Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công
4.5.1. Về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ,công chức
Xây dựng cơ chế biệt phái công chức từ các phòng chuyên môn đến công tác tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức.
Củng cố đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về lĩnh vực đầu tư, đất đai…cần phải củng cố theo hướng ổn định vị trí công tác, nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác quản lí
Khắc phục tình trạng cử các cán bộ không đúng chuyên môn hoặc các Sở không chịu đưa các dịch vụ của cơ quan mình ra làm việc ở Trung tâm.
Cần bố trí thêm cán bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trong những lúc cao điểm đông người đến sử dụng dịch vụ hành chính công) để tiết kiệm thời gian chờ đợi của cá nhân và tổ chức.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp xử lí hồ sơ của người dân tránh tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, hách dịch trong quá trình giải quyết công việc.
Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm hiệu quả; chú trọng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm; thực hiện chế độ đào tạo trước khi bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý. Thể hiện qua việc tăng cường công tác giám sát tình hình thực hiện công việc kết hợp tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong đánh giá, phân loại công chức, viên chức, đổi mới tiêu chí đánh giá, phân loại, khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, phân loại công chức, viên chức: thể hiện qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đã được hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp hơn, gắn thẩm quyền đánh giá với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Chấn chỉnh thái độ thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nghiêm cấm các hành vi cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà trong quá trình giải quyết công việc liên quan tới các tổ chức, cá nhân; xây dựng quy chế giám sát, đánh giá, xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; mỗi cấp, mỗi ngành phải đề cao vai trò của người đứng đầu trong lề lối, tác phong làm việc. Những vị trí nào đạt hiệu quả thấp hoặc có nhiều ý kiến phản ánh không tốt phải điều động, thuyên chuyển, cải thiện và tăng điểm Chỉ số chi phí không chính thức trong bộ chỉ số PCI.
Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực phục vụ của cán bộ,công chức. Thông qua việc đối với cán bộ hoặc định chính sách về từng lĩnh vực, phải có tầm nhìn vĩ mô đi sâu vào thực tế, để các văn bản ban hành được áp dụng có ý nghĩa trong việc quản lí nhà nước, cán bộ cấp cơ sở trực tiếp giải quyết hồ sơ phải am hiểu, chuyên môn sâu về lĩnh vực mình phụ trách.
Tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn xác định cán bộ là cái gốc của công tác CCHC, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố đã mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát TTHC, công tác nội vụ cho hàng nghìn cán bộ, công chức. Qua đó, đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao về trình độ, năng lực, có sự chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương và ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, đồng thời phải có tinh thần đồng đội cùng với sự chuyên nghiệp trong phối hợp giải quyết công việc của các cơ quan với nhau.