Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh thái bình
BÀN TỈNH THÁI BÌNH
* Công tác thực hiện cải cách hành chính tại tỉnh Thái Bình trong một số năm
Bảng số liệu PaPi đánh giá hiệu quả cải cách hành chính công cấp tỉnh đã cung cấp một cách khá hoàn chỉnh đầy đủ về cải cách hành chính của tỉnh trong những năm qua. Để từ đó nhận ra các tồn tại hạn chế của công tác cải cách hành chính từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác cải cách hành chính của tỉnh trong một số năm tới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 4.1. Hiệu quả cải cách quản trị hành chính công cấp tỉnh một số năm
Năm / Tên 2014 2015 2016
Điểm Thứ hạng Điểm Thứ hạng Điểm Thứ hạng
Thủ tục hành chính 6,81 36/63 6,8 33/63 7,0 39/63 Cung ứng dịch vụ 6,99 25/63 6,94 34/63 7,4 10/63 Nguồn: Số liệu báo cáo PaPi qua các năm (2014, 2015, 2016) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình cải cách các thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ của tỉnh tăng giảm không đồng đều. Trong đó việc cải cách thủ tục hành chính mặc dù có sự cải thiện song so với mặt bằng chung của cả nước còn ở mức trung bình. Về lĩnh vực cải cách hành chính chưa có nhiều thủ tục hành chính được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian. Tuy nhiên bên cạnh đó nhờ việc thành lập các Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện nên chỉ số cung ứng dịch vụ công của tỉnh có bước đột phá mạnh mẽ lên hạng 10/63 tỉnh thành phố đây là điểm sáng tích cực cần phát huy để từ đó hoàn thiện hơn công tác cải cách hành chính và thu hút đầu tư của tỉnh đối với người dân và doanh nghiệp trong tương lai.
Khi tiến hành đánh giá về tình hình cải cách hành chính của một tỉnh, thì kết quả quan trọng nhất làm căn cứ để đánh giá hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh đó chính là số lượng hồ sơ được giải quyết đúng hạn và trước hạn.
Bảng 4.2. Đánh giá hiệu quả tình hình giải quyết hồ sơ của tỉnh trong giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Hồ sơ STT Hồ sơ 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Tiếp nhận 1.402.121 1.341.410 1.539.558 95,6 114,7 104,7 Mới tiếp nhận 1.346.594 1.312.332 1.511.966 97,4 115,2 105,9 Kỳ trước chuyển 55.527 29.078 27.592 52,3 94,8 70,4 2 Đã giải quyết 1.345.071 1.273.962 1.519.398 94,7 119,2 106,2 Đúng hạn 1.343.360 1.272.591 1.518.815 94,7 119,3 106,3 Quá hạn 1.711 1.371 583 80,1 42,5 58,3 3 Đang giải quyết 57.050 67.448 20.171 118 29,9 59,3 Chưa đến hạn 54.347 66.028 17.649 121 26,7 56,8 Quá hạn 2.703 1.402 2.522 52,5 177,6 96,5
Nguồn: Sở Nội Vụ Thái Bình (2016)
Bảng đánh giá tình hình hồ sơ đúng hạn toàn tỉnh giai đoạn 2014-2016, cho ta thấy số lượng hồ sơ toàn tỉnh đã giải quyết đúng hạn tăng nhanh đạt tỉ lệ bình quân rất cao 106,3%. Trong đó số hồ sơ đã giải quyết đúng hạn năm 2015 là 1.272.591 hồ sơ so với số hồ sơ đã giải quyết đúng hạn năm 2014 là 1.343.360 hồ sơ đạt tỉ lệ đã giải quyết đúng hạn là 94,7%, năm 2016 số hồ sơ đã giải quyết đúng hạn là 1.518.815 so với số lượng hồ sơ năm 2015 là 1.272.591 hồ sơ đạt tỉ lệ hồ sơ đã giải quyết đúng hạn là 119,3%. Điều này chứng tỏ công tác cải cách hành chính của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Qua bảng số liệu giai đoạn 2014-2016, ta thấy nếu như tỉ lệ hồ sơ đã giải quyết quá hạn giảm dần đạt tỉ lệ bình quân là 58,3%.Trong đó tỉ lệ hồ sơ đã giải quyết quá hạn năm 2015 là 1.371 hồ sơ so với số hồ sơ đã giải quyết quá hạn năm 2014 là 1.711 hồ sơ đạt tỉ lệ hồ sơ đã giải quyết quá hạn giảm là 80,1%, năm 2016 số hồ sơ đã giải quyết quá hạn là 583 hồ sơ so với số hồ sơ đã giải quyết quá hạn năm 2015 là 1.371 hồ sơ đạt tỉ lệ hồ sơ quá hạn giảm 58,3%. Có được điều này phần lớn do từ năm 2015 trở đi tỉnh đã thành lập các Trung tâm Hành
chính công thay thế cho bộ phận một cửa nên số lượng hồ sơ giải quyết quá hạn giảm đi nhanh chóng so với những năm trước kia nên số lượng hồ sơ luân chuyển và được giải quyết kịp thời nhanh chóng, không để tình trạng hồ sơ quá hạn diễn ra. Cùng với đó hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập được các Trung tâm Hành chính công từ cấp tỉnh đến huyện.
