Phần 1 Đặt vấn đề
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễ nở Việt Nam
2.2.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước
Quá trình cải cách này được hiện thực hóa bằng việc vào ngày 10/1/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lí Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là Đề án 30) và ngày 22/6/2007 2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg về ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương thay thế cho Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg và mới nhất là Quyết định số 09/2015/QĐ- TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; đã làm rõ hơn về mô hình, tổ chức hoạt động của các Trung tâm hành chính công; của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh. Thông qua thực hiện thí điểm và thực tiễn triển khai tại các địa phươn nhằm hoàn thiện hơn nữa
việc thực hiện cơ chế “một cửa” cho phù hợp với từng loại thủ tục hành chính. Bên cạnh đó Nhà nước đã và đang thực hiện các đề án về đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là những người trực tiếp giao tiếp với người dân trong việc giả quyết các yêu cầu của công dân. Đồng thời, thực hiện đề án hiện đại hóa công sở hành chính Nhà nước nhằm xây dựng các công sở hành chính khang trang, hiện đại phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.
+ Nghị quyết số 38/CP ngày 04/05/1994 của Chính phủ về “Cải cách một bước thủ tục hành chính”.
+ Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo quyết định số 181/2003/QĐ-TTg, ngày 04-09- 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 quy định về tiếp nhận, xử lí phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
+ Nghị định số 63/2010/NĐ-Cp ngày 8/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính.
+ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/3/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu: Chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020.
2.2.2.2.Những khó khăn khi thực hiện
Sau nhiều năm thực hiện cải cách hành chính ở nước ta đã đạt được những bước tiến kết quả nhất định nhưng nền hành chính còn nhiều bất cập yếu kém. Những bất cập này đã được nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước chỉ ra như: Bộ máy hành chính Nhà nước còn cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả. Pháp luật không đầy đủ thực hiện pháp luật không nghiêm.
Nền hành chính còn thiếu dân chủ quan liêu, lãng phí, tham nhũng. Tình trạng gia tăng biên chế tạo áp lực cho Ngân sách Nhà nước. Quản lí tài chính công chưa hiệu quả.
Cán bộ lãnh đạo quản lí thiếu trình độ và các kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc hành chính.
Hệ thống đánh giá công chức chưa được xác định đúng và thiếu khách quan.
Tiền lương công chức thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn và nhiều công chức giỏi tìm cách ra khỏi nền hành chính công vụ.
2.2.2.3. Kinh nghiệm tại một số địa phương
a) Mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh
Trung tâm được lắp đặt các thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ nhu cầu công tác chuyên môn. Đồng thời góp phần nâng cao tính minh bạch, công khai hoạt động. Trung tâm Hành chính của tỉnh đưa vào sử dụng phần mềm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cán bộ công chức tại các trung tâm (Tạp chí cộng sản Đảng, Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh, 2014).
Ngay khi vận hành mô hình, việc rà soát TTHCC được đặc biệt quan tâm, hiện nay số TTHC đưa vào Trung tâm Hành chính công tỉnh là 970 TTHCC (trong đó 885 TTHCC của các sở, ngành thuộc tỉnh và 85 TTHCC của các đơn vị ngành dọc), tiếp nhận 102.742 hồ sơ và hồ sơ đúng và trước thời hạn giải quyết đạt 99.3% (kể từ khi thành lập đến nay); thường xuyên rà soát, cắt giảm các TTHCC không phù hợp trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, thời gian giải quyết của các TTHCC đã giảm được 40% so với thời gian theo quy định của pháp luật, 100% các TTHC đưa vào giải quyết tại các Trung tâm Hành chính công được xây dựng quy trình giải quyết bảo đảm rõ trách nhiệm, thẩm quyền, rõ người, rõ việc, rõ thời gian giải quyết và được kịp thời cập nhật, niêm yết, công khai, minh bạch thông qua Cổng thông tin điện tử và Website của địa phương và các TT HCC (Tạp chí cộng sản Đảng, Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh, 2014).
