Số lượng người điều tra phân theo giới tính và nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 79 - 90)

Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam 10 25

Học sinh, sinh viên 3 7,5

Người tiêu dùng cao cấp 3 7,5

Người tiêu dùng bình dân 4 10

Nữ 30 75

Học sinh, sinh viên 7 17,5

Người tiêu dùng cao cấp 7 17,5

Người tiêu dùng bình dân 16 40

Tổng số 40 100

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

- Phụ nữ là những người được lựa chọn để điều tra do trong q trình khảo sát nhanh, nhóm nghiên cứu thấy rằng phụ nữ là những người ưa thích mận và họ quan tâm nhiều hơn đến thông tin về các loại mận hơn nam giới.

a. Hiểu biết về mận nói chung

Trên thị trường Hà Nội có rất nhiều loại mận được bán như: mận tam hoa, mận hậu, mận cơm, mận tali,... và mức độ hiểu biết về mận của những người tiêu

dùng được phỏng vấn cũng rất đa dạng, tuy nhien chúng tôi chọn 3 loại mận để phân tích là mận tam hoa, mận hậu và mận cơm bởi đây là 3 loại mận phổ biến được nhiều người tiêu dùng biết đến nhất.

Biểu đồ 4.4. Hiểu biết chung về các loại mận phổ biến

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua biểu đồ 4.4, loại mận được nhiều người tiêu dùng biết đến nhất là mận hậu, có 54% số người được hỏi biết đến, tiếp đến là mận cơm được 53% số người biết và mận Tam hoa có 36% số người biết. Mận hậu, mận cơm đã có danh tiếng trên thị trường và quên thuộc với nhiều người tiêu dùng từ lâu nên đây là 2 loại mận được nhiều người biết đến nhất, tuy nhiên cũng một phần là do nhiều người tiêu dùng vẫn thường gọi nhầm mận tam hoa sang mận hậu.

b. Hiểu biết về mận Tam Hoa

Mận Tam hoa là cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, với xu hướng phát triển sản phẩm hàng hóa vùng thì danh tiếng và xuất xứ của sản phẩm ngày càng được chú trọng. Để phát triển cây mận tam hoa ở Mộc Châu – Sơn La, nghiên cứu hiểu biết của người tiêu dùng về mận Tam hoa Mộc Châu là cần thiết và được thể hiện dưới đây:

- Nhận biết sản phẩm mận Tam hoa: Nghe nói đến mận Tam Hoa thì có nhiều người biết (39% số người biết) nhưng để nhận biết được sản phẩm thì lại là cản trở lớn đối với nhiều người khi mua mận.

Đối với nhiều người đã nghe nói đến mận tam hoa rồi nhưng khi nhận biết bằng hình ảnh thì nhiều người khơng biết tên hoặc nhận biết sai mặc dù nhìn rất

quen thuộc. Số người tiêu dùng nhận biết nhầm đây là mận hậu chiếm tới 33%, mận hậu (ảnh 2) là giống mận khác so với mận tam hoa (ảnh 1), có thời vụ muộn hơn so với mận tam hoa và được trồng chủ yếu ở Bắc Hà, Sa Pa của tỉnh Lào Cai, đây là vấn đề cần phải làm khi phát triển danh tiếng mận tam hoa bởi số người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa 2 loại mận này chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra tỷ lệ người tiêu dùng được hỏi không biết tên hoặc gọi tên theo dạng mô tả chiếm tới 48%, thực tế là tâm lý người tiêu dùng chưa quan tâm nhiều đến tên, xuất xứ của sản phẩm.

- Nguồn gốc: Về danh tiếng mận Tam hoa thì được nhiều người tiêu dùng biết đến nhưng nguồn gốc mận ở vùng nào trồng thì nhiều người chưa thực sự quan tâm. Mận tam hoa được trồng nhiều ở vùng núi phía bắc nước ta như Mộc Châu – Sơn La, Bắc Hà – Lào Cai, Lạng Sơn.

