Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo cải cách hành chính hàng năm; các chủ trương chính sách của nhà nước, Bộ Nội Vụ về cải cách hành chính nhà nước; tình hình thực hiện cải cách hành chính của các nước và một số địa phương của Việt Nam và các nghiên cứu trước đây có liên quan.
Thu thập thông tin tài liệu cơ sở lý luận của đề tài từ các nguồn sách, báo, tạp chí, website, ...có liên quan đến cải cách hành chính trong quản lí nhà nước. Thông tin số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH trên địa bàn có ảnh hưởng đến công tác cải cách hành chính được thu thập từ các văn bản về cải cách hành chính của TW, Tỉnh và Thành phố Thái Bình (Nguồn Sở Nội Vụ tỉnh Thái Bình).
Báo cáo tổng kết năm tại Trung tâm Hành chính công (Nguồn Trung tâm Hành chính công Tỉnh Thái Bình).
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thông qua mẫu phiếu điều tra phỏng vấn người dân và doanh nghiệp thực hiện loại dịch vụ hành chính tại các Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình. - Chọn điểm nghiên cứu: Trung tâm Hành chính công Tỉnh và 2 huyện (Vũ Thư, Đông Hưng).
- Chọn mẫu: 160 mẫu phiếu điều tra đối tượng (Mỗi người dân và doanh nghiệp điều tra chỉ sử dụng một loại dịch vụ hành chính công).
- Đối tượng điều tra: Người dân và tổ chức đến sử dụng dịch vụ tại các Trung tâm Hành chính công (Mỗi người dân và doanh nghiệp điều tra chỉ sử dụng một loại dịch vụ hành chính công).
Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra
Trung tâm Hành chính công Đối Tượng Lĩnh Vực Cấp phép Xác nhận Công chứng Tư vấn Cấp Tỉnh Người dân 10 50 Doanh nghiệp 40
Cấp Huyện Người dân 5 40 3 Doanh nghiệp 12