Kinh nghiệm xuất khẩu laođộng của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 38)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Kinh nghiệm xuất khẩu laođộng của một số địa phương

Kinh nghiệm XKLĐ của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng mới được tái lập từ năm 1997, xuất phát điểm kinh tế thấp, với nhiều khó khăn của một tỉnh mới tái lập, dân số tỉnh lại khá đông, năm 2014 là 1.132.231 người (Thống kê tỉnh Bắc Ninh) nên vấn đề thiếu việc làm, thất nghiệp tại tỉnh còn tương đối cao. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước tỉnh đã coi vấn đề tạo việc làm thông qua XKLĐ là một hướng đi trọng tâm, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng thất nghiệp trong tỉnh.

Cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã bằng rất nhiều cơ chế, chính sách tìm kiếm, thu hút, hỗ trợ NLĐ của tỉnh, tạo điều kiện tối đa để NLĐ tỉnh đến được với những chỗ làm việc trống đã được tạo ra ở nước ngoài. Một trong những chính sách hỗ trợ tối ưu mang lại hiệu quả cao trong thời gian qua cho công tác XKLĐ của tỉnh đó là chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tới 3.000.000 đồng/người/lượt đối với các trường hợp NLĐ là thân nhân của gia đình chính sách, người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo; lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất bồi thường; lao động tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam với nước tiếp nhận lao động hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài. Tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo là 3.000.000 đồng/người/lượt đối với các nghề : hàn Tig cơ bản, hàn hồ quan 3G, điện công nghiệp, hàn Tig 6G, Max 6G, điện tử công nghiệp. Hỗ trợ 2.700.000 đồng/người/lượt đối với các nghề may công nghiệp, mộc dân dụng, tiện kim loại, tiện vạn năng, phay vạn năng,..Đối với các nghề mài (máy mài cầm tay), phun sơn, xây chát, ốp lát được hỗ trợ 2.400.000 đồng/người/lượt. Mức hỗ trợ đối với các nghề giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, các nghề khác theo nhu cầu là 2.160.000 đồng/người/lượt. Đây là một chính sách hỗ trợ cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng NLĐ đặc biệt khác trong tỉnh có cơ hội được đi XKLĐ (Đào Quang Trung, 2016).

Kinh nghiệm XKLĐ của tỉnh Nghệ An

Trong thời gian qua, công tác XKLĐ thực sự đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ, chính quyền và tổ chức chính xã hội các cấp. Ngành LĐ- TB&XH đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi và ban hành các chính sách khuyến khích XKLĐ trên địa bàn. Trong 5 năm (2006-2010) toàn tỉnh đã đưa được hơn 42.000 lượt lao động; trong đó: năm 2006 là 8.780 người, năm 2007 là 13.450 người, năm 2008 là 11.280, năm 2009 là 8.825 người, năm 2010 là 11.238 người; thị trường lao động đi làm việc ở Đài Loan chiếm 19%, Malaysia 35%, Hàn Quốc 5,7%, Nhật Bản 0,9%, các nước Trung Đông 10,4% và các nước khác 29%. Hiện nay, có trên 43.000 người Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở các thị trường: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông. Hàng năm, ngoại tệ do lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài gửi về qua các ngân hàng thương mại đạt từ 90 - 95 triệu USD, chưa

kể lượng tiền do NLĐ mang về trực tiếp. Có thể nói, XKLĐ đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH, XĐGN trên địa bàn tỉnh. Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền các cấp đối với công tác XKLĐ, nhất là cấp huyện, xã, thị trấn; đồng thời, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để NLĐ biết, nhằm tránh những thông tin thất thiệt từ các cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động XKLĐ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của NLĐ. Tập trung vào công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong lao động... cho NLĐ để họ đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường lao động nước ngoài; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ (Lương Văn Huấn, 2015). 2.2.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động XKLĐ. Các công trình tiêu biểu mà tác giả luận văn đã tiếp cận:

Ngh ên cứu của NCS Nguyễn T ến Dũng năm 2010 “Phát tr ển xuất khẩu lao động V ệt Nam trong hộ nhập k nh tế quốc tế”. Ngh ên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề về cơ sở lý luận của phát tr ển xuất khẩu lao động trong hộ nhập k nh tế quốc tế, phân tích những tác động của XKLĐ đến phát tr ển k nh tế – xã hộ của nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu lao động. Phân tích các yếu tố tác động đến phát tr ển XKLĐ V ệt Nam trong đ ều k ện hộ nhập k nh tế quốc tế, định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển XKLĐ Việt Nam để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững xuất khẩu lao động trong thời gian tới.

