Một số giải pháp đẩy mạnh XKLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 28)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.5. Một số giải pháp đẩy mạnh XKLĐ

Xuất khẩu lao động trở thành một giải pháp hữu hiệu đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.

Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, để làm được điều này thì thì cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, giải pháp quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.

XKLĐ là một hoạt động có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, do vậy nó đòi hỏi phải có sự quan tâm và quản lý của nhà nước và toàn xã hội.

Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động là toàn thể quan điểm, tư tưởng, mục tiêu, cách thức, các giải pháp nhằm tổ chức bộ máy, thực hiện quản lý nhà nước về lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực trong xuất khẩu lao động, gồm xây dựng chiến lược, ban hành pháp luật, chính sách, kiểm tra, thanh tra nhà nước trong xuất khẩu lao động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tổ chức và điều hành hoạt động xuất khẩu lao động theo pháp luật (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2003).

Công tác quản lý nhà nước về XKLĐ gồm các nội dung: Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ; tạo lập hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ cho XKLĐ; thực hiện chế độ tài chính về XKLĐ thống nhất đối với người lao động và doanh nghiệp XKLĐ; thực hiện việc cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép XKLĐ; quản lý thống nhất mọi hoạt động xuất khẩu lao động của mọi cá nhân, tổ chức tham gia XKLĐ và tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện luật pháp liên quan đến thị trường lao động.

Quản lý nhà nước nhằm hạn chế những vi phạm của người lao động, doanh nghiệp XKLĐ, đồng thời cũng nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu thông qua các quy định về công tác tuyển chọn, tuyển mộ; đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động và quản lý lao động đã xuất khẩu.

Thứ hai, công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động XKLĐ

rộng và có sự phối hợp giữa địa phương và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa thông tin về mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động đến được đông đảo quần chúng nhân dân.

Các thông tin phải chính xác, dễ hiểu, đầy đủ và kịp thời, nhất là những thông tin liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Tập trung tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về XKLĐ như: chính sách vay vốn, các thủ tục làm hộ chiếu, khám sức khỏe, yêu cầu, điều kiện làm việc, chi phí, thu nhập khi đi XKLLĐ, phong tục tập quán của nước mà người lao động đến làm việc.

Thứ ba, hỗ trợ tài chính cho lao động xuất khẩu.

Người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài phải chịu rất nhiều chi phí như: chi phí dịch vụ, chi phí môi giới và khoản tiền ký quỹ. Đa số lao động xuất khẩu đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên để có đủ tiền đi XKLĐ thì người lao động phải vay từ các nguồn như: bạn bè, người thân hoặc từ ngân hàng. Vì vây, cần phải có chính sách hỗ trợ NLĐ tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Để thực hiện tốt vấn đề này, các ngân hàng phải bố trí đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay, đồng thời có những chế dộ chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất cho người thuộc hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, hộ có công với cách mạng...

Bên cạnh đó, cần phải áp dụng những chính sách nhằm tăng cường trách nhiệm của người lao động, gia đình, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp XKLĐ nhằm đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng.

Thứ tư, giải pháp về chất lượng lao động xuất khẩu.

Chất lượng lao động không chỉ đơn thuần là trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề mà còn thể hiện ở tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và văn hóa của người lao động.

Đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài là rất cần thiết vì nó giúp nâng cao trình độ, tay nghề dồng thời giúp người lao động nhận thức tốt hơn về công việc, luật pháp cũng như yêu cầu của nước tiếp nhận lao động đối với họ, từ đó nâng cao chất lượng, uy tín của đôi ngũ lao động Việt nam.

Tăng cường đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động vì đây là khâu quyết định đến chất lượng lao động, do đó cần xây dựng chiến lược đào tạo cũng như ban hành khung chuẩn về đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng bám sát yêu cầu thị trường quốc tế.

Để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu thì vấn đề đào tạo nguồn lao động rất quan trọng, để nguồn lao động có chất lượng cao thì cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau: Chuyển dịch cơ cấu nghề đào tạo phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trường; tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp XKLĐ, giữa doanh nghiệp XKLĐ với chính quyền địa phương...

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động 2.1.6.1. Yếu tố khách quan:

Cung - cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực: Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhưng tốc độ tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao động, trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bổ sung nguồn thu ngân sách và thu nhập cho NLĐ, rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc.