Tổ chức, công dân đến giao dịch tại Trung tâm được đón tiếp và hướng dẫn chu đáo, lịch sự, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp; việc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của Trung tâm Hành chính công dựa trên nhiều hình thức khác nhau, như: (1) Khảo sát trực tuyến kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cán bộ, công chức, nhân viên Trung tâm trên địa chỉ website www.hanhchinhcongquangninh.gov.vn. (2) Đánh
giá trên cơ sở kết quả giải quyết TTHCC tại Trung tâm Hành chính công. (3) Đánh giá bằng hình thức phiếu góp ý và hòm thư góp ý tại TT HCC; (4) Đánh giá trên hệ thống thiết bị đánh giá được bố trí ngay tại các quầy làm việc... (Tạp chí cộng sản Đảng, Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh, 2014)
* Tiếp nhận, thẩm định tại chỗ
TT HCC của tỉnh nhấn mạnh sự khác biệt giữa mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” và mô hình “tiếp nhận, thẩm định tại chỗ” mà Trung tâm đang áp dụng. Đó là việc “tiếp nhận, thẩm định” tại chỗ được thực hiện từ khâu hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận, thẩm định, kí phê duyệt và trả kết quả ngay tại Trung tâm (không có khâu trung gian về chuyển hồ sơ về các sở, ngành, phòng ban). Trong khi đó, theo cơ chế “một cửa”, việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện thông qua văn thư, sau đó chuyển tới lãnh đạo sở có liên quan phân về các phòng, ban giải quyết và chuyển lại văn thư để trả hồ sơ. Quy trình như vậy dễ dẫn đến tình trạng ách tắc, chậm trễ trong việc thẩm định hồ sơ do các sở không có mối liên kết chặt chẽ, gây khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết (Tạp chí cộng sản Đảng, Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh, 2014). Bộ phận hành chính công chuyên ngành làm việc tại Trung tâm được chuyên môn hóa cao, nghiệp vụ vững vàng. Đội ngũ cán bộ này không chỉ đơn thuần tiếp nhận hồ sơ, mà còn có đủ năng lực và thẩm quyền để hướng dẫn cho công dân hoàn thiện hồ sơ theo quy định, thẩm định, trình duyệt hồ sơ và trực tiếp phát hành phiếu hẹn trả kết quả cho công dân theo nguyên tắc “một thẩm định, một phê duyệt”. Cán bộ phụ trách hồ sơ chịu trách nhiệm toàn bộ, cuối cùng trong việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, không chuyển hồ sơ về các phòng, ban của các sở, ban, ngành để thẩm định. Trường hợp trong quá trình thẩm định cần ý kiến của phòng, ban, sở, ngành hoặc bộ phận khác để thẩm định, thì người cán bộ phụ trách hồ sơ sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để lấy ý kiến tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Với các hồ sơ liên thông ngang, cần nhiều thủ tục hành chính do một sở chủ trì, các sở khác tham gia giải quyết, Trung tâm tiến hành giải quyết tại chỗ với sự tham gia của các sở, hội ý thống nhất, nhanh chóng giải quyết cho công dân. Quan hệ giữa các sở, ngành, phòng ban và Trung tâm được thể chế hóa bằng quy chế phối hợp, tạo được sự gắn kết trách nhiệm trong việc giải quyết các công
việc cho người dân và tổ chức. Tại Trung tâm còn có đại diện Tỉnh ủy, Thanh tra Tỉnh giám sát quy trình thẩm định. Do đó, tất cả các thủ tục được tiếp nhận tại Trung tâm thuộc các ngành, lĩnh vực đều bảo đảm được thẩm định, kí phê duyệt ngay tại Trung tâm (trừ các thủ tục theo quy định của pháp luật thuộc cơ quan thẩm quyền cao hơn phê duyệt mà không thể phân cấp, ủy quyền), (Tạp chí cộng sản Đảng, Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh, 2014).
* Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hoạt động
TT HCC của tỉnh hoạt động theo phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hoạt động”. Hướng tới người dân, Trung tâm chú trọng tới sự hài lòng của công dân về các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó việc công dân được thụ hưởng thái độ phục vụ, văn hóa phục vụ, văn hóa công sở của đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp. Tổ chức, công dân đến giao dịch tại Trung tâm được đón tiếp và hướng dẫn chu đáo, lịch sự, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp. Các thủ tục hành chính tiếp nhận, xử lí hồ sơ tại Trung tâm được thực hiện theo nguyên tắc thuận lợi, nhanh gọn, đúng hẹn (Tạp chí cộng sản Đảng, Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh, 2014).