Mộc Châu – Sơn La là huyện có điều kiện để phát triển cây ăn quả ơn đới trong đó có mận, mận là cây trồng chiếm diện tích lớn trong cơ cấu các loại cây trồng. Tuy nhiên chỉ có 51% số người được hỏi biết đến mận tam hoa có trồng ở Mộc Châu. Những người biết đến mận Mộc Châu đa phần là những người có mối liên hệ với Mộc Châu như: có bạn bè, người thân ở hoặc từng đến Mộc Châu. Mặc dù trên thị trường sản phẩm mận tam hoa Mộc Châu được bán nhiều, chỉ một số ít người tiêu dùng khi mua mận quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

c. Thói quen tiêu dùng mận

Biểu đồ 4.5. Mức độ tiêu dùng Mận

Mận tam hoa là sản phẩm bình dân và phổ biến đối với người tiêu dùng ở Hà Nội, trong một vụ người tiêu dùng có thể ăn và mua nhiều lần, phụ thuộc vào sở thích, độ tuổi, mức thu nhập của người tiêu dùng. Qua đồ thị 4, ta thấy với số lần ăn lớn hơn 10 lần/vụ thì đối tượng người tiêu dùng là khách hàng bình dân có số lần ăn mận trong một vụ có tỷ lệ cao nhất, chiếm 41% số người được hỏi, còn với khách hàng cao cấp sử dụng mận trong khoảng này có tỷ lệ 12%, thấp nhất trong số các đối tượng người tiêu dùng. Trong khoảng nhỏ hơn 5 lần/vụ thì khách hàng cao cấp là đối tượng chiếm tỷ lệ đến 50% số người được hỏi và nhóm đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 29% số người tiêu dùng được hỏi, thấp nhất trong số các đối tượng người tiêu dùng được phỏng vấn. Tuy nhiên ở tần suất ăn từ 5 - 10 lần/vụ thì đối tượng là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao, 38% số người được phỏng vấn.

Qua số liệu điều tra và quan sát thị trường của người tiêu dùng cao cấp ở các cửa hàng bán hoa quả cao cấp phản ánh được thực tế là khách hàng cao cấp có nhiều hơn những lựa chọn khi mua hoa quả và thường hướng đến những loại hoa quả cao cấp như hoa quả đặc sản, hoa quả nhập khẩu,... và địi hỏi mức độ an tồn khi sử dụng sản phẩm phải cao bằng cách lựa chọn các loại sản phẩm có thơng tin về nguồn gốc, xuất xứ,... do vậy số lần tiêu thụ mận trong một vụ thấp hơn so với các đối tượng khách hàng khác bởi như chúng tôi đã đề cập ở phần trên thì mận được cho mang tính bình dân. Ngồi ra, một lý do nữa ảnh hưởng đến việc tiêu dùng mận của khách hàng cao cấp là địa điểm mua hàng của họ thường là cửa hàng hoa quả cao cấp hoặc siêu thị để mang lại sự tin tưởng hơn, trong khi đó ở những địa điểm này mận được bán rất hạn chế. Người tiêu dùng là học sinh, sinh viên và người tiêu dùng bình dân thường có mức chi tiêu thấp, phù hợp với giá bán sản phẩm mận và sự thuận tiện khi mua vào thời điểm chính vụ nên được nhiều người lựa chọn. Kết luận, đối tượng học sinh, sinh viên và người tiêu dùng bình dân lại là hai đối tượng khách hàng có số lần ăn mận/vụ cao nhất. d. Hình thức sản phẩm

Mận được bày bán dưới 2 dạng là đóng gói và khơng đóng gói, khối lượng mỗi gói từ 1kg. Chỉ có 12,5% (5 trong tổng số 40 người) được hỏi nói rằng họ đã từng mua mận đóng gói, mận đóng gói được bán ở các cửa hàng hoa quả và trong siêu thị. Theo đánh giá của 67% những người đã từng tiêu dùng mận đóng gói thì mận đóng gói là mận loại có chất lượng tốt hơn so với mận ở dạng khơng được đóng gói, điều này có thể hiểu được bởi trước khi đóng gói nhà sản xuất đã phân loại, chọn lọc những quả mận có chất lượng tốt để đóng gói và một lý do nữa

thuộc về tâm lý của người tiêu dùng đó là mận đóng gói được bán ở các siêu thị và cửa hàng hoa quả nên cho rằng khi mua ở những nơi này thì chất lượng sẽ tốt hơn so với bên ngồi. Cịn lại một số ít chiếm 33% số người được hỏi cho rằng giữa mận đóng gói và khơng đóng gói khơng có nhiều sự khác nhau về chất lượng.

