Cơ cấu laođộng đi xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 62 - 66)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA HUYỆN HIỆP

4.1.5. Cơ cấu laođộng đi xuất khẩu

Độ tuổi của lao động đi xuất khẩu

Trong lực lượng lao động của huyện thì lao động trẻ và trung niên chiếm tỷ trọng rất lớn (chiếm khoảng 62,77%). Trong thời gian qua công tác xuất khẩu lao động của Hiệp Hòa đã hướng vào các đối tượng này, nhằm mục đích tạo ra công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cải thiện điều kiện sống cho gia đình và bản thân họ. Độ tuổi lao động có ảnh hưởng không nhỏ tới việc có được đi xuất khẩu lao động hay không. Những lao động trẻ, khỏe, có trình độ thường là lực lượng chủ yếu của hoạt động XKLĐ (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Cơ cấu độ tuổi XKLĐ của huyện giai đoạn 2014 - 2016 Năm Năm Tuổi 2014 2015 2016 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 15/14 16/15 20-25 37 20,44 49 22,58 57 24,26 132,43 116,32 26-30 65 35,91 77 35,49 78 33,20 118,46 101,3 31-40 77 42,54 90 41,47 99 42,12 116,88 110 > 40 2 1,11 1 0,46 1 0,42 50 100 Tổng 181 100 217 100 235 100

Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện (2014, 2015, 2016) Bảng 4.6 cho thấy lao động đi xuất khẩu của huyện chủ yếu tập chung ở lứa tuổi từ 26 đến 40 tuổi, bình quân chiếm tỷ lệ trên 76,91% tổng số lao động xuất khẩu. Trong đó nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 42,05% trong tổng số lao động; nhóm tuổi từ 26 đến 30 chiếm tỷ lệ 34,86%; nhóm tuổi từ 20 đến 25 tuổi chiếm 22,43%; còn nhóm tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là

0,66% trong tổng số lao động đi xuất khẩu. Điều này đã phản ánh đúng thực tế bởi số người ở độ tuổi từ 20 đến 40 thường là đối tượng chủ yếu của công tác xuất khẩu và phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lao động vì nhóm người này thường là có sức khoẻ và trình độ học vấn cao hơn. Còn nhóm tuổi lớn hơn 40 tuổi thì sức khoẻ kém hơn, tuổi cao, mức độ công việc ở quê nhà ổn định hơn, mặt khác họ cũng không đáp ứng được yêu cầu mà bên nước nhập khẩu lao động đòi hỏi nên ít người tham gia XKLĐ.

Về giới tính khi tham gia xuất khẩu lao động

Thực tế cho thấy tỷ lệ lao động nam đi XKLĐ luôn ít hơn so với lao động nữ. Nhưng khoảng chênh lệch tỷ lệ này ngày càng được rút ngắn, gần tiệm cận bằng nhau. Cụ thể tỷ lệ lao động nam giai đoạn 2014 – 2016 tăng từ 45.85% năm 2014 lên 47,46% năm 2015 và tăng lên 48,51% năm 2016. Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao như vậy là do các thị trường tiếp nhận lao động như Đài Loan, Malaysia... đều yêu cầu ở lao động trong các ngành công nghiệp nhẹ như: may mặc, gia công đồ trang sức hoặc các công việc liên quan đến nữ giới như: giúp việc gia đình, chăm sóc người già... Còn đối với nam giới thì các thị trường cần nhiều lao động nam, có sức khỏe như: Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Trung Đông (bảng 4.7).

Bảng 4.7. Giới tính LĐXK của huyện giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Nam 83 45,85 103 47,46 114 48,51 Nữ 98 54,15 114 52,54 121 51,49 Tổng 181 100 217 100 235 100

Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện (2014,2015,2016)

Thời gian đi xuất khẩu lao động

Tùy vào năng lực, trình độ của người lao động và đặc đính công việc mà LĐXK đảm nhận tại nước tiếp nhận mà hợp đồng của người lao động được ký từ 3 đến 5 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng lao động, nếu người lao động làm việc tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc, phía nước ngoài có thể gia hạn thêm 1-2 năm nữa. Đa số lao động đều có thời hạn hợp đồng là 3 năm.

Về ngành nghề của lao động đi xuất khẩu

cả nước, người lao động xuất khẩu chủ yếu là lao động phổ thông họ chưa có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật, họ chủ yếu xuất thân từ tầng lớp nông thôn và muốn có thu nhập khá để cải thiện đời sống của bản thân và gia đình. Do vậy mà họ chỉ làm được các công việc chân tay giản đơn như giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, công nhân làm trong các công trường xây dựng, các công việc giản đơn trong nhà máy dệt, lắp ráp điện tử... chúng ta có thể nhóm lại thành 3 nhóm ngành nghề chính là nông nghiệp; công nghiệp và xây dựng; phục vụ cá nhân và xã hội.

