Kết quả và hiệu quả tài chính của các hộ bán lẻ Mận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 78 - 79)

(Tính bình qn trên 1 tấn Mận)

Diễn giải Đơn vị

tính Trung bình Sơn La Hà Nội Nghệ An T.P Hồ Chí Minh 1.Giá bán trung bình Mận chín 1.000 đ/kg 18,76 15,25 19,04 19,50 21,25 2- Doanh thu (TR) 1.000 đ 18.760,00 15.250,00 19.040,00 19.500,00 21.250,00 3- Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 15.394,81 13.053,34 15.160,63 15.698,33 17.666,94 4- Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 3.365,19 2.196,66 3.879,37 3.801,67 3.583,06 5- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 3.257,07 2.091,86 3.763,67 3.683,57 3.489,16 6- TR/IC Lần 1,22 1,17 1,26 1,24 1,20 7- VA/IC Lần 0,22 0,17 0,26 0,24 0,20 8- MI/IC Lần 0,21 0,16 0,25 0,23 0,20 9- TR/TC Lần 1,21 1,16 1,25 1,23 1,20 10- VA/TC Lần 0,22 0,17 0,25 0,24 0,20 11- MI/TC Lần 0,21 0,16 0,25 0,23 0,20

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Giá trị gia tăng đạt được trung bình của tác nhân người bán lẻ là 3.365.190 đồng. Người bán lẻ Hà Nội đạt được giá trị gia tăng cao nhất (3.879.630 đồng), thấp nhất là bán lẻ Sơn La (2.196.660 đồng). Các tác nhân bán lẻ Hà Nội cũng sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế cao hơn tác nhân bán lẻ khác do có tỷ lệ giá trị gia tăng trên chi phí trung gian và tỷ lệ thu nhập thuần trên chi phí trung gia cao hơn (lần lượt là 0,26 lần và 0,25 lần).

Chúng tôi đã quy đổi ngày công lao động của các tác nhân bán lẻ để tính được hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động. Tác nhân người bán lẻ Hải Phịng có giá trị thu nhập hỗn hợp đạt được trên một ngày công cao nhất 60.510 đồng, thấp nhất là tác nhân bán lẻ Mộc Châu với 20.090 đồng.

Có thể nói mạng lưới người bán lẻ góp phần quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm Mận , đưa sản phẩm Mận của Huyện Mộc Châu đến nhiều vùng, nhiều đối tượng tiêu dùng trực tiếp và điều tiết cân bằng giá cả giữa các thị trường. Theo đánh giá của bản thân người bán lẻ, ngoại trừ những bất ổn về giá cả có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thì việc bn bán của họ khơng gặp khó khăn gì.

4.1.2.5. Người tiêu dùng

- Người tiêu dùng sản phẩm mận tại Hà Nội như sinh viên, người tiêu dùng bình dân và người tiêu dùng cao cấp. Đối tượng tiêu dùng được điều tra học sinh, sinh viên chiếm 25%, chủ yếu là khu vực Cầu Giấy (nội thành) và khu vực trường đại học Nơng nghiệp (ngoại thành) phản ánh thói quen tiêu dùng chung cho sinh viên. Đối với người tiêu dùng cao cấp, đối tượng điều tra chiếm 25% số lượng điều tra do việc điều tra về thu nhập mang tính chất nhạy cảm nên chúng tôi lựa chọn phỏng vấn tại các cửa hang bán hoa quả cao cấp, khu vực đô thị cao cấp. Cịn đối tượng là khách hàng bình dân thì chúng tơi chọn những khu dân cư có mức sống trung bình ở Hà Nội và khu vực ngoại thành như Gia Lâm, Thanh Trì, số lượng này chiếm 50% số lượng điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 78 - 79)