Ngh ên cứu của ngh ên cứu s nh Trần Văn Hằng năm 1996 “Các g ả pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về Xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2010”. Luận án thuộc chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa quốc dân nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến Quản lý nhà nước (QLNN) về XKLĐ theo cơ chế thị trường, phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của XKLĐ

Ngh ên cứu của học v ên Trần Thị Lý năm 2010 “Ngh ên cứu ảnh hưởng của việc Xuất khẩu lao động đến đời sống hộ gia đình huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”. Luận văn nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xuất khẩu lao động đến đời

sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình thuộc huyện Yên Dũng từ đó có các đề xuất, giải pháp thích hợp cho vấn đề XKLĐ của huyện.

Ngh ên cứu của đồng tác g ả Nguyễn Đức Hoàng và Đoàn Sơn Đức, năm 2010 “Thực trạng và g ả pháp cho xuất khẩu lao động V ệt Nam”. Đề tà làm rõ những những tồn tạ trong công tác xuất khẩu lao động, đặc b ệt là công tác mở rộng thị trường, từ đó đề ra những g ả pháp khắc phục những hạn chế của lao động V ệt Nam để lao động của nước ta ngày càng có vị thế trên thị trường lao động quốc tế.

Ngh ên cứu của Nguyễn Thị Hoan năm 2007 “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý XKLĐ của tỉnh Bắc N nh, từ đó đưa ra các g ả pháp hoàn th ện công tác quản lý hoạt động XKLĐ.

Phần lớn các công trình ngh ên cứu trên chỉ tập trung đánh g á tác động của XKLĐ đố vớ đờ sống, đánh g á h ệu quả của các chương trình hợp tác lao động, phân tích một số thị trường lao động V ệt Nam ở trên thế g ớ và khu vực, đánh g á h ệu quả công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động, chưa có công trình nào ngh ên cứu một cách tương đố toàn d ện công tác XKLĐ của huyện H ệp Hòa, đề tà chưa có sự trùng lắp về nộ dung ngh ên cứu.

2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động xuất khẩu lao động của huyện Hệp Hòa huyện Hệp Hòa

Thứ nhất, để tạo việc làm thông qua XKLĐ đạt hiệu quả cao thì các cơ quan quản lý Nhà Nước cần phải ban hành chủ trương chính sách phù hợp hướng dẫn hoạt động XKLĐ và có chính sách hỗ trợ cho người lao động tham gia XKLĐ, nhất là các đối tượng đó là NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con gia đình chính sách, muốn đi XKLĐ để xóa đói giảm nghèo nhưng không có đủ tiềm lực về tài chính để đi, ở các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao.

Những chính sách hỗ trợ có thể là hỗ trợ vay vốn với mức cao hơn so với những đối tương NLĐ bình thường khác, hoặc hỗ trợ thêm chi phí đào tạo, chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình học tập, chi phí tàu xe, chi phí làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Cần phải xác định tạo việc làm thông qua XKLĐ là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu

cho ngân sách địa phương. Các địa phương nếu quan tâm đến chính sách XKLĐ đều đạt hiệu quả cao trong công tác này.

Nhà nước cũng đẩy mạnh quan hệ với các nước để tìm kiếm, mở rộng thị trường XKLĐ, tạo điều kiện hành lang pháp lý thông thoáng, thuận tiện cho các doanh nghiệp XKLĐ phát triển hoạt động XKLĐ, tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước ở tất cả các khâu của hoạt động XKLĐ.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động XKLĐ thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tham gia xuất khẩu, bằng cách bồi dưỡng, đào tạo tay nghề, đào tạo ngoại ngữ và ý thức của người lao động. Để làm được điều này cần phải chú trọng công tác tuyển mộ, đào tạo người lao động trước khi tiến hành XKLĐ, có chính sách hỗ tợ người lao động về vốn... Đồng thời cũng phải có biện pháp quản lý NLĐ khi làm việc ở nước ngoài, tránh hiện tượng bỏ việc làm tự do, vi phạm pháp luật bên nước sở tại, đồng thời bảo vệ người lao động khi bị chủ sử dụng lao động ngược đãi, đối xử không công bằng, chấm dứt hợp đồng không có lý do...