Sự cạnh tranh giữa các nước XKLĐ: Thị trường lao động quốc tế vừa là thị trường tự do cạnh tranh vừa là thị trường cát cứ giữa các quốc gia. Do đó, hoạt động XKLĐ vừa diễn ra sự hợp tác giữa các nước vừa cạnh tranh nhau mạnh mẽ, sự hợp tác là yêu cầu bắt buộc, yếu tố cạnh tranh đảm bảo cho sự sống còn của hoạt động XKLĐ. Sự cạnh tranh trong hoạt động XKLĐ diễn ra giữa các doanh nghiệp XKLĐ của một nước XKLĐ, hay của các nước XKLĐ, thậm chí giữa các nhà nước của các quốc gia XKLĐ. Sự cạnh tranh thể hiện qua số lượng hợp đồng XKLĐ, cơ chế quản lý lao động ở nước ngoài, mức lương, sự đa dạng về ngành nghề, trình độ, kỹ năng lao động, khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tại nơi làm viêc, khả năng thích nghi về văn hóa, khả năng giao tiếp... của NLĐ. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa lao động xuất khẩu với lao động bản địa về việc làm ở nước nhập khẩu lao động. Do sự cạnh tranh này, công đoàn tại các nước nhập khẩu lao động thường tạo sức ép với Chính phủ để hạn chế số lượng lao động nước ngoài được tiếp nhận vào làm việc.

Trình độ phát triển kinh tế và KHCN là yếu tố có tác động mạnh mẽ tới quan hệ cung - cầu về lao động giữa các nước, quyết định loại hình và số lượng

lao động mà một nước sẽ nhập khẩu hay xuất khẩu. Các nước có trình độ công nghệ tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật Bản thực hiện các chính sách khuyến khích và ưu đãi để thu hút lao động phổ thông, trong khi những nước có trình độ kém hơn như Đài Loan lại nhập khẩu nhiều loại lao động đáp ứng các nhu cầu lao động bị thiếu hụt trong nước, phần lớn là lao động có trình độ thấp, lao động phổ thông, hoặc như Malaysia và Thái Lan lại vừa xuất khẩu và nhập khẩu lao động phổ thông, lao động giản đơn.

Tình hình chính trị của nước có nhu cầu nhập khẩu lao động: Tình hình an ninh chính trị tại nước có nhu cầu nhập khẩu lao động có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm thông qua XKLĐ của mỗi địa phương, quốc gia muốn đưa lao động đi XKLĐ. Nếu quốc gia nước ngoài có tình hình an ninh bất ổn, thường xuyên xảy ra chiến tranh, bạo loạn... sẽ là cản trở, gây rủi ro lớn đối với NLĐ làm việc tại quốc gia đó, NLĐ phải về nước, đồng thời cũng gây gánh nặng và trách nhiệm cho Nhà nước trong việc giải quyết hậu quả lao động về nước trước thời hạn.

Yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc của nước nhập khẩu lao động: Ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán của mỗi quốc gia được coi là một rào cản đối với hoạt động tạo việc làm thông qua XKLĐ. Bởi mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp khác nhau. NLĐ muốn sống và làm việc ở quốc gia khác đều phải hiểu biết ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa của quốc gia đó, đồng thời phải hòa nhập được với nó, không phải NLĐ nào cũng làm được việc này, đặc biệt là NĐ có trình độ thấp. Chính điều này đã trở thành rào cản cho hoạt động XKLĐ và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề đáng quan tâm khác trong hoạt động XKLĐ.

2.1.6.2. Yếu tố chủ quan

Các yếu tố thuộc về Nhà nước

Công tác xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính chất quốc gia vì nó liên quan đến việc đưa lao động ra khỏi biên giới lãnh thổ của một nước để tới một nước khác. Do vậy, yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động này chính là chủ chương, chính sách của quốc gia. Bất cứ một chủ trương, chính sách nào liên quan đến hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế, lao động - việc làm,... đều sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động XKLĐ (Nguyễn Thị Hoan, 2007).

Những quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động trong hoạt động XKLĐ, quy định về thủ tục cần thiết khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu lao động đều ảnh hưởng đến XKLĐ.

Quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Hai quốc gia có quan hệ lâu đời và khăng khít với nhau thì hoạt động XKLĐ sẽ thuận lợi và ngược lại.

Các chính sách, pháp luật. Hoạt động XKLĐ liên quan đến nhiều nước, nhiều tổ chức, liên quan đến nước XKLĐ và nước NKLĐ, liên quan đến các tổ chức quốc tể như Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), do đó nó chịu tác động mạnh mẽ của môi trường chính trị, pháp luật và chính sách của Chính phủ cả nước XKLĐ và nước NKLĐ cũng như luật pháp quốc tế .

Yếu tố doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.

