Hoạt động xuất khẩu laođộng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 36)

Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1980. Trong suốt thời gian này cùng với sự biến đổi của đất nước hoạt động xuất khẩu lao động cũng đã có những bước biến đổi lớn, cụ thể:

Thời kỳ đầu từ năm 1980 đến năm 1990: lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước thông qua việc Nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và trực tiếp thực hiện, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari. Một bộ phận lao động với số lượng không nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq, Libya và đưa chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc ở một số nước châu Phi. Trong 10 năm (1980-1990), Việt Nam đã đưa được 244.186 lao động, 7.200 lượt chuyên gia đi làm việc và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài. Ngân sách Nhà nước thu được khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ giá rúp/đồng Việt Nam năm 1990), hơn 300 triệu USD; Đồng thời, người lao động và chuyên gia đã đưa về nước một lượng hàng hóa thiết yếu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng (Đặng Đình Đào, 2013).

của Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn đến sự tan dã của khối SEV buộc Nhà nước ta phải nhanh chóng đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Kể từ đó đến nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước, hoạt động XKLĐ cũng được quan tâm một cách đúng mực. Số lượng người đi làm việc ở nước ngoài tăng lên một cách nhanh chóng, từ con số 1.022 người năm 1991 đến năm 2000 đã tăng lên là 31.500 người, năm 2006 là 78.655 người và đến năm 2013 là 88.155 người (Nguyễn Thị Hoan, 2007). Hiện có khoảng 500.000 lao động làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau; trong đó Đài Loan là một trong những thị trường có nhiều lao động Việt Nam nhất, hiện tại có 93.000 lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này, chiếm 30% tổng số lao động Việt Nam, hàng năm gửi về nước trên 400 triệu USD (Cục quản lý lao động ngoài nước, 2013). XKLĐ cũng trở

thành một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước.Trong thời gian

tới, nước ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ của ta còn gặp nhiều hạn chế do trình độ và chất lượng của lao động xuất khẩu chưa cao, chưa tìm được đường vào cho những thị trường lớn, có thu nhập cao như EU, Hoa Kỳ,...

XKLĐ là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nên vấn đề này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật, trước hết là trong Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và một số Luật, Nghị định như:

Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Quốc hội.

Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện các tinh thần trên, Việt Nam đã có nhiều chương trình XKLĐ

sang nhiều nước, trong đó có một số chương trình chính như:

- Chương trình XKLĐ sang Đài Loan: Đài Loan vẫn là thị trường có đông lao động Việt Nam sang làm việc nhất. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, trong năm 2013, cả nước xuất khẩu được 88.155 lao động. Trong đó, có 46.368 lao động sang Đài Loan, chiếm 53,2% tổng số lao động đưa đi; tiếp theo là thị trường Nhật Bản với 9.886 lao động; thị trường Malaysia với 7.564 lao động; thị trường Hàn Quốc có 5.446 lao động; thị trường Lào có 4.860

lao động (Cục quản lý lao động ngoài nước, 2013). Mặc dù có thu nhập không

cao như Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Âu nhưng thị trường Đài Loan khá ổn định và có nhu cầu lớn lao động nhập cư.

- Chương trình XKLĐ sang Malaysia: Malaysia là một thị trường có nhu cầu nhận rất nhiều lao động nước ngoài. Từ nửa cuối năm 2009, thị trường Malaysia đã phát triển trở lại, cùng với đó, nhu cầu lao động của thị trường này rất lớn, thu nhập được nâng cao hơn. Chính phủ nước này đã ra quyết định tăng mức lương tối thiểu qui định cho người lao động theo từng khu vực, mức lương mới sẽ bảo đảm cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Công nhân nước ngoài sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới này, trong đó có lao động Việt Nam. Mức lương tối thiểu mới tăng đáng kể so với mức quy định cũ, tăng 40 - 90%. Đặc biệt, thời gian gần đây, Malaysia có nhu cầu cao tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, với mức lương lên tới 35- 40RM/ngày/8 giờ làm việc (tương đương khoảng 280.000 đồng/ngày) cũng đang là một trong những thị trường thu hút lao động trở lại (Khuyết danh, 2014). Đặc biệt là kể từ khi triển khai Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là đối với những thị trường “dễ tính” như Malaysia đã được triển khai mạnh, nên số đăng ký tham gia đã tăng lên rất nhiều.

- Chương trình XKLĐ sang Nhật bản: đây là thỏa thuận giữa Bộ LĐ- TB&XH với Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là IMM Japan) ký ngày 11/10/2005 về việc phái cử thực tập sinh Việt Nam sang thực tập

kỹ thuật tại Nhật Bản (www.colab.gov.vn). Ngày 04/02/2010 Bộ trưởng Bộ LĐ- TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản Kyoei Yanagisawa đã ký lại bản thỏa thuận về chương trình hợp tác đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ- TB&XH) được giao triển khai chương trình (Nguyễn Duy, 2010).

- Chương trình XKLĐ sang Hàn quốc: Chương trình đi XKLĐ theo Luật cấp phép mới (do Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp thực hiện) và chương trình XKLĐ theo con đường tu nghiệp sinh. Chương trình đưa lao động đi theo Luật cấp phép mới là chương trình phi lợi nhuận với mục đích giảm chi phí cho NLĐ vào làm việc tại Hàn Quốc, vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc không cho phép các doanh nghiệp tham gia mà yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp thực hiện. Sau khi chương trình cấp phép lao động ESP thay thế chương trình thực tập sinh giúp NLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ mất khoảng 1000USD (www.colab.gov.vn/).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 36)