Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Sig. Đa cộng tuyến
B chuẩn Sai số Beta
Độ chấp nhận VIF 1 (Hằng số) ,183 ,197 ,930 ,354 NL ,007 ,049 ,006 ,138 ,891 ,826 1,210 TC ,223 ,059 ,217 3,762 ,000 ,449 2,228 CS ,193 ,054 ,213 3,570 ,000 ,421 2,374 TT ,429 ,058 ,424 7,382 ,000 ,452 2,211 KQ ,140 ,056 ,155 2,497 ,014 ,385 2,598
Như vậy sau khi phân tích EFA thì mô hình hồi quy gồm 3 nhân tố. Kết quả mô hình:
CLDV= 0,217*TC+0,213*CS+0,424*TT Trong đó
NL: Là năng lực của cán bộ công chức. TC: Là mức độ tiếp cận dịch vụ hành chính.
CS: Là cơ sở vật chất của Trung tâm Hành chính công. TT: là thủ tục hành chính tại Trung tâm.
KQ: là kết quả giải quyết công việc tại Trung tâm Hành chính công
Qua phân tích mô hình hồi quy em thấy chất lượng dịch vụ hành chính công chịu ảnh hưởng của ba nhân tố đó là tiếp cận dịch vụ, cơ sở vật chất và thủ tục hành chính.
Qua các đánh giá trên về hệ số Beta ta thấy nhân tố tiếp cận dịch vụ (0,217), cơ sở vật chất (0,213) và thủ tục hành chính (0,424) là ba nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công. Bởi vì dù năng lực cán bộ phát triển nâng cao trình độ tác phong, chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu với công việc của mình nhưng cơ sở vật chất, cách tiếp cận các dịch vụ còn bị hạn chế nhất là các thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều khâu thủ tục thì công cuộc cải cách hành chính vẫn dậm chân tại chỗ. Bên cạnh đó khi người cán bộ có năng lực phẩm chất tốt cùng với đó là cơ sở vật chất tốt cụ thể ở đây là các thiết bị, dịch vụ công nghệ thông tin hiện đại mà họ được trang bị sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xử lí công việc của họ được nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của tổ chức, người dân khi đến làm việc tại Trung tâm từ đó chất lượng của Trung tâm ngày càng được nâng cao.
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
4.4.1. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại tỉnh Thái Bình Thái Bình
Cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ đặt ra cấp thiết với tỉnh
trường kinh doanh hấp dẫn thu hút nhiều vốn đầu tư trong nước và nước ngoài phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh trong tương lai. Từ nhu cầu đó đặt ra cho Tỉnh các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính. Đây được coi là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng, một mặt góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn toàn Tỉnh, mặt khắc kịp thời xử lí những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong quá trình cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân trách tình trạng tham nhũng, hách dịch có thể xảy ra, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính mang lại hiệu quả cho người dân.
Tiếp tục thực hiện triển khai Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lí Nhà nước.
Đẩy mạnh cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại tất cả các Trung tâm Hành chính công từ Tỉnh đến Huyện và Thành phố tạo sự liên thông phối hợp với nhau trong quả trình xử lí hồ sơ, công việc có liên quan.
Thực hiện nghiêm túc chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng công chức thông qua thi tuyển và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán, bộ công chức cấp xã, phường về quy trình quy tắc hành chính khi tiếp xúc với người dân đến làm thủ tục hành chính.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và quản lí hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các đơn vị.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực thi trách nhiệm đối với các cán bộ, công chức. Xử lí nghiêm các cán bộ, công chức và các đơn vị gây khó khăn cho người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị mình phục trách.
Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình đơn giản hóa thủ tục hành chính và việc áp dụng cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” giai đoạn 2011-2015 và đề ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong tương lai.
4.4.2. Mục tiêu thực hiện việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính côngcủa Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình của Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình
Nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến sử dụng dịch vụ hành chính công tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình nói riêng, từ đó tạo ra sự tin tưởng của người dân khi sử dụng dịch vụ hành chính công tại Trung tâm.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp xử lí hồ sơ của người dân tránh tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, hách dịch trong quá trình giải quyết công việc.
Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho quá trình xử lí công việc của cán bộ, công chức trong quá trình nhận hồ sơ của người dân đến sử dụng dịch vụ của Trung tâm.
Tập trung cải cách hành chính, trong đó trọng tâm cải cách thủ tục hành chính, rà soát, lược bỏ tối đa những thủ tục không cần thiết; công khai minh bạch các thủ tục hành chính; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành thông suốt từ tỉnh xuống cơ sở; hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công tác; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ; nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã. Đưa 100% các thủ tục hành chính tại các sở, ngành, đơn vị thực hiện tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện. Các sở, ngành rà soát, rút ngắn ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và cắt giảm ít nhất 10% số lượng thủ tục hành chính so với quy định hiện hành.
4.5. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CHÍNH CÔNG
4.5.1. Về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức
Xây dựng cơ chế biệt phái công chức từ các phòng chuyên môn đến công tác tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức.
Củng cố đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về lĩnh vực đầu tư, đất đai…cần phải củng cố theo hướng ổn định vị trí công tác, nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác quản lí
Khắc phục tình trạng cử các cán bộ không đúng chuyên môn hoặc các Sở không chịu đưa các dịch vụ của cơ quan mình ra làm việc ở Trung tâm.
Cần bố trí thêm cán bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trong những lúc cao điểm đông người đến sử dụng dịch vụ hành chính công) để tiết kiệm thời gian chờ đợi của cá nhân và tổ chức.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp xử lí hồ sơ của người dân tránh tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, hách dịch trong quá trình giải quyết công việc.
Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm hiệu quả; chú trọng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm; thực hiện chế độ đào tạo trước khi bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý. Thể hiện qua việc tăng cường công tác giám sát tình hình thực hiện công việc kết hợp tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong đánh giá, phân loại công chức, viên chức, đổi mới tiêu chí đánh giá, phân loại, khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, phân loại công chức, viên chức: thể hiện qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đã được hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp hơn, gắn thẩm quyền đánh giá với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Chấn chỉnh thái độ thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nghiêm cấm các hành vi cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà trong quá trình giải quyết công việc liên quan tới các tổ chức, cá nhân; xây dựng quy chế giám sát, đánh giá, xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; mỗi cấp, mỗi ngành phải đề cao vai trò của người đứng đầu trong lề lối, tác phong làm việc. Những vị trí nào đạt hiệu quả thấp hoặc có nhiều ý kiến phản ánh không tốt phải điều động, thuyên chuyển, cải thiện và tăng điểm Chỉ số chi phí không chính thức trong bộ chỉ số PCI.
Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực phục vụ của cán bộ,công chức. Thông qua việc đối với cán bộ hoặc định chính sách về từng lĩnh vực, phải có tầm nhìn vĩ mô đi sâu vào thực tế, để các văn bản ban hành được áp dụng có ý nghĩa trong việc quản lí nhà nước, cán bộ cấp cơ sở trực tiếp giải quyết hồ sơ phải am hiểu, chuyên môn sâu về lĩnh vực mình phụ trách.
Tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn xác định cán bộ là cái gốc của công tác CCHC, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố đã mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát TTHC, công tác nội vụ cho hàng nghìn cán bộ, công chức. Qua đó, đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao về trình độ, năng lực, có sự chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương và ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, đồng thời phải có tinh thần đồng đội cùng với sự chuyên nghiệp trong phối hợp giải quyết công việc của các cơ quan với nhau.
4.5.2. Về mức độ tiếp cận thông tin
Cần đưa thêm các dịch vụ hành chính công lên mạng phải đảm bảo phù hợp, tương xứng với số lượng dịch vụ hành chính công truyền thống. Nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến hiện có. Đồng thời những dịch vụ nào cần thiết cho nhu cầu thực tế của người dân ưu tiên đưa ra trước để giải quyết hồ sơ cho người dân.
Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân lên trang chủ của Trung tâm bên cạnh đó là các thao tác hướng dẫn đầy đủ, chi tiết của các loại thủ tục này cũng như việc đưa thông tin công khai về kết quả giải quyết TTHC và hồ sơ lên cổng thông tin điện tử của Trung tâm.
Nên phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác như: Công đoàn, đoàn thanh niên, đài phát thanh, báo chí …tuyên truyền giới thiệu quảng bá về các dịch vụ hành chính công qua mạng để người dân nắm được thông tin.
Cơ sở kĩ thuật về công nghệ thông tin phải đảm bảo được tính ổn định, đầu tư trang thiết bị mới phù hợp với thực tế nhu cầu công việc cho từng giai đoạn cụ thể.
Tăng cường đưa các dịch vụ công trực tuyến qua mạng trên thiết bị di động. Vì đa phần hiện nay người dân đều sử dụng điện thoại thông minh.
Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho quá trình xử lí công việc của cán bộ, công chức trong quá trình nhận hồ sơ của người dân đến sử dụng dịch vụ của Trung tâm.
Cần thành lập bộ phận phụ trách về công nghệ thông tin để có thể kịp thời khắc phục những sự cố xảy ra ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ qua mạng cảu người dân.
Ban hành các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, lựa chọn một số lĩnh vực, nội dung để tập trung chỉ đạo thực hiện bảo đảm có hiệu quả, như: cải cách thể chế, cải cách chế độ công vụ, công chức; cải cách TTHC; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.
Tập trung chỉ đạo các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã tăng cường đẩy mạnh CCHC, trọng tâm là: Công khai TTHC, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành thông suốt từ tỉnh xuống cơ sở.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và phát huy vai trò tổ chức, cá nhân tham gia vào tiến trình CCHC.
Xây dựng cơ chế giám sát thực thi CCHC; thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, đánh giá và công bố kết quả thực hiện CCHC hàng năm của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố.
4.5.3. Về hoàn thiện quy trình thủ tục hành chính
Cập nhật thường xuyên các thủ tục hành chính thay đổi liên tục theo quy định của pháp luật, niêm yết công khai đầy đủ các thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Để từ đó đưa vào cơ sở dữ liệu của Trung tâm để kịp thời xử lí các thủ tục hành chính cho người dân.
Cần xây dựng mới các phương thức thông báo bổ sung hồ sơ cho người dân qua bưu điện, điện thoại, thư điện tử, mạng xã hội nhằm giảm số lần đi lại cho người dân trong việc giải quyết hồ sơ.
Tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức và doanh nghiệp về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Thể hiện qua việc xác định số lượng hồ sơ có thể giải quyết trong ngày, từ đó xác định thời gian thụ lí hồ sơ cho phù hợp với khả năng chuyên môn. Cùng với đó thành lập các đường dây nóng của các sở, ban nghành để phản hồi những bức xúc mà người dân và doanh nghiệp gặp phải khi đi làm hồ sơ, thủ tục hành chính.
Xóa bỏ dần tình trạng thông báo bổ sung hồ sơ vào ngày hẹn lấy kết quả: Quy định rõ thời gian các bước giải quyết, đường đi của hồ sơ để người dân bổ sung kịp thời.
Tạo ra sự liên thông xử lí công việc của các Trung tâm Hành chính công Tỉnh và Huyện. Hoàn thiện bộ thủ tục hành chính về việc giải quyết các dịch vụ hành chính giữa các trung tâm hành chính công tỉnh và huyện. Thể hiện qua việc UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo khá tốt Quy định về thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư, Đề án thực hiện một cửa, một cửa liên thông hiện đại ở cấp huyện; đặc biệt đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, giải quyết trên 80% tổng số TTHC ở 2 cấp tỉnh và huyện, với mục tiêu giải quyết TTHC nhanh gọn, công khai, minh bạch, hạn chế tối đa các khâu trung gian, giảm phiền hà và rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC, tạo thuận lợi hơn nữa cho tổ chức, cá nhân khi làm việc với các cơ quan công quyền.
Các sở, ngành kịp thời thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; tiếp tục tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tăng cường chỉ đạo