Diện tích, năng suất và sản lượng Mận Mộc Châu năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 64 - 66)

Diễn giải ĐVT Bình quân chung Chiềng Sơn NT Mộc Châu Tân Lập 1. Diện tích Ha 1,00 1,04 1,13 0,82 2. Năng suất Mận Xanh Tấn/ha 3,01 2,53 2,55 3,95 Mận Chín Tấn/ha 6,47 6,24 7,17 6,01 3. Sản lượng Mận Xanh Tấn 2,92 2,63 2,88 3,24 Mận Chín Tấn 6,51 6,49 8,10 4,93

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.2 ta thấy Nơng trường Mộc Châu là xã có diện tích trồng mận bình qn trên hộ cao hơn Chiềng Sơn và Tân Lập. Nông trường Mộc Châu có diện tích BQ/hộ là 1,13 ha/hộ, xã Chiềng Sơn là 1,04 ha/hộ và thấp nhất xã Tân Lập là 0,82 ha/hộ. Tính bình qn cho cả 3 xã thì diện tích mận là 1,16 ha/hộ. Nhìn chung diện tích Mận của các hộ nơng dân trong xã cịn nhỏ, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Trên cùng một đơn vị diện tích gieo trồng nếu có chế độ chăm sóc, cây giống, trình độ kỹ thuật của người sản xuất khác nhau thì sẽ cho năng suất khác nhau, ngồi ra cịn do đặc tính của cây trồng phù hợp với những điều kiện thời tiết khác nhau. Qua bảng 4.2 ta thấy trong các hộ điều tra thì xã Tân Lập là xã có năng suất mận xanh cao hơn so 2 xã cịn lại là 3,95 tấn/ha/hộ; Nơng trường Mộc Châu có năng suất Mận chín cao nhất đạt 7,17 tấn/ha/hộ. Năng suất Mận xanh cụ thể bình quân của 3 xã có năng suất là 3,01 tấn/ha; Cịn năng suất bình qn Mận chín đạt 6,47 tấn/ha. Qua điều tra ta thấy, xã Tân Lập có xu hướng thiên về mận xanh hơn nên năng suất xã đạt cao nhất nhưng ngược lại năng suất mận chín thấp nhất trong 3 xã. Tại Nơng trường Mộc Châu có xu hướng nghiêng về mận chín nhiều hơn mận xanh nên năng suất mận chín đạt năng suất cao nhất.

Dựa bảng trên, cho thấy sản lượng mận xanh tại xã Tân Lập cao nhất đạt 3,24 tấn/hộ do đạt sản lượng cao nhất mặc dù diện tích giao trồng thấp. Cịn về mận chín thì nơng trường Mộc Châu thu hoạch được 8,10 tấn/hộ, đạt giá trị cao nhất, cao gấp 1, 6 lần so với xã Tân Lập. Bình quân chung sản lượng mận xanh đạt 2,92 tấn/hộ, sản lượng mận chín đạt 6,51 tấn/hộ.

Tóm lại: Qua việc tìm hiểu về diện tích, năng suất, sản lượng mận của

nhóm hộ điều tra cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ điều tra, điều đó chứng tỏ rằng các hộ có trình độ sản xuất cao hơn, có kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm và công tác quản lý tốt hơn đồng thời các hộ này chuyên về sản xuất mận theo hướng hàng hóa hơn nhóm hộ cịn lại.

c. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra mức đầu tư của các xã nhằm xác định xem chi phí sản xuất tại các xã nào sẽ có nhiều ưu thế hơn trong sản xuất mận.

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí sản xuất trung bình cho 1 ha Mận là 19.822,72 đồng. Chi phí sản xuất Mận của NT Mộc Châu là cao nhất, cao hơn so với mức trung bình 3.911.590 đồng; cịn chi phí sản xuất của xã Chiềng Sơn thấp nhất với mức đầu tư 16.412.640 đồng/ha.

Trong tổng số chi phí sản xuất, chi phí trung gian chiếm tỷ lệ rất cao (97,5%), còn lại các khoản khác với 2,5%.

Chi phí trung gian phục vụ sản xuất Mận bao gồm chi phí vật chất (Giống, Cơng đốn tỉa, phân bón, thuốc BVTV+cơng phun, thuốc cỏ, công thu hoạch). Trong 3 xã, NT Mộc Châu có mức đầu tư chi phí trung gian cao nhất (23.236.810 đồng/ha), thấp nhất là xã Chiềng Sơn với 15.919.540 đồng/ha.

Trong các khoản chi phí vật chất, chi phí cơng thu hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất (55,34%), tiếp đến là phân bón (chiếm 24,69%), chi phí thuốc BVTV+ cơng phun (chiếm 12,23%), Công đốn tỉa (chiếm 4,37%) và thấp nhất là thuốc cỏ (0,87%). Theo bảng số liệu, các khoản đầu tư chi phí vật chất ở 3 xã gần giống nhau vì kinh nghiệm sản xuất của các hộ khá tương đồng. Cây Mận dễ bị nhiều loại sâu bệnh hại, đặc biệt là: bệnh rệp xoăn lá, sâu đục thân, bệnh nứt thân chảy nhựa (bệnh bả trầu, bệnh chạy dây), bệnh đốm phấn (bệnh sương mai, bệnh mốc sương)… nên thuốc BVTV được sử dụng khá nhiều để phòng và điều trị. Xét về chi phí cơng thu hoạch, NT Mộc Châu bỏ chi phi đầu tư thu hoạch nhiều nhất và thấp nhất là xã Tân Lập. Nguyên nhân vì các hộ có quy mơ lớn thì cơng thu hoạch sẽ tốn nhiều chi phí hơn các hộ có quy mơn nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 64 - 66)