Lao động đi xuất khẩu của huyện Hiệp Hòa chủ yếu làm trong hai nhóm ngành chính là nhóm ngành phục vụ cá nhân và xã hội và nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Số lượng lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài để làm những công việc thuộc ngành nông nghiệp là rất ít, mặc dù Hiệp Hòa là nơi mà lao động chiếm trên 75% làm nông nghiệp.

Bảng 4.8. Ngành nghề làm việc của lao động xuất khẩu huyện Hiệp Hòa

Ngành nghề Năm (người) So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

Công nghiệp và xây

dựng 78 94 103 120,52 109,58 115,05

Phục vụ cá nhân và

xã hội 102 121 130 118,62 107,44 113,03

Nông nghiệp 1 2 2 2 1 1,5

Tổng 181 217 235 119,88 108,29 114,09

Nguồn: Phòng Lao động –TB&XH huyện (2014,2015,2016) Người lao động trước khi đi xuất khẩu chủ yếu là những người làm nông nghiệp nhưng do muốn thay đổi công việc khác khi đi xuất khẩu nên hầu như không có ai muốn đăng ký đi làm việc trong ngành nông nghiệp do vậy ngành này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số lao động xuất khẩu của cả huyện từ 2014 - 2016. Trong khi nhu cầu về loại lao động này của các nước vẫn còn rất cao, do đó trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường, khuyến khích lao động đi làm việc trong các ngành nông nghiệp, thuỷ sản đối với những lao động không có chuyên môn và trình độ chưa cao. Còn đối với những lao động có chuyên môn và trình độ cao, ý thức tổ chức tỷ luật tốt thì nên khuyến khích họ tham gia vào các thị trường khó tính như là Hàn Quốc và Nhật Bản để có mức lương tương xứng

với trình độ và chuyên môn của họ. Đồng thời cũng giúp họ có một công việc ổn định hơn, tốt hơn, có thu nhập cao hơn để họ có thể chăm lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ.

Tình trạng hôn nhân của lao động xuất khẩu

Tình trạng hôn nhân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc người lao động có đi làm việc ở nước ngoài hay không. Không phải chỉ những người chưa lập gia đình mới đi xuất khẩu lao động mà những người lao động tuy đã lập gia đình nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập từ công việc hiện tại không đủ để chi trả những chi phí sinh hoạt hàng ngày của bản thân, con cái và gia đình nên họ vẫn có nhu cầu đi tìm việc làm mới có thu nhập cao để cải thiện chất lượng cuộc sống (bảng 4.9).

Bảng 4.9. Tình trạng hôn nhân khi đi XKLĐ của lao động điều tra

Diễn giải Nam Nữ Tổng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Chưa kết hôn 15 13,64 10 9,09 25 22,73 Đã kết hôn 38 34,55 47 42,72 85 77,27

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Bảng 4.9 cho thấy, qua điều tra 110 người lao động đi làm việc ở nước ngoài và lao động đã đi xuất khẩu lao động trở về nước thì: Số người tham gia hoạt động XKLĐ chưa kết hôn là 25 người (chiếm 27,73%; trong đó nam là 15 người chiếm 13,64%; nữ là 10 người chiếm 9,09%), lao động đã kết hôn là 85 người chiếm tỷ lệ 77,27%. trong đó nam là 38 người chiếm 34,55%; nữ là 47 người chiếm 42,72%.

Số lao động chưa kết hôn trong 3 xã điều tra nói chung đều là các đối tượng mới bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, học sinh các trường phổ thông trung học, chuyên nghiệp, học nghề và các cơ sở dạy nghề, các đối tượng thất nghiệp phát sinh, đa số họ muốn có một công việc ổn định sau đó lập gia đình. Mặc dù tại huyện có các khu, cụm công nghiệp đã giải quyết hàng nghìn lao động. Những năm gần đây quá trình phát triển công nghiệp ở địa phương khá tốt nên có nhiều công ty về thuê đất tại huyện làm doanh nghiệp như may, điện tử, vật liệu xây dựng... Quá trình trên đã thu hút số lượng lớn lao động

của tỉnh chuyển sang làm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những lao động đã có vợ, chồng cần nhiều khoản chi tiêu hơn, với thu nhập từ làm công nhân hoặc làm nông nghiệp vẫn không thể đảm bảo đủ cuộc sống của gia đình họ nên những năm gần đây đối tượng này tham gia vào XKLĐ cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 62 - 66)