Biểu đồ 4.6. Số lượng mua mận đóng gói mua mận đóng gói

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Biểu đồ 4.7. Đánh giá của NTD về chất lượng của mận đóng gói chất lượng của mận đóng gói

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

e. Về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm mận

Hiện nay việc kiểm sốt vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm đang là vấn đề được người tiêu dùng hết sức quan tâm bởi vậy việc lựa chọn sản phẩm khi mua bị ảnh hưởng rất lớn từ mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm, đặc biệt mận lại là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp nên người tiêu dùng sẽ cẩn thận hơn khi mua. Theo kết quả đánh giá của người tiêu dùng thì số người được hỏi cho rằng mận là sản phẩm tương đối an toàn chiếm 75% tổng số người được hỏi.

Biểu đồ 4.8. Đánh giá của NTD về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bởi lẽ người tiêu dùng cho rằng mận ở mức độ tương đối an toàn là do một bộ phận người tiêu dùng biết được những thông tin trong quá trình trồng và thu hái sản phẩm nên họ cảm thấy tin tưởng hơn trong khi sử dụng. Mức độ tiếp theo được người tiêu dùng lựa chọn không an toàn, chiếm 21% số người phỏng vấn, đây là bộ phận người tiêu dùng cảm thấy rất mất tự tin khi sử dụng sản phẩm mận bởi với họ thì các sản phẩm khơng có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ thì là khơng an tồn. Trong khi đó ở mức độ rất an tồn thì chỉ có 3% số người đồng ý với tiêu chí này vì họ chưa thấy xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào liên quan đến việc ăn mận, đây là nhóm người tiêu dùng rất lạc quan với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Mức độ được ít người tiêu dùng đánh giá nhất là cấp độ rất khơng an tồn khi tiêu dùng mận, chiếm 1% số người được phỏng vấn, với những người tiêu dùng này thì họ rất bi quan về chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm khơng chỉ riêng sản phẩm mận mà gần như toàn bộ các loại hoa quả nên trước khi ăn họ thường xử lý qua máy rửa Ozon. Rõ ràng với số liệu trên thì sản phẩm mận được người tiêu dùng chấp nhận về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng, đây sẽ là một ưu thế khi bán ra thị trường trong điều kiện người tiêu dùng đang phản ứng lại với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. f. Sự nhạy cảm về giá khi lựa chọn các sản phẩm mận có chất lượng cao theo như đánh giá của người tiêu dùng

Giá cả là vấn đề quyết định đến việc người tiêu dùng có sẵn sàng mua sản phẩm mận hay không, đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau thì sẽ có ứng xử về giá khác nhau, với khách hàng là học sinh, sinh viên và khách hàng bình dân thì giá cả quyết định lớn đến việc tiêu dùng mận cịn với khách hàng cao cấp thì giá cả khơng quan trọng, điều quan trọng là sản phẩm mận có đạt được những yêu cầu mà họ đặt ra hay không. Bởi vậy khi đưa sản phẩm ra thị trường chúng ta cần phải nghiên cứu xem với mức giá nào phù hợp với người tiêu dùng nhất. Qua bảng số liệu bên dưới ta thấy: ở mức giá từ 15.000 – 20.000 đ, số người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua 1kg mận chiếm 34% số người được phỏng vấn ở thời điểm đầu vụ vì thời điểm đầu vụ sẽ đem lại lợi ích cao hơn cho người tiêu dùng so với thời điểm giữa vụ và cuối vụ. Sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời vụ cho nên vào chính vụ giá rẻ hơn so với các thời điểm khác, giữa vụ chỉ có 23% số người sẵn sàng mua với mức giá từ 15.000 – 20.000 đ/kg, mức giá được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua từ 10.000 – 15.000 đ/kg chiểm 34% sô người được phỏng vấn và đây cũng là mức giá được 31% số người lựa chọn mua ở thời điểm cuối vụ. Với mức giá trên 25.000 đ/kg vào đầu vụ có 26%% số người

tiêu dùng sẵn sàng mua, đây là tiềm năng để phát triển sản phẩm mận tam hoa trong thời gian tới, vẫn có nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mứa giá cao với điều kiện là phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã bao bì, . . .

