Các hoạt động hỗ trợ công tác XKLĐ của huyện Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 85)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA HUYỆN HIỆP

4.1.8. Các hoạt động hỗ trợ công tác XKLĐ của huyện Hiệp Hòa

Để thúc đẩy hoạt động XKLĐ trên địa bàn, huyện Hiệp Hòa đã tooe chức các hoạt động hỗ trợ như: Thông tin tuyên truyền về XKLĐ, hỗ trợ vốn cho lao động đi xuất khẩu và đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

4.1.8.1. Công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ

Tuyên truyền đóng vai trò khá quan trọng trong công tác XKLĐ, nhờ có tuyên truyền mới đưa được thông tin đến đông đảo quần chúng nhân dân biết và hiểu được lợi ích của việc XKLĐ.

Trong nững năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động XKLĐ luôn được UBND huyện quan tâm. Huyện đã chỉ đạo Đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn tuyên truyền về công tác giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động; thường xuyên cập nhật, tuyên truyền những chủ trương, chính sách pháp luật mới về công tác XKLĐ, chính sách ưu đãi của nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ, đăng thông tin XKLĐ trên các bảng tin ở nhà văn hóa của tất cả các thôn, khu phố. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với các đoàn thể tổ chức các buổi gặp mặt người lao động để vận động, tư vấn về XKLĐ, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ Nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên...

Trong năm 2016, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo công tác giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm huyện Hiệp hòa) đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các công ty tham gia tuyển dụng xuất khẩu lao động trên địa bàn tổ chức 4 đợt tuyên truyền cho người dân tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ; giúp họ hiểu và nắm được các bước tham gia XKLĐ, thủ tục cần thiết để đi XKLĐ, việc làm và thu nhập của người lao động tham gia làm việc ở nước ngoài, các khoản chi phí đi lao động ở nước ngoài... để người lao động biết và tránh được các hành vi lừa đảo.

Huyện đã đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị như loa, đài cho các thôn, khu phố, đảm bảo thông tin tuyên truyền đến tới mọi nhà. Song song với việc tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước, trong các bản tin còn nêu gương những điển hình làm giàu từ XKLĐ, từ đó động viên và khuyến khích người thân, bạn bè tham gia XKLĐ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó cũng tuyên truyền động viên gia đình có người đi XKLĐ sử dụng đồng vốn từ nước ngoài gửi về có hiệu quả, như đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương, tránh những tác động tiêu cực như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm, ..

Để đánh giá hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền chúng tôi đã tiến hành điều tra 110 người (60 người đăng ký đi XKLĐ và 50 người đã đi XKLĐ về nước). để tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin của họ về những chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động XKLĐ (bảng 4.14).

Bảng 4.14. Mức độ tiếp cận thông tin về xuất khẩu lao động

Mức độ Số người Tỷ lệ (%)

Chưa được nghe đến 0 0

Có được nghe đến 100 90,9

Có được nghe thường xuyên 10 9,1

Tổng 110 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Bảng 4.14 Cho thấy số người trả lời là có được nghe đến thông tin về XKLĐ chiếm 90,9% tổng số người được hỏi, số người trả lời có được nghe thường xuyên chiếm 9,1%, không có ai tham gia hoạt động XKLĐ mà chưa được nghe nói đến bao giờ. Từ kết quả trên cho thấy thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ đã đến được với đa số người lao động. Nhờ sự tiếp cận thông tin, người lao động đã hiểu được chính xác các vấn đề liên quan đến công tác XKLĐ như pháp luật, phong tục tập quán, quyền và nghĩa vụ của người lao động, tránh được các hành vi lừa đảo cũng như tránh được các hành vi vi phạm hợp đồng lao động của NLĐ khi làm việc ở nước ngoài.

Bảng 4.15. Mức độ tìm hiểu thông tin về XKLĐ của người lao động

Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Chưa tìm hiểu 0 0

Đã tìm hiểu nhưng còn ít 19 17,27

Tìm hiểu tương đối kỹ 87 79,09

Tìm hiểu rất kỹ 4 3,64

Tổng 110 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Thông tin mà người lao động muốn tìm hiểu khi đi lao động ở nước ngoài chủ yếu là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện hợp đồng đã ký kết; chi phí, thu nhập, văn hóa, phong tục tập quán của nước mà họ đến làm việc. Tuy nhiên, qua điều tra mức độ tìm hiểu thông tin của mỗi lao động lại rất khác nhau.

Bảng 4.15 Cho thấy người lao động đã chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ, cụ thể: có 4 người trả lời là đã tìm hiểu rất kỹ (chiếm 3,64% tổng số người được hỏi), có 87 người trả lời là đã tìm hiểu tương đối kỹ (chiếm 79,09%), có 19 người trả lời là đã tìm hiểu một vài thông tin (chiếm 17,27%), không có ai trả lời là chưa tìm hiểu thông tin về XKLĐ. Điều này chứng tỏ người lao động đã nâng dần trách nhiệm của bản thân khi đã chủ động quan tâm, tìm hiểu thông tin, từ đó giúp họ hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến việc đi làm việc ở nước ngoài.

