CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XKLĐ CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 90)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XKLĐ CỦA HUYỆN

Sự cạnh tranh trong hoạt động XKLĐ diễn ra giữa các doanh nghiệp XKLĐ của một nước XKLĐ, hay của các nước XKLĐ, thậm chí giữa các nhà nước của các quốc gia XKLĐ. Hoạt động XKLĐ của Việt nam phải cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine...

Qua điều tra các doanh nghiệp tham gia XKLĐ ta thấy được mức độ cạnh của Việt Nam với các nước trong khu vực trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bảng 4.24. Mức độ cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước XKLĐ

Nước XKLĐ Cao Trung bình Thấp SL (phiếu) Tỷ lệ (%) SL (phiếu) Tỷ lệ (%) SL (phiếu) Tỷ lệ (%) Indonesia 7 87,5 1 12,5 0 0 Malaysia 8 100 0 0 0 0 Philippines 6 75 1 12,5 1 12,5 Thái Lan 5 62,5 2 25 1 12,5

Bảng 4.24 cho ta thấy đối thủ cạnh tranh chính trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam hiện nay là Malaysia với có 100% ý kiến cho rằng là cạnh tranh cao; đứng thứ hai là Indonesia với 87,5% là cạnh tranh cao; tiếp theo là Philippine với 75% và Thái Lan với 62,5 % ý kiến cho rằng là cạnh tranh cao.

Nguyên nhân do các nước trong khu vực có cơ cấu và chất lượng lao động tương đồng với Việt nam nên trên thị trương lao động họ là đối thủ cạnh tranh của ta. Bên cạnh đó, thị trường XKLĐ của nước ta hiện nay đều là thị trường chính của các nước trong khu vực.

4.2.2. Yếu tố quản lý nhà nước về XKLĐ

Trong các năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã luôn coi việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một công tác trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ để phát triển, quản lý hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài

Huyện Hiệp Hòa đã thực thi những chủ trương, chính sách về quản lý xuất khẩu lao động đúng theo quy định của Nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức hội, đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân... phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho người có nhu cầu tham gia XKLĐ và gia đình của họ hiểu được các quy định pháp luật, quyền, nghĩa vụ, thủ tục, trình tự và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời huyện đã xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu XKLĐ cho từng năm và giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, năng lực, trình độ còn hạn chế. Do vậy công tác XKLĐ và quản lý XKLĐ chưa thực sự đạt hiệu quả. Mặt khác, một số lao động tham gia XKLĐ theo hình thức môi giới, không thông qua cơ quan QLNN về XKLĐ nên khó quản lý, theo dõi.

Hộp 3. Khó kiểm soát, quản lý các đối tượng LĐXK

Do một số lao động làm thủ tục đi làm việc tại nước ngoài (Hàn Quốc) không thông qua phòng nên đến nay phòng không nắm được số lượng, thời hạn, địa chỉ cụ thể của người lao động đó nên khó khăn trong việc rà soát, tuyên truyền đến từng đối tượng về nước đúng thời hạn. Số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của huyện do Sở Lao động - TB&XH tỉnh gửi về. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn để cùng tuyên truyền, vận động gia đình có người lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc vận động con, em họ về nước.

(Theo ông Ngô Văn Trung – Phó Trưởng Phòng LĐTB & XH huyện Hiệp Hòa)

Công tác phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn huyện về tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, qua điều tra 8 doanh nghiệp thì có 87,5% ý kiến cho rằng khi các doanh nghiệp về địa phương tuyển chọn lao động thì UBND huyện mà trực tiếp là BCĐ CTGDNN&GQVL có sự phối hợp nhưng mức độ chưa cao, chủ yếu là giới thiệu cho các doanh nghiệp về các xã, thị trấn tuyển chọn, còn công tác tuyển chọn lao động giao cho các doanh nghiệp tự tuyển dụng, đào tạo.

4.2.3. Năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Trong những năm qua, hoạt động XKLĐ trên địa bàn huyện Hiệp Hòa từng bước phát triển, NLĐ được giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững thông qua việc đăng ký đi làm việc ở nước ngoài; các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được phép tuyển lao động trên địa bàn triển khai nhiều hoạt động tư vấn đến tận các thôn, xã, thị trấn.

