Hình thức, mục đích, nhu cầu đi xuất khẩu của người laođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 62)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA HUYỆN HIỆP

4.1.4. Hình thức, mục đích, nhu cầu đi xuất khẩu của người laođộng

Qua việc áp dụng các biện pháp tăng cường và thắt chặt quản lý đối với hoạt động XKLĐ, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài của huyện có xu hướng tăng dần qua các năm. Cho thấy việc triển khai các giải pháp đã đem lại một số hiệu quả nhất định.

Hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong những năm qua đang có những thay đổi theo chiều hướng có dần và tăng cường trách nhiệm của người lao động khi ra nước ngoài làm việc.

Bảng 4.3. Hình thức tham gia XKLĐ của các hộ điều tra

Hình thức XKLĐ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

HĐ của các DN XKLĐ 97 88,18

Hợp đồng cá nhân 5 4,55

Khác 8 7,27

Cộng 110 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Bảng 4.3 cho thấy hình thức XKLĐ chủ yếu được thực hiện theo hai con đường là đi theo hợp đồng với các doanh nghiệp XKLĐ và hợp đồng cá nhân là chính, chiếm trên 92,73%; còn theo hình thức khác (tu nghiệp sinh, thực tập sinh; đấu thầu và đầu tư ra nước ngoài) chiếm tỷ lệ 7,27%. NLĐ trong huyện lựa chọn việc XKLĐ theo doanh nghiệp bởi vì các doanh nghiệp có thị trường XKLĐ phong phú, đơn hàng nhiều ngành nghề, đơn hàng của các doanh nghiệp thường là đơn hàng yêu

cầu lao động phổ thông, không đòi hỏi cao về trình độ, nhiều lao động của huyện có khả năng đáp ứng yêu cầu và tham gia.

Lao động xuất khẩu theo hợp đồng của tổ chức sự nghiệp (thực tập sinh, tu nghiệp sinh) là lao động tham gia chương trình cấp phép mới của Hàn Quốc (EPS), hoặc theo chương trình XKLĐ sang Nhật Bản và 1 số nước khác do sự phân bổ chỉ tiêu từ Bộ LĐ-TB&XH về các tỉnh.

XKLĐ theo hợp đồng cá nhân: NLĐ đi XKLĐ theo hình thức này chiếm số lượng ít (4,55%) chủ yếu là lao động đã từng đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan sau khi hết thời hạn về nước lại tiếp tục làm thủ tục sang làm việc theo hợp đồng cá nhân với chủ sử dụng lao động cũ.

Xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động khá hấp dẫn thu hút nhiều đối tượng tham gia, lực lượng cò mồi, môi giới XKLĐ cũng nhiều dẫn đến việc NLĐ nhận được nhiều nguồn thông tin không sát thực, lúng túng không biết lựa chọn đi theo công ty nào và còn nhiều trường hợp bị lừa đảo XKLĐ.

Hộp 1. Tình trạng lừa đảo trong môi giới XKLĐ.

Không cần thủ đoạn tinh vi, không cần thành lập công ty nhưng Nguyễn Thị Thịnh (sn 1960, trú tại thôn Đức Thịnh, Đức Thắng, Hiệp Hòa) cũng có thể dễ dàng chiếm được hàng trăm triệu đồng của người có nhu cầu sang nước ngoài làm việc hoặc xin việc trong các cơ quan nhà nước. Đầu năm 2008, qua mối quen biết với con dâu của Thịnh, anh Nguyễn Văn Tùng (ở xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa) đã đến gặp Thịnh nhờ đưa đi xuất khẩu lao động. Thịnh nói chắc chắn sẽ đưa anh Tùng đi lao động tại Nhật Bản theo Cục cảng hàng không, giá trọn gói là 11.000USD, chỉ cần nộp hồ sơ và tiền mà không cần học tiếng, các thủ tục Thịnh sẽ lo hết. Thịnh còn dùng thủ đoạn bảo phải nộp ngay vì chỉ còn vài chỉ tiêu nên anh Tùng nhanh chóng giao nộp tiền có giấy biên nhận và giấy ghi số seri của từng tờ tiền. Quá thời gian mà Thịnh hứa hẹn mà vẫn không thấy mình được xuất ngoại nên anh Tùng đã làm đơn tố cáo toàn bộ hành vi lừa đảo của Thịnh.

Về mục đích và nhu cầu đi XKLĐ

Khi được hỏi về mục đích tham gia XKLĐ, với câu hỏi có thể chọn nhiều phương án khác nhau như: muốn tăng thu nhập; muốn giải quyết việc làm; muốn học nghề, nâng cao trình độ; muốn học hỏi kinh nghiệm, tác phong làm việc thì kết quả cụ thể như sau (bảng 4.4).

Bảng 4.4. Mục đích tham gia XKLĐ của các hộ điều tra

Mục đích Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tăng Thu nhập 110 100

Giải quyết việc làm 105 95,45

Muốn học nghề, nâng cao trình độ 67 60,91

Học hỏi kinh nghiệm, tác phong làm việc 23 20,91

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Qua bảng trên cho thấy, khi điều tra 110 lao động tham gia xuất khẩu thì 100% người được phỏng vấn đều trả lời mục đích đi XKLĐ của họ là muốn tăng thu nhập. Có 105 người trả lời là muốn giải quyết việc làm (chiếm 95,45% số người tham gia phỏng vấn), những lao động này đa phần là thiếu việc làm, thất nghiệp, làm nông nghiệp hoặc công việc có mức thu nhập thấp...họ mong muốn có một công việc ổn định, mức lương cao để cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình mình. Có 67 người trả lời là muốn học nghề, nâng cao trình độ (chiếm 60,91% số người được phỏng vấn), có 23 người trả lời là muốn học hỏi kinh nghiệm, tác phong làm việc nước ngoài (chiếm 20,91% số người được phỏng vấn), đây là những lao động trẻ, ngoài mục đích tăng thu nhập, khi tham gia XKLĐ họ còn muốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề để khi trở về nước họ có cơ hội tìm được công việc ổn định, thu nhập cao để có thể trang trải cho cuộc của bản thân, gia đình.

Về nhu cầu tham gia XKLĐ thì mỗi lao động ở Hiệp Hòa khi đi làm việc ở nước ngoài lại có những mức nhu cầu khác nhau (bảng 4.5).

Bảng 4.5. Nhu cầu đi XKLĐ của người lao động huyện

Nhu cầu đi XKLĐ Đăng ký đi XKLĐ

SL (người) CC (%)

Chưa thực sự cần 2 1,82

Cần thiết 14 12,73

Rất cần thiết 94 85,45

Tổng 110 100,0

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Bảng 4.5 cho thấy, phần lớn hiện nay những người tham gia XKLĐ đều mong muốn mình sẽ sớm được hoàn thành các thủ tục để có thể đi làm việc ngay.

Trong 110 người đăng ký đi XKLĐ thì 85,45% cho rằng nhu cầu đi XKLĐ đối với họ là thực sự rất cần thiết, 12,73% cho là cần thiết, chỉ có 1,82% cho là chưa thực sự cần. Các nguyên nhân chủ yếu là nhằm tìm việc làm có thu nhập cao nhưng ở địa phương lại không có việc làm phù hợp, hay họ muốn đi làm việc ở nước ngoài nhằm mở mang kiến thức, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề… Điều này xuất phát từ khó khăn của cuộc sống do đó họ mong muốn mau chóng được đi làm, để có thu nhập gửi về phụ giúp gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 62)