Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 49)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, với sự nỗ lực, chủ động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, kinh tế xã hội của huyện đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng.

Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 6.643 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2015, vượt 2,3% kế hoạch (KH). Trong đó giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 2.859 tỷ đồng, tăng 573 tỷ đồng (tương ứng tăng 25.1%) so với năm 2015, vượt 4,6% KH; ngành Dịch vụ đạt 1.698 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng (tương ứng tăng 15,6%) so với năm 2015, vượt 0,1% KH; ngành Nông - lâm nghiệp đạt 2.086 tỷ đồng,tăng 127 tỷ đồng (tương ứng tăng 6,5% so với năm 2015), đạt 100% KH đề ra.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng: Công nghiệp - xây dựng chiếm 41,7% (tăng 1,9%), ngành Dịch vụ chiếm 27% (tăng 0,3%), ngành Nông - lâm nghiệp chiếm 31.3% (giảm 2.2%) trong cơ cấu kinh tế.

Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn luôn đạt kết quả cao, củng cố vững chắc vị trí tốp đầu của tỉnh (thi học sinh giỏi đạt kết quả nổi bật với 16 giải cấp quốc gia, 168 giải cấp tỉnh); công tác phổ cập giáo dục các cấp ngày càng củng cố và duy trì vững chắc. Phấn đấu nâng tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt mặt bằng chung của tỉnh.

Trên địa bàn huyện có 03 trung tâm và cơ sở dạy nghề gồm: Trung Tâm dạy nghề huyện Hiệp Hòa, Trung tâm GDTX - Dạy nghề, Trung Tâm dạy nghề Anh Sơn và một số trung tâm dạy nghề thường xuyên tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn như: Trung tâm dạy nghề Phương Nam, Trung tâm dạy nghề công đoàn tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Dạy nghề phụ nữ tỉnh Bắc Giang...

Công tác đào tạo nghề luôn bám sát nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn như nghề: may công nghiệp, cơ khí và các nghề phù trợ phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương như trồng trọt, chăn nuôi... Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ 2011-2015 đạt 10.950 người, đạt 100% so với mục tiêu.

Số lượng lao động được đào tạo tại các cơ sở đào tạo đã phần nào đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn. Chất lượng lao động đã được nâng lên. Tuy nhiên với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay,

đòi hỏi người lao động phải có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Đây là đặc điểm có tác động trực tiếp đến hoạt động XKLĐ, nó ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong giai đoạn 2014 – 2016, dân số của huyện có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể, năm 2014 dân số bình quân là 218.811 người; năm 2015 dân số bình quân là 222.585 người, tăng so với năm 2014 là 3.774 người (tương ứng tỷ lệ tăng 1,72%); năm 2016 dân số trung bình của huyện là 225.267 người, tăng 2.682 người so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng 1,21% . Dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

Về cơ cấu lao động.

Lao động tập trung chủ yếu ở khu vưc nông thôn, cụ thể năm 2016 số lao động ở khu vực nông thôn là 137.780 người (chiếm 97,394%), tăng 2.815 người so với năm 2015. Lao động ở khu vực thành thị năm 2016 là 3.687 người (chiếm 2,61%), tăng 93 người so với năm 2015. Lao động ở khu vực thành thị chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, cho thấy tốc độ đô thị hóa chưa cao.

Tình trạng giải quyết việc làm

Số lao động có việc làm tăng thêm hàng năm có xu hướng ngày càng tăng, nhưng vẫn ở mức thấp. Năm 2014 số lao động có việc làm mới là 3.387 người, năm 2015 là 3.463 người và đến năm 2016 là 3.770 ngườ có việc làm mới. Tuy nhiên, số việc làm tăng thêm trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, tương ứng các năm chiếm tỷ lệ 39,98%; 37,97% và 35,99%. Việc làm tăng thêm trong ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao: năm 2014 chiếm 43,9%, năm 2015 chiếm 44,15% và năm 2016 chiếm 45,99%. Việc làm tăng thêm trong lĩnh vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chiếm khoảng 17-18%.

Về cơ cấu lao động theo nhóm nhành kinh tế

Số người tham gia hoạt động kinh tế có xu hướng tăng dần cả về số lượng và tỷ lệ qua các năm, cụ thể: Năm 2014 số người tham gia hoạt động kinh tế là 136.100 người (tương ứng tỷ lệ 62,2% dân số); năm 2015 số người tham gia hoạt động kinh tế là 140.606 người (tương ứng tỷ lệ 63,17% dân số) và năm 2016 số người tham gia hoạt động kinh tế là 143.742người (chiếm 63,81% dân số).

