Hiểu biết chung về các loại mận phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 80 - 81)

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua biểu đồ 4.4, loại mận được nhiều người tiêu dùng biết đến nhất là mận hậu, có 54% số người được hỏi biết đến, tiếp đến là mận cơm được 53% số người biết và mận Tam hoa có 36% số người biết. Mận hậu, mận cơm đã có danh tiếng trên thị trường và quên thuộc với nhiều người tiêu dùng từ lâu nên đây là 2 loại mận được nhiều người biết đến nhất, tuy nhiên cũng một phần là do nhiều người tiêu dùng vẫn thường gọi nhầm mận tam hoa sang mận hậu.

b. Hiểu biết về mận Tam Hoa

Mận Tam hoa là cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, với xu hướng phát triển sản phẩm hàng hóa vùng thì danh tiếng và xuất xứ của sản phẩm ngày càng được chú trọng. Để phát triển cây mận tam hoa ở Mộc Châu – Sơn La, nghiên cứu hiểu biết của người tiêu dùng về mận Tam hoa Mộc Châu là cần thiết và được thể hiện dưới đây:

- Nhận biết sản phẩm mận Tam hoa: Nghe nói đến mận Tam Hoa thì có nhiều người biết (39% số người biết) nhưng để nhận biết được sản phẩm thì lại là cản trở lớn đối với nhiều người khi mua mận.

Đối với nhiều người đã nghe nói đến mận tam hoa rồi nhưng khi nhận biết bằng hình ảnh thì nhiều người khơng biết tên hoặc nhận biết sai mặc dù nhìn rất

quen thuộc. Số người tiêu dùng nhận biết nhầm đây là mận hậu chiếm tới 33%, mận hậu (ảnh 2) là giống mận khác so với mận tam hoa (ảnh 1), có thời vụ muộn hơn so với mận tam hoa và được trồng chủ yếu ở Bắc Hà, Sa Pa của tỉnh Lào Cai, đây là vấn đề cần phải làm khi phát triển danh tiếng mận tam hoa bởi số người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa 2 loại mận này chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra tỷ lệ người tiêu dùng được hỏi không biết tên hoặc gọi tên theo dạng mô tả chiếm tới 48%, thực tế là tâm lý người tiêu dùng chưa quan tâm nhiều đến tên, xuất xứ của sản phẩm.

- Nguồn gốc: Về danh tiếng mận Tam hoa thì được nhiều người tiêu dùng biết đến nhưng nguồn gốc mận ở vùng nào trồng thì nhiều người chưa thực sự quan tâm. Mận tam hoa được trồng nhiều ở vùng núi phía bắc nước ta như Mộc Châu – Sơn La, Bắc Hà – Lào Cai, Lạng Sơn.

Mộc Châu – Sơn La là huyện có điều kiện để phát triển cây ăn quả ơn đới trong đó có mận, mận là cây trồng chiếm diện tích lớn trong cơ cấu các loại cây trồng. Tuy nhiên chỉ có 51% số người được hỏi biết đến mận tam hoa có trồng ở Mộc Châu. Những người biết đến mận Mộc Châu đa phần là những người có mối liên hệ với Mộc Châu như: có bạn bè, người thân ở hoặc từng đến Mộc Châu. Mặc dù trên thị trường sản phẩm mận tam hoa Mộc Châu được bán nhiều, chỉ một số ít người tiêu dùng khi mua mận quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

c. Thói quen tiêu dùng mận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 80 - 81)