Trong số lượng hồ sơ đã giải quyết trên toàn tỉnh, ta thấy tập trung vào 4 loại lĩnh vực chính là cấp phép, công chứng, xác nhận và tư vấn dịch vụ cho 2 loại hình đối tượng là sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4.3. Tổng hợp số lượng hồ sơ đã giải quyết của tỉnh qua các năm ĐVT: Hồ sơ ĐVT: Hồ sơ Lĩnh vực 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1) Cấp phép 523.910 521.762 592.565 99,6 113,5 106,3 SXKD 419.128 469.585 533.308 112,0 130,5 120,8 Sinh hoạt 104.782 52.177 59.257 49,7 113,5 75,1 2) Công chứng 443.308 490.843 531.789 110,7 108,3 109,1 SXKD 66.497 49.084 53.179 73,8 108,3 89,4 Sinh hoạt 376.811 441.759 478.610 117,2 108,3 112,6 3) Xác nhận 335.840 259.968 379.849 77,4 146,1 106,3 SXKD 151.128 152.988 265.894 101,2 173,8 132,6 Sinh hoạt 184.712 106.980 113.955 57,9 106,5 78,5 4) Tư vấn 40.302 12.727 15.195 31,5 119,3 61,3 SXKD 4.030 1.273 1.520 31,5 119,4 61,3 Sinh hoạt 36.272 11.454 13.675 31,6 119,4 61,4 Nguồn: Sở Nội Vụ Thái Bình (2016) Qua bảng số liệu hồ sơ đã giải quyết giai đoạn 2014-2016, ta thấy lĩnh vực cấp phép và xác nhận tập trung chủ yếu ở sản xuất kinh doanh phục vụ đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp có tỉ lệ tăng bình quân lần lượt là 120,8 % và 132,6 %.
Trong đó với lĩnh vực cấp phép cho sản xuất kinh doanh số hồ sơ đã giải quyết năm 2015 là 469.585 hồ sơ so với năm 2014 là 419.128 hồ sơ đạt tỉ lệ tăng là 112%, năm 2016 số lượng hồ sơ đã giải quyết là 533.308 hồ sơ so với năm 2015 là 469.585 hồ sơ đạt tỉ lệ tăng là 130%. Đây là tín hiệu tích cực chứng tỏ công tác cải cách hành chính tại tỉnh có những kết quả đột phá trong việc thu hút đầu tư và thành lập doanh nghiệp mới.
Trong lĩnh vực xác nhận cho sản xuất kinh doanh số hồ sơ đã giải quyết năm 2015 là 152.988 hồ sơ so với năm 2014 là 151.128 đạt tỉ lệ tăng là 101,2%, thì năm 2016 số hồ sơ đã giải quyết là 265.894 hồ sơ so với năm 2015 là 152.988 đạt tỉ lệ tăng là 173,8%. Có được điều này nhờ lãnh đạo tỉnh và các sở, phòng ban, nghành liên quan đã tích cực đưa ra nhiều nghị quyết và đề án trong công tác cải cách hành chính, rút ngắn thời gian các loại thủ tục hành chính so với quy định của pháp luật.
Các lĩnh vực công chứng và tư vấn dịch vụ tập trung nhiều phục vụ nhu cầu của người dân do đó 2 lĩnh vực này phát triển mạnh với nhóm đối tượng chính là người dân với tỉ lệ tăng bình quân lần lượt là 112,6 % và 61,4 %.
Trong lĩnh vực công chứng số lượng hồ sơ đã giải quyết cho sinh hoạt năm 2015 là 441.759 hồ sơ so với năm 2014 là 376.811 hồ sơ đạt tỉ lệ tăng là 117,2%, số hồ sơ đã giải quyết năm 2016 là 478.610 hồ sơ so với năm 2015 là 441.759 hồ sơ đạt tỉ lệ tăng là 108,3%. Tỉ lệ hồ sơ đã giải quyết tăng một phần do từ năm 2015 tỉnh đã thành lập được các Trung tâm Hành chính công từ Tỉnh đến huyện, bên cạnh các bộ phận một cửa cấp xã góp phần giải quyết nhanh chóng các thủ tục hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ số lượng hồ sơ đã giải quyết trong lĩnh vực sinh hoạt năm 2015 là 11.454 so với năm 2014 là 36.272 hồ sơ đạt tỉ lệ giảm là 31,6%, năm 2016 số hồ sơ đã giải quyết là 13.675 hồ sơ so với năm 2015 là 11.454 hồ sơ đạt tỉ lệ tăng là 119,4%. Số hồ sơ trong lĩnh vực tư vấn cho sinh hoạt có mức tăng trưởng không đồng đều một phần vì trước năm 2015 các dịch vụ tư vấn chưa phát triển nên số hồ sơ trong lĩnh vực này còn ít, nhưng từ cuối 2015 khi thành lập Trung tâm Hành chính công số lượng hồ sơ giải quyết trong lĩnh vực này tăng cao, do các dịch vụ của Trung tâm đáp ứng khá đầy đủ các nhu cầu cần thiết về tư vấn dịch vụ của người dân khi đến làm hồ sơ.