Qua phỏng vấn người lao động và lấy ý kiến đánh giá của họ về công tác tuyên truyền thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.16. Đánh giá của NLĐ được điều tra về công tác tuyên truyền thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ trên địa bàn huyện Hiệp Hòa

Mức độ Số người Tỷ lệ (%)

Tốt 5 4,55

Khá tốt 65 59,09

Chưa tốt, còn hạn chế 40 36,36

Tổng 110 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Bảng 4.16 cho thấy công tác tuyên truyền thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ của huyện còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số người trả lời công tác thông tin tuyên truyền của huyện về xuất khẩu lao động tốt là 5 người (chiếm 4,55% trong tổng số người được hỏi), số người trả lời đáp án khá tốt là 65 người (chiếm 59,09%), số người trả lời chưa tốt là 40 người (chiếm 36,36%).

Chính vì công tác tuyên tryền thông tin liên quan đến xuất khẩu lao động của huyện còn hạn chế, nên ngoài việc tiếp cận thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ, các hội, đoàn thể, các phương tiện tin đại chúng (loa, đài..), người lao động còn tìm hiểu thông tin qua người thân, bạn bè, qua những người đã đi XKLĐ về và nhất là qua các doanh nghiệp XKLĐ.

4.1.8.2. Công tác hỗ trợ cho người lao động đi XKLĐ

Lao động tham gia xuất khẩu trên địa bàn huyện chủ yếu là lao động nông thôn, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chi phí tham gia hoạt động

xuất khẩu lao động tương đối lớn nên không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng thanh toán khoản chi phí này. Điều này đòi hỏi NLĐ tìm đến các nguồn vay tiền như: vay của bạn bè, người thân, họ hàng hoặc vay tiền từ ngân hàng để có thể có đủ tiền trang chải chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có lao động đi xuất khẩu, huyện Hiệp Hòa đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách vay vốn của nhà nước đến NLĐ và gia đình của họ để họ có thể tiếp cận một cách nhanh nhất nguồn vốn vay này.

Mặt khác, để đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng, huyện áp dụng biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động như yêu cầu NLĐ mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng cho vay vốn và cam kết chuyển thu nhập về tài khoản này. Định kỳ ngân hàng trích từ tài khoản cá nhân của NLĐ để thu hồi vốn và lãi vay theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng cho các đối tượng chính sách đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vay vốn, tổ chức các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn với thủ tục công khai, đơn giản, thuận tiện, dễ dàng tiếp cận. Xét một cách tổng thể, các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, người cận nghèo và đối tượng chính sách xã hội khác trên địa bàn đã thực hiện đúng quy định về đối tượng vay, hạn mức cho vay, đảm bảo thu hồi vốn và xử lý vấn đề nợ xấu. Những lao động không thuộc diện hộ chính sách mà có nhu cầu vay vốn thì có thể làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện với mức lãi xuất hợp lý.

Triển khai thực hiện thông tư số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 của Bộ Lao động - TB&XH và Bộ Tài chính về việc hỗ trợ lao động đi làm việc tại nước ngoài cho các đối tượng: Người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật; thân nhân của người có công với cách mạng và người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp...trong những năm qua, lao động của huyện đã được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để đi lao động ở nước ngoài, kết quả thể hiện qua bảng 4.17.

Bảng 4.17. Tổng hợp tình hình hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài Năm Số LĐXK Năm Số LĐXK LĐXK được vay vốn Tỷ lệ LĐXK được vay vốn (%) Số lượng (người) Thành tiền (triệu đồng) 2014 181 69 2.350 38,12 2015 217 53 1.785 24,42 2016 235 45 1.445 19,15 Tổng 633 167 5.580 26,38

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Hiệp Hòa (2014,2015,2016) Bảng 4.17 cho thấy, lao động xuất khẩu của huyện đã được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, nhưng tỷ lệ LĐXK được vay vốn chiếm tỷ lệ thấp, bình quân 26,38% số lao động xuất khẩu. Cụ thể, năm 2014 có 69 người được vay vốn ngân hàng (chiếm 38,12% số LĐXK), năm 2015 có 53 người được vay vốn ngân hàng (chiếm 24,42% số LĐXK) và năm 2016 có 45 người đi XKLĐ được vay vốn ngân hàng (chiếm 19,15% số LĐXK). Số người lao động được vay vốn có xu hướng giảm dần có một phần nguyên nhân là do người lao động không hoàn trả đủ, đúng kỳ hạn vốn và lãi suất vay. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt đồng kinh doanh của ngân hàng đồng thời cũng tước đi cơ hội được vay vốn của những NLĐ khác có nhu cầu vì ngân hàng mất niềm tin vào NLĐ, đẫn đến họ không muốn cho vay theo hoạt động này.