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm của huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (người) % SL (người) % SL (người) % 15/14 16/15 1. Dân số 218.811 100 222.585 100 225.267 100 101,72 101,2 Trong đó : - Dân số thành thị 5.590 2.,6 5.687 2,55 5.758 2,56 101,74 101,25 - Dân số nông thôn 213.221 97,44 216.898 97,45 219.509 97,44 101,72 101,2 2. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế 136.100 100 140.606 100 143.742 100 103,31 102,23 Chia theo: - Nông, lâm, ngư nghiệp 74.678 54,87 75.224 53,5 76.053 52,91 100,73 101,1 - Công nghiệp và xây dựng 45.621 33,52 47.510 33,79 49.159 34,2 104,14 103,47 -Dịch vụ 15.801 11,61 17.872 12,71 18.530 12,89 113,11 103,68 3. Dân số trong độ tuổi lao động 134.131 100 138.559 100 141.467 100 103,3 102,1 Trong đó: - Lao động thành thị 3.526 2,62 3.594 2,59 3.687 2,61 101,93 102,58 - Lao động nông thôn 130.605 97,38 134.965 97,41 137.780 97,39 103,34 102,09 4. Số người có việc làm mới 3.387 100 3.463 100 3.770 100 102,24 108,87 Trong đó: - Lao động nam 1.660 49,01 1.693 48,89 1.809 47,98 101,99 106,86 - Lao động nữ 1.727 50,99 1.770 51,11 1.961 52,02 102,49 110,79 Chia theo: - Nông, lâm, ngư nghiệp 1.354 39,98 1.315 37,97 1.357 35,99 97,12 103,19 - Công nghiệp và xây dựng 1.487 43,9 1.529 44,15 1.734 46 102,82 113,41 -Dịch vụ 546 16,12 619 17,88 679 18,01 113,37 109,69 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hiệp Hòa (2014,2015,2016)

Số người tham gia hoạt động kinh tế chủ yếu làm trong ngành nông nghiệp: Năm 2014 số người làm trong ngành nông nghiệp là 74.678 người (chiếm 54,87%), năm 2015 là 75.224 người (chiếm 53,5%), đến năm 2016 số người làm trong lĩnh vực nông nghiệp là 76.053 người (chiếm 52,91%). Tỷ lệ lao động làm trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 33%. Cụ thể, năm 2014 có 45.621 người làm trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm 33,52%), năm 2015 là 47.510 người (chiếm 33,79%), năm 2016 có 49.159 người làm trong ngành này (chiếm 34,19%). Số lao động làm trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng tốc độ tăng thấp và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số lao động làm trong ngành này qua các năm như sau: Năm 2014 là 15.801 người, đến năm 2015 là 17.872 người và tăng lên 18.530 người vào năm 2016 tương ứng chiếm tỷ lệ lần lượt là 11,61%, 12,71% và 12,9% vào năm 2016.

Về cơ cấu lao động theo độ tuổi: Theo số liệu điều tra cung-cầu lao động năm 2016, ta có cơ cấu lao động theo độ tuổi của huyện Hiệp Hòa như sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi huyện Hiệp Hòa năm 2016

Tuổi 15-24 25-34 35-44 45-54 55-59 >60

Số người 34.317 39.981 31.344 26.149 12.095 24.414

Tỷ lệ % 20,39 23,76 18,62 15,53 7,19 14,51

Nguồn: Điều tra cung – cầu lao động huyện Hiệp Hòa (2016) Bảng 3.2 cho thấy cơ cấu lao động của huyện Hiệp Hòa tương đối trẻ, số lao động từ 15-24 chiếm tỷ lệ 20,39% tổng số lao động toàn huyện, lao động từ 25-34 chiếm 23,76%, lao động từ 35-44 chiếm 18,62%. Lực lượng lao động trẻ dồi dào đã tạo sức ép rất lớn tới công tác giải quyết việc làm cũng như quản lý lực lượng lao động trên. Đòi hỏi phải có biện pháp ưu việt nhằm phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng phải giữ vững an ninh, trật tự xã hội.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động: Trình độ chuyên môn là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến cơ hội có việc làm của người lao động, người lao động có trình độ cao hơn sẽ có lợi thế trong việc thi tuyển việc làm hơn những người có trình độ thấp hơn.

Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện Hiệp Hòa năm 2016 Trình độ Chưa qua đào tạo CNKT không bằng Qua đào tạo nghề TC nghề, THCN CĐ nghề, CĐCN ĐH trở lên Số người 11.9635 3.1975 2.584 4.295 5.134 4.677 Tỷ lệ % 71,09 18,99 1,53 2,56 3,05 2,78

Nguồn: Điều tra cung – cầu lao động huyện Hiệp Hòa (2016) Bảng 3.3 cho thấy, lao động của huyện chủ yếu là lao động không có trình độ, chuyên môn kỹ thuât: tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn 71,09%, CNKT không bằng chiếm 19.99%, lao động qua đào tạo nghề chiếm 1,53%; lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 9,92%. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về trình độ đối với lao động trên thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng tăng cao thì với trình độ của lao động huyện Hiệp Hòa có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động XKLĐ cũng như công tác quản lý lao động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 49)