Đặc điểm của doanh nghiệp XKLĐ (về trụ sở đóng địa bàn, cơ cấu tổ chức, cơ cấu và trình độ nhân lực,..), chính sách, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp XKLĐ có ảnh hưởng đến hiệu quả tạo việc làm thông qua XKLĐ cho NLĐ bởi doanh nghiệp XKLĐ chính là tác nhân đặt NLĐ vào các chỗ làm việc trống được tạo ra ở nước ngoài. Nếu doanh nghiệp có trụ sở đóng tại địa bàn, hoạt động uy tín, có trách nhiệm, NLĐ địa bàn đó sẽ có cơ hội được tìm đến với doanh nghiệp một cách trực tiếp, chính thống, không dễ bị các đối tượng xấu lừa đảo, tìm được việc làm tốt phù hợp với mức thu nhập tốt. Ngược lại nếu địa phương có những doanh nghiệp XKLĐ hoạt động không hiệu quả, hoạt động vì lợi nhuận... sẽ là tác nhân xấu khiến cho vấn đề tạo việc làm thông qua XKLĐ không đạt hiệu quả, NLĐ bị lừa đảo, không tìm được việc như ý hoặc rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản...

Trong bối cảnh khó khăn chung, đã có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến đổi mới quản trị doanh nghiệp, chấn chỉnh lại quy trình điều hành nội bộ, cơ cấu lại, nâng cấp bộ máy cán bộ nhân viên, rà soát, hoàn thiện định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ, tập trung lực lượng vào các thị trường mà doanh nghiệp có thế mạnh. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp hạn chế về quy mô đưa lao động hàng năm; về tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động; về sự cạnh tranh lành mạnh; về đầu tư bài bản trong công tác đào tạo - giáo dục định hướng cho NLĐ; về chấp hành nghiêm quy định pháp luật (Đào Quang Trung, 2016).

Người lao động là đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động, nếu không có người lao động tham gia thì cũng không thể có được hoạt động xuất khẩu lao động chính vì vậy nhân tố này giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu lao động.

Chất lượng hàng hóa sức lao động được xem xét dưới góc độ là sự tổng hòa các yếu tố tạo ra năng lực lao động của người lao động như thể lực, trí lực, các mối quan hệ xã hội của NLĐ có ảnh hưởng tứi năng lực làm việc của NLĐ ở nước nhập khẩu lao động. Chất lượng lao động phải đảm bảo được việc tạo ra giá trị tăng thêm trong thời gian sử dụng sức lao động đó, bảo đảm cho NLĐ duy trì và tái tạo sức lao động, phát huy được các khả năng sáng tạo, đảm bảo được cường độ lao động, tạo được nhiều giá trị thặng dư cho người chủ sử dụng. Yếu tố này có tác động quan trọng tới quyết định của chủ sử dụng về quy mô tuyển dụng lao động nước ngoài. Chính vì vậy chất lượng lao động là yếu tố căn bản quyết định khả năng cạnh tranh và lợi thế trong việc chiếm lĩnh thị trường XKLĐ đảm bảo cho sự phát triển hoạt động XKLĐ.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1980. Trong suốt thời gian này cùng với sự biến đổi của đất nước hoạt động xuất khẩu lao động cũng đã có những bước biến đổi lớn, cụ thể:

Thời kỳ đầu từ năm 1980 đến năm 1990: lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước thông qua việc Nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và trực tiếp thực hiện, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari. Một bộ phận lao động với số lượng không nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq, Libya và đưa chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc ở một số nước châu Phi. Trong 10 năm (1980-1990), Việt Nam đã đưa được 244.186 lao động, 7.200 lượt chuyên gia đi làm việc và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài. Ngân sách Nhà nước thu được khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ giá rúp/đồng Việt Nam năm 1990), hơn 300 triệu USD; Đồng thời, người lao động và chuyên gia đã đưa về nước một lượng hàng hóa thiết yếu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng (Đặng Đình Đào, 2013).

của Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn đến sự tan dã của khối SEV buộc Nhà nước ta phải nhanh chóng đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Kể từ đó đến nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước, hoạt động XKLĐ cũng được quan tâm một cách đúng mực. Số lượng người đi làm việc ở nước ngoài tăng lên một cách nhanh chóng, từ con số 1.022 người năm 1991 đến năm 2000 đã tăng lên là 31.500 người, năm 2006 là 78.655 người và đến năm 2013 là 88.155 người (Nguyễn Thị Hoan, 2007). Hiện có khoảng 500.000 lao động làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau; trong đó Đài Loan là một trong những thị trường có nhiều lao động Việt Nam nhất, hiện tại có 93.000 lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này, chiếm 30% tổng số lao động Việt Nam, hàng năm gửi về nước trên 400 triệu USD (Cục quản lý lao động ngoài nước, 2013). XKLĐ cũng trở

thành một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước.Trong thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 28)