Trong giai đoạn 2014-2016, các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện việc hỗ trợ cho 167 người lao động đủ điều kiện vay vốn đi làm việc ở nước ngoài với số tiền 5.580 triệu đồng. Cụ thể, năm 2014 số tiền ngân hàng cho vay hoạt động XKLĐ là 2.350 triệu đồng; năm 2015 số tiền cho vay là 1.785 triệu đồng và đến năm 2016 số tiền cho vay là 1.445 triệu đồng.

Qua phỏng vấn người lao động về đánh giá của họ về thủ tục vay vốn tại ngân hàng để tham gia XKLĐ thì hầu hết những người lao động mà có nhu cầu vay vốn ngân hàng để tham gia XKLĐ đều đánh giá thủ tục vay vốn tương đối đơn giản, thuận tiện. Mức cho vay tương đối cao, tối đa 80% chi phí hợp pháp cho hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt những khoản vay dưới 30 triệu đồng thì người lao động không phải thế chấp tài sản.

Về việc hỗ trợ người lao động sau khi trở về nước. Sau khi NLĐ trở về

nước, hầu hết họ đều tích lũy được khoản tiền thu nhập tương đối lớn. Để giúp NLĐ tránh chi tiêu lãng phí, huyện đã khuyến khích NLĐ đầu tư mở cơ sở sản

xuất kinh doanh, buôn bán nhằm tạo thu nhập cho bản thân đồng thời cũng tạo thêm việc làm cho những lao động khác.

Mặt khác, những người lao động này đã trải qua quá trình đào tạo về tay nghề, có kinh nghiệm làm việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp... huyện đã giới thiệu những LĐ này với những doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động để họ ưu tiên tuyển dụng những lao động này, từ đó người lao động có cơ hội làm việc, tạo thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình.

Sau khi người lao động hết hạn hợp đồng trở về nước, huyện đã tuyên truyền vận động người lao động tìm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà họ tích lũy được trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài để ổn định cuộc sống.

Hộp 2. Khó khăn tìm việc làm khi LĐXK hết hạn hợp đồng trở về nước

Anh Nguyễn Văn Huân, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa cho biết anh cũng từng làm thợ hàn 3 năm tại Hàn Quốc, với tay nghề cao nên thu nhập trung bình của anh là 2000USD/tháng nhưng về nước được hơn 1 năm vẫn thất nghiệp, nhiều nơi tuyển dụng song chỉ trả với mức lương vẻn vẹn 4-5 triệu đồng/tháng: "Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi NLĐ về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nói riêng và các thị trường XKLĐ nói chung. Nếu có cơ hội tôi sẽ chấp nhận vi phạm hợp đồng để được ở lại Hàn Quốc làm việc thêm một thời gian”.

Để giải quyết vấn đề trên, huyện đã tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động, giới thiệu họ với những nhà tuyển dụng, đồng thời cũng định hướng cho NLĐ tự mở xưởng sản xuất, kinh doanh.. không những tạo ra thu nhập cho bản thân mà còn giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.

4.1.8.3. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Chất lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của công tác xuất khẩu lao động. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ chuyên môn, tay nghề của NLĐ; tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, văn hóa của NLĐ. Vì vậy, để lực lượng LĐXK đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận đòi hỏi cần phải thực hiện tốt công tác đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động.

Đào tạo lao động xuất khẩu là quá trình đào tạo cho người lao động những kỹ năng, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ để họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc khi làm việc ở nước ngoài.

Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành và xác định đó là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Thông qua đào tạo nghề cho lao động nhằm giải quyết việc làm vì người lao động có trình độ cao hơn thì có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn những lao động khác, từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phụ vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê, lập danh sách, phân loại số lao động có nhu cầu và khả năng học nghề, báo cáo kết quả về UBND huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH huyện) để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho từng năm. Trên cơ sở đó xây dựng nội dung, chương trình, ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu học của người lao động. Mục tiêu là phát triển cơ sở dạy nghề, hệ thống mạng lưới dạy nghề nhằm đa dạng hóa hình thức dạy nghề, đào tạo các trình độ tay nghề khác nhau, từ đó nâng dần tỷ lệ lao động có nghề khi đi xuất khẩu.

Mặt khác, huyện cũng tăng cường công tác định hướng nghề nghiệp trong các trường trung học phổ thông nhằm phân luồng đào tạo nguồn nhân lực tham gia học nghề, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề; điều tra, khảo sát, dự báo cầu về lao động, xác định yêu cầu trình độ lao động ở các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 85)