Thông tin chung về đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của trung tâm hành chính công tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ của trung tâm hành chính công tỉnh

4.2.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra để đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công của Trung tâm bao gồm các thông tin cơ bản như sau:

Bảng 4.4. Thông tin về đối tượng điều tra (N=160)

STT Đối tượng Tiêu chí ĐVT Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Về giới tính Nam Người 72 45,0 Nữ Người 88 55,0

2

Về độ tuổi Dưới 25 Người 5 3,1 25 – 35 Người 90 56,2 35 – 45 Người 35 21,9 Trên 45 Người 30 18,7

3

Về nghề Cán bộ Người 20 12,5 Doanh nghiệp Người 52 32,5 Người dân Người 78 48,8 Khác Người 10 6,2

4

Về trình độ Cao đẳng Người 20 12,5 Đại học Người 60 37,5 Trên đại học Người 70 43,8 Khác Người 10 6,2 5 Về lĩnh vực Cấp phép Lượt 62 38,7 Xác nhận Lượt 55 34,4 Công chứng Lượt 40 25,0 Tư vấn Lượt 3 1,9 6 Về nơi ở Thành phố Người 69 43,1 Ngoài thành phố Người 91 56,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Về giới tính

Kết quả cho thấy: có 72 nam và 88 nữ tham gia khảo sát, tương ứng với tỉ lệ nam là 45% và nữ là 55%. Với kết quả này cho thấy xu hướng xã hội đang dần thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào công tác của xã hội.

Về độ tuổi

Với chỉ có 5 người tham gia ở độ tuổi dưới 25 chiếm tỉ lệ 3%, với độ tuổi 25-35 là 90 người chiếm 56,2%, với độ tuổi từ 35 - 45 là 21,9% và trên 45 tuổi là18,7%. Chứng tỏ xã hội với quy mô dân số trẻ chiếm rất cao là những người trực tiếp làm ra của cải phục vụ cho xã hội nên tiếng nói của họ rất quan trọng và bên cạnh đó những người trên 45 tuổi với kinh nghiệm của mình từ cuộc sống khi tham gia khảo sát cũng có những ý kiến quý báu góp phần cho công cuôc cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công.

Về nghề nghiệp

Về lĩnh vực này với tần suất 78 và 52 là người dân và doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lần lượt 48,8% và 32,5% là những người tham gia trực tiếp vào các dịch vụ hành chính công nên những ý kiến tham gia của họ sẽ chỉ ra những tồn tại và hạn chế cũng như những mặt tích cực của dịch vụ hành chính công mà trung tâm hành chính công cung cấp để từ đó đưa ra những giải pháp, phát triển hoàn thiện hơn nữa dịch vụ của trung tâm trong tương lai.

Về trình độ

Về trình độ chuyên môn theo khảo sát có 93,8% số người có trình độ từ cao đẳng trở lên cho thấy trình độ người dân ngày càng cao cùng với đó nhu cầu được sử dụng những dịch vụ công chất lượng cao là nhu cầu thiết yếu, do đó đòi hỏi các dịch vụ mà trung tâm cung cấp cũng phải đổi mới theo kịp nhu cầu đặt ra đó của người dân.

Về lĩnh vực

Số đông người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cấp phép cho các loại giấy tờ và công việc chiếm tỉ lệ 38,7% cùng với đó là hai lĩnh vực gắn liền với cuộc sống của người dân là công chứng và xác nhận cũng chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 25% và 34,4%. Đòi hỏi những lĩnh vực này phải không ngừng đổi mới theo kịp nhu cầu của xã hội cũng như công tác cải cách hành chính của Nhà nước trong thời kì hội nhập hiên nay.

Về nơi ở

Tỉ lệ số người ngoài khu vực thành phố đến làm thủ tục khá cao chiếm tỉ lệ 56,9% còn tỉ lệ người dân thành phố đi làm thủ tục chiếm tỉ lệ 43,1%. Qua kết quả số liệu ta thấy chất lượng dịch vụ hành chính công của Trung tâm Hành chính công Tỉnh đã lan tỏa rộng rãi đến toàn bộ khu vực trong Tỉnh nó phản ánh sự hài lòng, tín nhiệm cao của người dân khi đến làm dịch vụ với trung tâm so với các cơ quan đơn vị hành chính khác của Tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của trung tâm hành chính công tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)