3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Tập hợp từ các báo cáo, thống kê định kì hằng năm về tình hình dân số, lao động, kinh tế xã hội của Phòng Lao động-TB&XH, Chi Cục Thống kê huyện, các chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động XKLĐ. Đây là những tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để xây dựng phương pháp luận và thực tiễn của đề tài, ngoài ra thông qua đó để biết thêm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn 110 người lao động (gồm 60 NLĐ đăng ký tham gia XKLĐ và 50 NLĐ đã đi XKLĐ về nước) tại 03 xã: Đoan Bái, Bắc Lý và xã Thanh Vân để điều tra khảo sát. Đây là 3 xã có phong trào đi XKLĐ ở 3 mức khác nhau (tốt, khá, trung bình) trong những năm qua và 110 NLĐ trên được chọn một cách ngẫu nhiên, nhằm mục đích đánh giá chất lượng lao động xuất khẩu của huyện, độ tuổi, giới tính, thu nhập, chi phí... khi đi
làm việc ở nước ngoài và đánh giá các hoạt động hỗ trợ công tác XKLĐ của huyện; điều tra các doanh nghiệp XKLĐ được phép tuyển lao động trên địa bàn huyện (08 doanh nghiệp) nhằm đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nước về XKLĐ và chất lượng LĐXK của huyện. Các đối tượng này được lựa chọn để thu thập các thông tin cần thiết thông qua bộ câu hỏi đã được thiết kế trong mẫu phiếu điều tra. Điều tra, thu thập thông tin từ các cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động ở Phòng Lao động - TB&XH và các xã, thị trấn (10 người) nhằm đánh giá tình hình XKLĐ của huyện, Chủ trương, chính sách của huyện cho doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài, các giải pháp XKLĐ trên địa bàn huyện trong thời gian tới; và các cơ sở đào tạo có chức năng dạy nghề hoạt động trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (04 cơ sở) để biết được công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng NLĐ trên địa bàn.
Ngoài ra có thể thu thập số liệu nghiên cứu qua kết quả điều tra cung - cầu lao động, điều tra thống kê xuất khẩu lao động, kết quả vay vốn giải quyết việc làm... là các chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại đơn vị công tác của tác giả.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp: Thu thập trực tiếp thông tin từ các nguồn thông tin sau đó tổng hợp phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.
Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra trên máy vi tính bằng chương trình Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin
*Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng công tác XKLĐ ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
*Phương pháp so sánh
Thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng. Xác định các chỉ tiêu giải thích, sử dụng phương pháp phân tích và cân đối để phát triển vấn đề mà đề tài quan tâm.
Các số liệu được tiến hành đánh giá, phân loại đem so sánh với mốc thời gian khác nhau, từ đó đưa ra sự đánh giá về thực trạng XKLĐ của huyện Hiệp Hòa trong thời gian qua.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
* Chỉ tiêu chung:
- Cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn
- Số lượng, cơ cấu lao động theo các tiêu chí (độ tuổi, giới tính, ngành nghề…) đi XKLĐ
- Chi phí, thu nhập bình quân của người đi XKLĐ * Chỉ tiêu về sự phát triển
- Tốc độ phát triển của số lao động đi XKLĐ - Cơ cấu thị trường XKLĐ
- Một số các chỉ tiêu khác
* Chỉ tiêu phản ánh chất lượng XKLĐ
- Kỹ năng, trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động tham gia XKLĐ
- Tỷ lệ vi phạm hợp đồng, bỏ trốn - Các chỉ tiêu khác
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN HIỆP HÒA 4.1.1 Đặc điểm tổ chức, quản lý hoạt động XKLĐ của huyện Hiệp Hòa 4.1.1 Đặc điểm tổ chức, quản lý hoạt động XKLĐ của huyện Hiệp Hòa 4.1.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý về xuất khẩu lao động
Để phát huy hiệu quả của hoạt động XKLĐ, hạn chế những rủi ro, tiêu cực xảy ra và giúp công tác quản lý hoạt động XKLĐ của huyện đạt hiệu quả cao, UBND huyện Hiệp Hòa đã ban hành Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 về việc sát nhập Ban chỉ đạo dạy nghề, giải quyết việc làm và Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động thành Ban chỉ đạo Công tác giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm (BCĐ CTGDNN&GQVL) huyện Hiệp Hòa. Thành phần và trách nhiệm của các thành viên trong Ban chỉ đạo như sau:
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý XKLĐ huyện Hiệp Hòa + Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về tiến độ thực hiện và kết quả của Kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm và XKLĐ trên địa bàn. Phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao;
+ Trưởng Phòng Lao động – TB&XH làm Phó Trưởng ban thường trực, có trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo các công việc của Trưởng ban ủy quyền, điều hành theo kế hoạch đã được Ban chỉ đạo thống nhất, giải quyết những công việc thường xuyên của Ban chỉ đạo, trực tiếp giải quyết mọi vướng mắc, khiếu nại, tố cáo trong quá trình triển khai, tổng hợp chung tình hình để báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Phó ban thường trực
Trưởng ban
Phó ban
Chỉ đạo nghiệp vụ và tổng hợp báo cáo công tác XKLĐ; giới thiệu các doanh nghiệp có chức năng hoạt động XKLĐ về các xã, thị trấn tuyển lao động; tập huấn nâng cao nhận thức và nghiệp vụ quản lý công tác XKLĐ cho cán bộ làm công tác Lao động TB&XH các cấp; kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ.