Biểu đồ 4.9. Mức giá NTD trả khi mua mận chất lượng cao ở các thời điểm

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Kết luận: thời điểm đầu vụ người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá 15.000 – 20.000 đ/kg, giữa vụ với mức giá 10.000 – 15.000 đ/kg và cuối vụ mức giá 10.000 – 15.000 đ/kg là các mức giá được đa số người tiêu dùng sẵn sàng chi trả ở các thời điểm mùa vụ khác nhau.

4.1.3. Sự liên kết giữa các tác nhân theo chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu

Theo kết quả điều tra khảo sát, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Mận của Mộc Châu cịn lỏng léo, khơng thường xuyên. Các mối quan hệ sản xuất, quan hệ mua đầu vào, bán sản phẩm đầu ra hầu hết được thực hiện theo cơ chế thị trường “Thuận mua vừa bán”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giao dịch, các tác nhân có điều kiện kinh tế mạnh hơn và có nhiều thơng tin hơn thường áp đảo các tác nhân khác. Phần dưới đây phân tích sự liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu:

4.1.3.1. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị mận a. Mối liên kết giữa sản xuất và thu gom

Các tác nhân thu gom có mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với người sản xuất. Có khoảng 93% người thu gom có liên hệ với người bán trước khi mua sản phẩm. Hình thức liên hệ chủ yếu là gọi điện thoại, có một số ít gặp hoặc qua trung gian khác. Hoạt động phổ biến trước quá trình giao dịch mua sản phẩm

mận, khoảng 40-50% có thảo luận về giá, số lượng, các hình thức phân loại và cả về chất lượng sản phẩm.

Biểu đồ 4.10. Quá trình hình thành giá bán mận

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua biểu đồ cho thấy, giá mận xanh chủ yếu quyết định do người thu gom đưa ra chiếm 55%, còn lại chủ yếu là sự thống nhất giá giữa người thu gom với nhau hay giữa người sản xuất với thu gom. Cịn về mận chín, giá đưpcj quyết định bởi sự thỏa thuận giữa 2 bên chiếm 58%, quyết định bởi người thu gom là 36% cuối cùng mới do người nông dân quyết định chỉ chiếm nhỏ 6%. Giả cả hiện tại chủ yếu do người thu gom quyết định là chính, chính là do thông tin thị trường, thông tin đại chúng của người dân còn gặp nhiều hạn chế.

Khi vào vụ thì người nơng dân sẽ tự bán sản phẩm của mình, trong khi đó người thu mua sẽ đến tận nơi để thu mua tại chỗ. Việc mua, bán giữa thu gom và người sản xuất thường khơng có hợp đồng trước mà thỏa thuận bằng miệng tại chỗ ngay tại vườn. Thông thường những người thu gom nhỏ khi đến mua sẽ phải thanh toán tiền ngay, còn những thu gom lớn nếu là người địa phương khác đến thu mua thì họ sẽ phải thanh tốn ngày cho người sản xuất và nếu là người thu mua tại đại phương thì có thanh tốn chậm 2-3 ngày. Giá bán được xác định chủ yếu do người thu gom mận quyết định giá. Tuy nhiên, do người sản xuất không thể tiếp cận được với cơ chế thị trường để nắm bắt giá nên các thu gom thường tìm cách phong tỏa các thơng tin về giá cả để trong q trình thu mua có thể thỏa thuận được mức giá có lợi nhất. Quan hệ liên kết như vậy dễ gây nên tình trạng “ép giá” giữa các tác nhân với nhau, người thu gom “ép giá” người sản xuất.

b. Mối liên kết thu gom và bán buôn

Người thu gom bán mận đã số cho tất cả nhưng người có mối quan hệ trên 3 năm nay. Trong quá trình thu gom mận bán cho cái bán buôn, mận được phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 79 - 90)