Về cải cách thủ tục hành chính: được quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện và đạt kết quả tích cực, rõ nét. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT- UBND ngày 24/3/2016 về tăng cường công tác CCHC, trong đó giao cho các Sở, ngành rà soát, đề xuất cắt giảm ít nhất 10% số lượng TTHC, rút ngắn ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục và đơn giản hóa tối đa thành phần hồ sơ trong mỗi TTHC, hạn chế yêu cầu nhà đầu tư, chủ đầu tư phải nộp các văn bản do cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh ban hành. Kết quả, tổng số TTHC các Sở, ngành đề xuất cắt giảm là 135 thủ tục (13,02% trong tổng số). Về thời gian, tất cả các Sở, ngành đều cắt giảm trên 30% thời gian thực hiện TTHC, có Sở cắt giảm trên 50%. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, tất cả các TTHC của tỉnh, thời gian thực hiện đều được rút ngắn hơn so với quy định của Trung ương.
Về cải cách thể chế: Việc xây dựng, ban hành các văn bản Quy phạm
pháp luật (QPPL) của tỉnh được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Các thể chế, cơ chế, chính sách của Nhà nước được UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai áp dụng một cách chủ động, tích cực, thực hiện theo hướng quy trình hóa, công khai hóa và đạt hiệu quả. Khi xây dựng chính sách, tỉnh đã chú ý đến việc xem xét tình hình thực tế của từng địa phương, trong một số trường hợp giới hạn về khung pháp lý tỉnh đã có sự sáng tạo trong việc cụ thể hóa các quy định của Trung ương vào tình hình thực tế của địa phương nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật như: Chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư, chính sách thu hút nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ xi măng xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới, chính sách đầu tư cấp nước sạch khu vực nông thôn v.v... công tác rà soát, kiểm tra văn bản được tiến hành nghiêm túc. Bên cạnh đó, công tác rà soát các văn bản QPPL bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013 và các quy định, chính sách mới của Nhà nước cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Hoàn thành rà soát, sửa đổi Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh; Quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh; Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh đến năm 2020; các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp; tiến hành rà soát, hoàn thiện các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và liên kết giữa các quy hoạch.
Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
phù hợp, sát với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Kịp thời ban hành các văn bản Quy phạm về phân cấp, phân quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức; qua đó đã đưa việc quản lý công chức, viên chức đi vào nề nếp, trong đó giao thẩm quyền gắn với trách nhiệm cho Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc sử dụng, quản lý, bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng; tuyển dụng viên chức... Đổi mới phương thức thi tuyển và nâng cao chất lượng thi tuyển, ứng dụng phần mềm máy vi tính trong thi tuyển, thi nâng ngạch. Công tác tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của pháp luật bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh. Việc tuyển dụng được thực hiện đúng quy trình, quy định từ khâu thông báo đến việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi tuyển. Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình đã thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về công tác tuyển dụng; tài liệu ôn thi, thời gian địa điểm thi được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đã được hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp hơn, gắn thẩm quyền đánh giá với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời tăng cường giám sát tình hình thực hiện công việc kết hợp với việc tổ chức đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xử lý nghiêm những trường hợp gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình thực thi công vụ.
Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước: UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo thực hiện khá tốt Quy định về thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư, Đề án thực hiện một cửa, một cửa liên thông hiện đại ở cấp huyện; đặc biệt đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, giải quyết trên 80% tổng số TTHC ở 2 cấp tỉnh và huyện, với mục tiêu giải quyết TTHC nhanh gọn, công khai, minh bạch, hạn chế tối đa các khâu trung gian, giảm phiền hà và rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC, tạo thuận lợi hơn nữa cho tổ chức, cá nhân khi làm việc với các cơ quan công quyền. Đây là một bước đột phá, thể hiện quyết tâm cao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong đó xác định cải cách TTHC là một trong ba giải pháp đột phá phát triển kinh tế.
Về hiện đại hóa nền hành chính: UBND tỉnh đã chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho các cơ quan quản lý Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước nhằm đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, tăng cường tính công khai, minh bạch, thuận tiện trong hoạt động công vụ; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 09/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính..
Tăng cường cập nhật thông tin về cơ chế chính sách, các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang điện tử của các sở, ngành, huyện, thành phố bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Đã xây dựng và đưa vào vận hành Mạng văn phòng điện tử liên thông trong hệ thống các cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở và các cơ quan Đảng; cổng thông tin điện tử của tỉnh; nâng cao được chất lượng trong chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm được thời gian và kinh phí trong chỉ đạo, điều hành công việc (chỉ đạo, điều hành của cấp tỉnh với cấp huyện, xã; phối hợp, trao đổi giữa các ngành, các cấp; chỉ đạo, điều hành trong nội bộ cơ quan Nhà nước); xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ doanh