+ Trưởng Công an huyện làm Phó trưởng ban, chịu trách nhiệm phối hợp với công an tỉnh hướng dẫn làm thủ tục xuất nhập cảnh cho người lao động, chủ động phối hợp với các ngành xây dựng biện pháp ngăn chặn và xử lý các hiện tượng lừa đảo gây thiệt hại tới người lao động;
+ Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo làm thành viên, chủ trì phối hợp với Phòng Lao động - TB&XH thực hiện các giải pháp mở rộng quy mô, nâng cao
chất lượng đào tạo cho người lao động.
+ Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch làm thành viên chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, nghiên cứu, đề xuất và cùng Phòng Lao động – TB&XH trình UBND huyện các giải pháp hỗ trợ về vốn, chế độ khuyến khích xuất khẩu lao động, kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo. Đồng thời quản lý, cấp phát, hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán phần kinh phí thực hiện;
+ Trưởng phòng Văn Hóa- Thông tin làm thành viên, có trách nhiệm triển khai công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện dến các xã, thị trấn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức đối với công tác xuất khẩu lao động trong mọi tầng lớp nhân dân;
+ Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng làm thành viên, có trách nhiệm cân đối các nguồn nhân lực phục vụ công tác xuất khẩu lao động, cần có sự phối hợp với Phòng Lao động – TB&XH đề xuất những giải pháp hữu hiệu;
+ Trưởng Phòng Y tế làm thành viên, có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế về công tác hướng dẫn khám sức khỏe cho người lao động;
+ Trưởng Đài truyền thanh huyện làm thành viên, chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XKLĐ trên hệ thống loa truyền thanh;
+ Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện làm thành viên, có trách nhiệm hướng dẫn lao động tham gia xuất khẩu lao động vay vốn phục vụ công tác xuất khẩu lao động theo quy chế, thể lệ của nhà nước;
+ Đại diện các hội, đoàn thể: MTTQ, Hội liên hiệp phụ nữ; Hội nông dân, Hội cựu chiến binh; Huyện đoàn phụ trách công tác triển khai các vấn đề liên quan đến XKLĐ tới toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện.
4.1.1.2. Hoạt động của ban chỉ đạo công tác giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm huyện Hiệp Hòa
Xây dựng kế hoạch theo giai đoạn về XKLĐ của huyện:
Thứ nhất: Trong kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và giai đoạn 5 năm, căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội theo từng năm, từng giai đoạn Phòng Lao động - TB & XH là cơ quan thường trực của BCĐ CTGDNN&GQVL xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm, giới thiệu xuất khẩu lao động hàng năm. Sau đó tổng hợp và báo cáo Huyện uỷ, UBND huyện để được phê duyệt và đưa vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Thức hai: Căn cứ nhiệm vụ được phân công, BCĐ CTGDNN&XKLĐ huyện hướng dẫn các doanh nghiệp về tuyển lao động tại địa bàn các xã, thị trấn; chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với doanh nghiệp mở hội nghị tuyên truyền và bàn biện pháp tổ chức hoạt động XKLĐ có hiệu quả.
Tuyên truyền về các chính sách pháp luật về XKLĐ trên địa bàn huyện: Tuyên truyền về hiệu quả của XKLĐ thông qua hệ thống đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn; tổ chức các hội thảo, hội nghị để phổ biến các chính sách pháp luật mới về XKLĐ cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ và người lao động.
Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ về tuyển chọn lao động tại địa bàn như: thông tin về chính sách quy định của địa phương về quản lý hoạt động XKLĐ, thông tin về thị trường lao động của huyện, thông tin về chất lượng nguồn nhân lực của huyện...
Tạo thuận lợi trong việc kết nối trực tiếp và gián tiếp giữa các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ với người lao động có nhu cầu đi XKLĐ của huyện.
Kiểm tra, giám sát hoạt động tuyển chọn và đưa người lao động của huyện đi XKLĐ thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Hàng năm, tiến hành kiểm tra, giám sát các chương trình giải quyết việc làm theo đúng quy định, công tác tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện mô hình và nhân rộng được quan tâm thường xuyên; qua đó đã đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời những vướng mắc, tồn tại. Việc thực hiện cụ thể như sau:
Quản lý, theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp tuyển lao động trên địa bàn huyện: Sau khi kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, BCĐ CTGDNN&GQVL huyện giới thiệu về các xã, thị trấn và chỉ đạo việc theo dõi,
quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình hoạt động tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn.