Các doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực, có bước trưởng thành về quy mô, chất lượng hoạt động. Đồng thời đã chủ động được các khâu: tìm kiếm thị trường; đàm phán ký kết hợp đồng; tổ chức tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng; tổ chức quản lý lao động ở nước ngoài... Tuy nhiên, hoạt động marketing chưa thực sự được chú trọng và đầu tư một cách đúng mức do đó thị trường bị bó hẹp và hạn chế về số lượng.

Về Công tác tuyển dụng: hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương pháp tuyển dụng là tuyển trực tiếp qua các trung tâm dịch vụ việc làm;

tuyển thông qua chính quyền các cấp xã, phường và qua giới thiệu của những người đã đi XKLĐ… Các phương pháp tuyển chọn được các doanh nghiệp thực hiện hợp lý, đúng quy tắc. Đó chính là tiền đề để doanh nghiệp xuất khẩu căn cứ vào để phân chia NLĐ vào các ngành nghề hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động. Do đó có thể nói công tác tuyển chọn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động xuất khẩu.

Công tác đào tạo, giáo dục định hướng: Lao động của huyện xuất khẩu hiện nay có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn hạn chế. Hiện nay các doanh nghiệp đang rất chú trọng vào đào tạo để giải quyết đầu ra cho lao động và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các khóa đào tạo mới chỉ cung cấp cho NLĐ những kiến thức cơ bản, mà chưa đi sâu, đi sát để lồng ghép tốt giữa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động.

4.2.4. Chất lượng lao động xuất khẩu

Thị trường lao động ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng lao động. NLĐ không những phải có sức khoẻ tốt, có ý thức kỷ luật cao, mà còn sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Lao động xuất khẩu của Hiệp Hòa đa số là nông dân có sức khoẻ nhưng trình độ ngoại ngữ hạn chế, không có trình độ chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp.

Qua các lớp đào tạo và giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài thì trình độ, ý thức của người lao động đã tốt. Điều này là tín hiệu tốt về chất lượng lao động xuất khẩu.

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra các doanh nghiệp XKLĐ, ta có thể tổng hợp so sánh và đánh giá chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam với một số nước trong khu vực như sau:

Bảng 4.25. Một số chỉ tiêu so sánh chất lượng lao động Việt Nam với các nước tham gia XKLĐ

Chỉ tiêu So sánh với Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan

Về sức khoẻ Sức khoẻ lao động Việt Nam nói chung mới chỉ phù hợp với công việc giúp việc gia đình, làm việc trong nhà máy. Còn với các công việc như đi biển, công nghiệp xây dựng nhất là ở khu vực Trung Đông nơi mà khí hậu nóng thì chưa đạt yêu cầu. Nhiều lao động không chịu nổi điều kiện làm việc nặng nhọc và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã phá vỡ hợp đồng ra ngoài tìm việc làm mới.

Về trình độ tay nghề

Trình độ tay nghề của NLĐ còn tương đối kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Lao động nước ta hiện nay tập trung chủ yếu làm các công việc lao động phổ thông và các công việc có hàm lượng kỹ thuật thấp vì thế thu nhập của NLĐ thường không cao.

Về trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ của NLĐ được đánh giá là rất kém, nhiều tranh chấp lao động xảy ra cũng bắt nguồn do NLĐ không hiểu ý của người sử dụng lao động bởi sự bất đồng ngôn ngữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về kỷ luật lao động

NLĐ của huyện Hiệp Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung được tiếng là cần cù, chịu khó, thông minh nhưng ý thức kỷ luật lao động kém, do NLĐ chưa hiểu rõ tác hại cũng như hậu quả của những việc làm sai phạm của mình hoặc do chi phí XKLĐ bị đẩy lên cao do đó NLĐ phải tìm cách kiếm nhiều tiền trong khi thu nhập trong thời gian hợp động không đáp ứng được.

Nguồn: điều tra doanh nghiệp XKLĐ (2017) Nhìn chung, lao động xuất khẩu của huyện Hiệp Hòa đều có tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của bên tuyển dụng song do trình độ học vấn và nhận thức còn kém, thời gian học tập các khóa đào tạo và giáo dục định hướng không nhiều nên người lao động vẫn có nhiều điểm hạn chế như vẫn còn tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn.. gây ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 90)