Quy trình theo dõi việc giải quyết hồ sơ bằng việc áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả từ các khâu giải quyết thủ tục, từ tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đến đóng gói trả hồ sơ vừa mang lại tiện ích cho công dân, vừa bảo đảm tính công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, hạn chế những hiện tượng gây phiền hà cho dân, đồng thời giúp cho các nhà quản lí, lãnh đạo, như giám đốc Trung tâm, giám đốc các Sở, Chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy giám sát được tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính đối với từng hồ sơ. Phần mềm theo dõi việc giải quyết hồ sơ được thể hiện rõ từng công đoạn giải quyết hồ sơ với thời gian hiển thị cụ thể, cùng với đó việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cán bộ, công chức giải quyết hồ sơ ở các công đoạn đó. Việc đánh giá này, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, mặt khác là cơ sở để cấp trên nghiên cứu tham khảo khi thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ (Tạp chí cộng sản Đảng, Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh, 2014).
b) Mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Nam
UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Hành chính công một cấp, tập trung thực hiện việc hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ để giải quyết (Báo đầu tư, Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam “3 trong 1”, 2017).
Ngoài cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển, UBND tỉnh Quảng Nam còn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm “3 giảm” (giảm hồ sơ, thủ tục, quy trình, giảm thời gian, giảm chi phí) với chỉ tiêu giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở các lĩnh vực. Hiện Quảng Nam duy trì PCI ở nhóm tốt, riêng năm 2015 đứng vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành trong cả nước (Báo đầu tư, Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam “3 trong 1”, 2017).
Trung tâm Hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trung tâm là đầu mối tập trung để các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh và một số cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh bố trí công chức, viên chức đến thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC của cá nhân, tổ chức. Đồng thời tham gia đề xuất các giải pháp về cải cách TTHC và hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước; thực hiện quảng bá tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh; tuyên truyền, kêu gọi, tư vấn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư tại Quảng Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh (Báo đầu tư, Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam “3 trong 1”, 2017).
Theo đó, sẽ có 2 loại hình dịch vụ hành chính công: Khép kín và chưa khép kín được thực hiện tại trung tâm “Loại hình khép kín từ chuyên viên đến trưởng phòng có thẩm quyền giải quyết xong hồ sơ (bố trí trưởng phòng và 3 chuyên viên), loại hình khác là những TTHC thuộc thẩm quyền giám đốc sở ký, sẽ giao cho 2 chuyên viên còn lại tiếp nhận, xử lí hồ sơ” (Báo đầu tư, Khai
trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam “3 trong 1”, 2017).
Hiện có 670 thủ tục hành chính của 19 sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và 78 thủ tục hành chính của các cơ quan Trung ương sẽ được tiếp nhận, giải quyết tại trung tâm (Báo đầu tư, Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam “3 trong 1”, 2017) .
Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại trung tâm đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định với 7 nguyên tắc cụ thể. Trong đó, Trung tâm Hành chính công là đầu mối tổ chức, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện công khai, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (đã được cơ quan có thẩm quyền công bố) và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và một số công việc khác liên quan đến quy trình giải quyết thủ tục hành chính (Báo đầu tư, Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam “3 trong 1”, 2017).
Song song đó, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam đã đưa hệ thống phần mềm phục vụ trung tâm hoạt động với các phân hệ chính: Hệ thống một cửa điện tử tập trung, dịch vụ công trực tuyến, hệ thống báo cáo, thống kê phục vụ lãnh đạo, hệ thống tra cứu thông tin bằng mã vạch, ki-ốt, hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của người (Báo đầu tư, Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam “3 trong 1”, 2017).
* Chú trọng con người
Trên cơ sở TTHC các đơn vị đăng kí, việc xác định bộ phận nhân lực được biệt phái về Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh đóng vai