Yêu cầu các doang nghiệp XKLĐ phải: xuất trình giấy phép hoạt động khi tuyển chọn lao động ở địa phương; công bố công khai tại trụ sở địa phương về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, công việc và NLĐ phải đảm nhiệm, nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng, điều kiện làm việc, tiền lương, tiền công, các quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài để người dân nắm rõ.
Doanh nghiệp không được tuyển lao động đi làm những ngành nghề mà Pháp luật nước ta cấm, khi tuyển dụng ưu tiên tuyển những lao động thuộc diện chính sách như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng... Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Phối hợp với các cơ quan cấp trên trong công tác XKLĐ.
Trong thời gian qua, huyện đã tích cực phối hợp với Sở lao động – TB&XH tỉnh Bắc Giang tổ chức đưa NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo Luật cấp phép mới; hoặc tổ chức vận động những gia đình có NLĐ làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp... vận động con em họ về nước đúng quy định.
Công tác hậu xuất khẩu lao động: Đối với những người lao động sau khi hết hạn hợp đồng trở về nước, ngoài công tác liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn ưu tiên tuyển dụng những lao động này để có thể tận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm mà họ đã học được khi làm việc ở nước ngoài, huyện đã khuyến khích họ sử dụng nguồn thu nhập đã tích lũy được đầu tư kinh doanh, mở các cơ sở sản xuất... để không chỉ tăng thu nhập cho bản thân mà còn tạo việc làm cho các lao động khác trên địa bàn. Từ đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
4.1.1.3. Quy trình Xuất khẩu lao động của huyện Hiệp Hòa
* Quy trình XKLĐ thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ:
Quy trình hoạt động XKLĐ của huyện
Bước 1: Những doanh nghiệp được phép hoạt động tuyển chọn XKLĐ trên địa bàn huyện sẽ làm việc trực tiếp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện (cơ quan thường trực của BCĐ cTGDNN&GQVL) để thông báo số
lượng, yêu cầu tuyển dụng và một số vấn đề khác. Sau đó Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội huyện sẽ thẩm định các nội dung theo quy định pháp luật
và có công văn giới thiệu doanh nghiệp về tuyển lao động tại các xã, thị trấn trên địa bàn.
Bước 2: Ban chỉ đạo các xã, thị trấn sẽ tuyên truyền về điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia XKLĐ và chế độ quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động đi xuất khẩu để nhân dân và người lao động hiểu rõ.
Bước 3: Công ty XKLĐ trực tiếp về các xã, thị trấn tuyên truyền, sơ tuyển lao động, tổ chức khám sức khoẻ, đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động. Người lao động đi XKLĐ thông qua các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng yêu cầu và tham dự các lớp học bổ tục về ngoại ngữ, nghề nghiệp, giáo dục định hướng do doanh nghiệp tổ chức để đáp ứng yêu cầu do bên tiếp nhận lao động đưa ra.
Bước 4: Doanh nghiệp sau khi tuyển chọn được lao động sẽ tổ chức các khóa học bồi dưỡng về ngoại ngữ, nghề nghiệp, giáo dục định hướng để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của đối tác nước ngoài. Đồng thời chuẩn bị các thủ tục về giấy tờ, thủ tục, ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bước 5: Người lao động làm các thủ tục xin cấp hộ chiếu, thủ tục vay vốn (nếu có) và hoàn tất các giấy tờ liên quan để xuất cảnh.
Bước 6: Công ty XKLĐ, UBND các xã, thị trấn báo cáo kết quả XKLĐ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để tổng hợp báo cáo UBND huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quy trình XKLĐ theo hợp đồng cá nhân:
Người lao động trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ sử dụng lao động bên nước ngoài; Sau đó thực hiện thủ tục khai báo với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; nếu hồ sơ hợp lệ, đúng quy định sẽ được Sở cấp Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân. Giấy này là cơ sở để người lao động xin được cấp visa tiếp tục sang nước ngoài làm việc theo hình thức ký kết hợp đồng cá nhân.
4.1.2. Quy mô lao động xuất khẩu của huyện
Trong những năm gần đây, song song vớ v ệc g ả quyết v ệc làm cho lao động thì công tác xuất khẩu lao động của huyện H ệp Hòa cũng đẩy mạnh và đạt được một số kết quả khá tốt, thể h ện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lao động xuất khẩu của huyện giai đoạn 2014-2016 Năm Kế hoạch (ngườ ) Thực h ện (ngườ ) Tỷ lệ hoàn