Nhu cầu đi XKLĐ của người laođộng huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 62)

Nhu cầu đi XKLĐ Đăng ký đi XKLĐ

SL (người) CC (%)

Chưa thực sự cần 2 1,82

Cần thiết 14 12,73

Rất cần thiết 94 85,45

Tổng 110 100,0

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả (2017) Bảng 4.5 cho thấy, phần lớn hiện nay những người tham gia XKLĐ đều mong muốn mình sẽ sớm được hoàn thành các thủ tục để có thể đi làm việc ngay.

Trong 110 người đăng ký đi XKLĐ thì 85,45% cho rằng nhu cầu đi XKLĐ đối với họ là thực sự rất cần thiết, 12,73% cho là cần thiết, chỉ có 1,82% cho là chưa thực sự cần. Các nguyên nhân chủ yếu là nhằm tìm việc làm có thu nhập cao nhưng ở địa phương lại không có việc làm phù hợp, hay họ muốn đi làm việc ở nước ngoài nhằm mở mang kiến thức, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề… Điều này xuất phát từ khó khăn của cuộc sống do đó họ mong muốn mau chóng được đi làm, để có thu nhập gửi về phụ giúp gia đình.

4.1.5. Cơ cấu lao động đi xuất khẩu

Độ tuổi của lao động đi xuất khẩu

Trong lực lượng lao động của huyện thì lao động trẻ và trung niên chiếm tỷ trọng rất lớn (chiếm khoảng 62,77%). Trong thời gian qua công tác xuất khẩu lao động của Hiệp Hòa đã hướng vào các đối tượng này, nhằm mục đích tạo ra công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cải thiện điều kiện sống cho gia đình và bản thân họ. Độ tuổi lao động có ảnh hưởng không nhỏ tới việc có được đi xuất khẩu lao động hay không. Những lao động trẻ, khỏe, có trình độ thường là lực lượng chủ yếu của hoạt động XKLĐ (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Cơ cấu độ tuổi XKLĐ của huyện giai đoạn 2014 - 2016 Năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 62)