Tỷ lệ laođộng có nghề trong tổng số LĐXK của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 70)

Năm

Số lao động xuất khẩu Tổng số (người) Lao động có nghề (người) Tỷ lệ lao động có nghề (%) 2014 181 49 27,07 2015 217 65 29,95 2016 235 84 35,74 Tổng 633 198 31,28

Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện (2014,2015,2016) Bảng 4.12 cho thấy, tỷ lệ lao động được học nghề tham gia XKLĐ hàng năm có xu hướng tăng liên tục từ năm 2014 đến năm 2016 nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức thấp (bình quân chiếm 31,28%). Năm 2014 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tham gia XKLĐ là 49 người (chiếm 27,07% số lao động xuất khẩu), năm 2015 tăng lên là 65 người (chiếm 29,95% số lao động xuất khẩu) và đến năm 2016 số lao động có nghề tăng lên là 84 người (chiếm 35,74% lao động xuất khẩu). Như vậy tỷ lệ lao động được học nghề có sự chuyển biến tích cực, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao hơn.

Tỷ lệ lao động được học nghề, chất lượng lao động, số lượng lao động đi xuất khẩu ngày càng tăng lên trong thời gian qua là có sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện Hiệp Hòa. Hàng năm UBND huyện đều ban hành các kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, kế hoạch giải quyết việc làm và giới thiệu xuất khẩu lao động trên địa bàn, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Đồng thời huyện cũng quan tâm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện cũng như các cơ sở đào tạo có chức năng dạy nghề hoạt động trên địa bàn.

Mặc dù huyện đã thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về XKLĐ nhưng vẫn xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm ăn, phá vỡ hợp đồng, gây ảnh hưởng cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, cho doanh nghiệp XKLĐ (bảng 4.13).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 70)