Mức độ tìm hiểu thông tin về XKLĐ của người laođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 76)

Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Chưa tìm hiểu 0 0

Đã tìm hiểu nhưng còn ít 19 17,27

Tìm hiểu tương đối kỹ 87 79,09

Tìm hiểu rất kỹ 4 3,64

Tổng 110 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Thông tin mà người lao động muốn tìm hiểu khi đi lao động ở nước ngoài chủ yếu là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện hợp đồng đã ký kết; chi phí, thu nhập, văn hóa, phong tục tập quán của nước mà họ đến làm việc. Tuy nhiên, qua điều tra mức độ tìm hiểu thông tin của mỗi lao động lại rất khác nhau.

Bảng 4.15 Cho thấy người lao động đã chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ, cụ thể: có 4 người trả lời là đã tìm hiểu rất kỹ (chiếm 3,64% tổng số người được hỏi), có 87 người trả lời là đã tìm hiểu tương đối kỹ (chiếm 79,09%), có 19 người trả lời là đã tìm hiểu một vài thông tin (chiếm 17,27%), không có ai trả lời là chưa tìm hiểu thông tin về XKLĐ. Điều này chứng tỏ người lao động đã nâng dần trách nhiệm của bản thân khi đã chủ động quan tâm, tìm hiểu thông tin, từ đó giúp họ hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến việc đi làm việc ở nước ngoài.

Qua phỏng vấn người lao động và lấy ý kiến đánh giá của họ về công tác tuyên truyền thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.16. Đánh giá của NLĐ được điều tra về công tác tuyên truyền thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ trên địa bàn huyện Hiệp Hòa

Mức độ Số người Tỷ lệ (%)

Tốt 5 4,55

Khá tốt 65 59,09

Chưa tốt, còn hạn chế 40 36,36

Tổng 110 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Bảng 4.16 cho thấy công tác tuyên truyền thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ của huyện còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số người trả lời công tác thông tin tuyên truyền của huyện về xuất khẩu lao động tốt là 5 người (chiếm 4,55% trong tổng số người được hỏi), số người trả lời đáp án khá tốt là 65 người (chiếm 59,09%), số người trả lời chưa tốt là 40 người (chiếm 36,36%).

Chính vì công tác tuyên tryền thông tin liên quan đến xuất khẩu lao động của huyện còn hạn chế, nên ngoài việc tiếp cận thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ, các hội, đoàn thể, các phương tiện tin đại chúng (loa, đài..), người lao động còn tìm hiểu thông tin qua người thân, bạn bè, qua những người đã đi XKLĐ về và nhất là qua các doanh nghiệp XKLĐ.

4.1.8.2. Công tác hỗ trợ cho người lao động đi XKLĐ

Lao động tham gia xuất khẩu trên địa bàn huyện chủ yếu là lao động nông thôn, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chi phí tham gia hoạt động

xuất khẩu lao động tương đối lớn nên không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng thanh toán khoản chi phí này. Điều này đòi hỏi NLĐ tìm đến các nguồn vay tiền như: vay của bạn bè, người thân, họ hàng hoặc vay tiền từ ngân hàng để có thể có đủ tiền trang chải chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có lao động đi xuất khẩu, huyện Hiệp Hòa đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách vay vốn của nhà nước đến NLĐ và gia đình của họ để họ có thể tiếp cận một cách nhanh nhất nguồn vốn vay này.

Mặt khác, để đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng, huyện áp dụng biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động như yêu cầu NLĐ mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng cho vay vốn và cam kết chuyển thu nhập về tài khoản này. Định kỳ ngân hàng trích từ tài khoản cá nhân của NLĐ để thu hồi vốn và lãi vay theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng cho các đối tượng chính sách đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vay vốn, tổ chức các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn với thủ tục công khai, đơn giản, thuận tiện, dễ dàng tiếp cận. Xét một cách tổng thể, các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, người cận nghèo và đối tượng chính sách xã hội khác trên địa bàn đã thực hiện đúng quy định về đối tượng vay, hạn mức cho vay, đảm bảo thu hồi vốn và xử lý vấn đề nợ xấu. Những lao động không thuộc diện hộ chính sách mà có nhu cầu vay vốn thì có thể làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện với mức lãi xuất hợp lý.

Triển khai thực hiện thông tư số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 của Bộ Lao động - TB&XH và Bộ Tài chính về việc hỗ trợ lao động đi làm việc tại nước ngoài cho các đối tượng: Người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật; thân nhân của người có công với cách mạng và người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp...trong những năm qua, lao động của huyện đã được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để đi lao động ở nước ngoài, kết quả thể hiện qua bảng 4.17.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)