lương cao và công việc ổn định hơn. Lao động không nghề lương thấp, dễ bị mất việc khi sản xuất có biến động. Xuất khẩu sang nước này có mức chi phí đi theo môi giới khoảng 50 -120 triệu.

Tiến hành điều tra 50 lao động đi XKLĐ đã về nước từ các thị trường cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi lao động ở các nước khác nhau có sự chênh lệch khá lớn (Bảng 4.11).

Bảng 4.11. Thu nhập bình quân của LĐXK đã về nước theo thị trường

Thị trường XKLĐ Số lao động điều tra Mức thu nhập bình quân/ người/tháng (triệu đồng) SL (người) Đài Loan 19 12,32 Hàn Quốc 6 19,56 Nhật Bản 3 18,47 Malaysia 10 8,63 Trung đông 4 9,87 Thị trường khác 8 10,67 Cộng 50 -

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Bảng 4.11 cho thấy Hàn Quốc cũng là một thị trường mà mức độ công việc tương đối ổn định, lương cao (bình quân 19,56 triệu đồng/người/tháng), thu hút lực lượng lao động trẻ có tay nghề làm việc công xưởng là nam giới nhưng do mức chi phí để đi Hàn Quốc tương đối cao, cùng với đó là tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, vi phạm Luật pháp nước sở tại cho nên số người đi Hàn là 06 người, tương ứng tỷ lệ chiếm 12% trong tổng số những người điều tra.

Malaysia là một thị trường nhập khẩu lao động dễ tính nhưng từ năm 2012 trở lại đây thì rất ít người đi mặc dù chi phí để sang bên đó là ít hơn nhiều so với nước Đài Loan, Hàn Quốc. Vì thứ nhất là mức độ công việc ổn định ở bên Malaysia chưa cao, thứ hai là mức lương thấp hơn nhiều so với các nước khác (bình quân 8,63 triệu đồng/ người/tháng).

Lao động của huyện Hiệp Hòa nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung được nhiều chủ sử dụng lao động đánh giá là cần cù, nhiệt tình, ham học hỏi. Tuy nhiên do chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp nên không được trả lương cao như lao động của Indonesia, Philippine… vì họ có tay nghề cao. Nhưng nhìn chung, mức thu nhập của đa số lao động là ổn định.

Những người đi XKLĐ tại các thị trường Malaysia, khu vực Trung Đông với mức thu nhập bình quân chưa đến 10 triệu đồng/tháng thì mới đảm bảo mức sinh hoạt của cá nhân nếu sống tiết kiệm thì hàng tháng có thể gửi về nước 4 - 6 triệu đồng phụ giúp gia đình. Đối với người đi xuất khẩu tại Đài Loan, với mức lương phổ biến từ 12,32 triệu/người/tháng, ngoài ra còn có tiền thưởng của chủ nếu làm việc tốt, ăn ở miễn phí, sau 3 năm làm việc nếu tiết kiệm có thể mang về

200-250 triệu đồng. Đối với thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản và Hàn Quốc sau 3 năm về nước, trừ các khoản chi phí thì NLĐ có thể mang về nước từ 350 - 400 triệu. Đây là nguồn thu nhập tương đối lớn, giúp họ có thể trang trải chi phí đi XKLĐ đồng thời cũng có tiền để chăm lo cuộc sống gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 69)