Những địa phương có nhiều chính sách thu hút, quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp XKLĐ sẽ tạo điều kiện thu hút được nhiều doanh nghiệp XKLĐ trực tiếp về đóng trụ sở tại địa bàn, hoạt động có uy tín, hiệu quả, từ đó đưa được nhiều NLĐ ra nước ngoài làm việc, NLĐ địa phương đó cũng có cơ hội đến được với doanh nghiệp XKLĐ một cách trực tiếp để trao đổi, tìm kiếm thông tin về việc làm ngoài nước phù hợp trình độ và nhu cầu của bản thân.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển dụng, đào tạo đưa người lao động đi XKLĐ. Kiểm soát tốt quá trình tuyển dụng tổ chức đưa lao động đi xuất khẩu, tránh tình trạng lừa đảo làm thiệt hại cho người lao động và mất uy tín đối với hoạt động XKLĐ của Nhà nước. Cần có chính sách giúp đỡ NLĐ khi kết thúc hợp đồng trở về nước tìm kiếm việc làm để phát huy những kinh nghiệm, tay nghề, tác phong công nghiệp học được khi làm việc ở nước ngoài..

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

H ệp Hoà là một huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc G ang, cách Thành phố Bắc G ang 30 km, cách Thủ đô Hà Nộ 50km theo đường bộ. Phía Bắc và Tây Bắc g áp huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên - tỉnh Thá Nguyên; Phía Đông và Đông Bắc g áp huyện V ệt Yên và huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang; Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh; Phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Huyện H ệp Hòa h ện được ch a thành 26 đơn vị hành chính (gồm 25 xã và 1 thị trấn, trong đó có 16 xã là xã An toàn khu 2 -ATK2), trung tâm huyện Hiệp Hoà là Thị trấn Thắng, đây là thị trấn có từ lâu đời và nó được quy hoạch lên đô thị loại IV vào năm 2015. Theo quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc G ang đến năm 2030, huyện H ệp Hòa sẽ được đầu tư xây dựng để trở thành Thị xã H ệp Hòa thuộc tỉnh Bắc G ang.

Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông thuận tiện, có ba tuyến chính: quốc lộ 37 từ Đình Trám (huyện Việt Yên) qua Thị trấn Thắng đi huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; tỉnh lộ 295 từ Cao Thượng (huyện Tân Yên) qua cầu Mai Đình – Đông Xuyên nối liền với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh lộ 296 qua Cầu Vát sang huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Chính điều này đã tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững.

Đặc điểm địa hình, đất đai, tài nguyên

Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng tây bắc xuống đông nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông nam và giữa huyện.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong

0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp

Tài nguyên: đất sét chịu lứa chất lượng tốt, trắng mịn làm đồ sứ; đất đá ong làm vật liệu xây dựng, cát sỏi dọc sông Cầu...qua khảo sát vùng đồi núi có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hòa-Bắc Giang

Đặc điểm khí hậu

Hiệp Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Một năm có bốn mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 23 – 24 độ C, độ ẩm dao động lớn, từ 73% - 84%, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 – 1.700 mm.

Hiệp Hòa ít chịu ảnh hưởng của gió bão nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt nhiệt độ và độ ẩm khá thuận lợi, không quá khắc nghiệt làm cho sản phẩm nông lâm nghiệp phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, với sự nỗ lực, chủ động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, kinh tế xã hội của huyện đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng.

Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 6.643 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2015, vượt 2,3% kế hoạch (KH). Trong đó giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 2.859 tỷ đồng, tăng 573 tỷ đồng (tương ứng tăng 25.1%) so với năm 2015, vượt 4,6% KH; ngành Dịch vụ đạt 1.698 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng (tương ứng tăng 15,6%) so với năm 2015, vượt 0,1% KH; ngành Nông - lâm nghiệp đạt 2.086 tỷ đồng,tăng 127 tỷ đồng (tương ứng tăng 6,5% so với năm 2015), đạt 100% KH đề ra.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng: Công nghiệp - xây dựng chiếm 41,7% (tăng 1,9%), ngành Dịch vụ chiếm 27% (tăng 0,3%), ngành Nông - lâm nghiệp chiếm 31.3% (giảm 2.2%) trong cơ cấu kinh tế.

Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn luôn đạt kết quả cao, củng cố vững chắc vị trí tốp đầu của tỉnh (thi học sinh giỏi đạt kết quả nổi bật với 16 giải cấp quốc gia, 168 giải cấp tỉnh); công tác phổ cập giáo dục các cấp ngày càng củng cố và duy trì vững chắc. Phấn đấu nâng tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt mặt bằng chung của tỉnh.

Trên địa bàn huyện có 03 trung tâm và cơ sở dạy nghề gồm: Trung Tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 38)