Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị mận
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị trên thế giới
Nghiên cứu về chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa chính thức xuất hiện trên các tạp chí khoa học quốc tế vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Ban đầu phương
pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa được dùng để nghiên cứu động thái phát triển của tư bản tồn cầu, sự phát triển cũng như q trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa của các quốc gia. Từ khi ra đời, cách tiếp cận nghiên cứu chuỗi ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách vi mơ và vĩ mơ vì nó bổ sung cho cách tiếp cận nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội lấy quốc gia làm trung tâm. Sang thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, quá trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cách tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu trở nên rất phổ biến, đặc biệt nhờ sự đóng góp về mặt học thuật của giáo sư kinh tế học Michale Porter (1985) với tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì hoạt động có hiệu suất cao” (Comparative Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance) và giáo sư xã hội học kinh tế Gary Gereffi et al. (1994) với tác phẩm “Chuỗi hàng hóa và tư bản tồn cầu” (Commodity chains and Global Capitalism). Theo Bair (2009), trong vịng khoảng 2 thập kỷ đã có hàng ngàn nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận chuỗi, nghiên cứu đủ các lĩnh vực như sản xuất dân dụng, chế tạo công nghiệp, phát triển du lịch, diệt may, sản xuất nông – lâm - thủy sản,... được xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Trong thời kỳ tồn cầu hóa, nhiều quốc gia đã thành cơng với chính sách và chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu, điển hình là khối các nước mới nổi ở Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Nền kinh tế quốc tế và quốc gia được đặc trưng bởi các đặc điểm: phân tán về sản xuất và tập trung về thương mại. Điều này làm cho các quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào nhau thông qua các chuỗi giá trị. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm chi phí, các cơng ty đa quốc gia đã phân tán hoạt động sản xuất ra các nước khác thơng qua hoạt động th ngồi (outsourcing), tạo nên một mạng lưới/chuỗi các công ty thứ cấp có quan hệ với cơng ty mẹ ở các cấp độ khác nhau. Trong sản xuất nông lâm, thủy sản cũng vậy, để đến với người tiêu dùng, sản phẩm đã đi qua một loạt các bên trung gian ở các nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, khung phân tích nghiên cứu chuỗi giá trị trở thành một công cụ rất hấp dẫn đối với các nhà khoa học, các tổ chức phát triển đa phương, các tổ chức tín dụng quốc tế và cả các tổ chức phi chính phủ.
Nhìn chung các nghiên cứu ngồi nước về chuỗi giá trị cho phép các quốc gia và các tổ chức phát triển quốc tế hiểu rõ cách thức các cơng ty, các nhóm chủ thể thậm chí là các quốc gia đã tham gia như thế nào vào các chuỗi giá trị (Gibbon, 2001); lợi nhuận và giá trị gia tăng được phân bổ như thế nào cho các
chủ thể tham gia trong chuỗi (Sturgeon, 2009); các yếu tố nào ảnh hưởng đến cách thức liên kết và quản trị các hoạt động trong chuỗi (Gibbon and Pontue, 2005); thể chế và mơi trường chính sách có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc và hoạt động của chuỗi (Raynolds, 2004; Bush and Bain, 2004); làm thế nào để nâng cấp/cải tiến tổ chức và quản trị chuỗi để nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, đảm bảo phân phối lợi nhuận công bằng hơn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững (Kaplinsky and Morris, 2000; Gereffi el al., 2001).
Trên thế giới khung nghiên cứu chuỗi giá trị đã được áp dụng vào nghiên cứu tổ chức kinh tế của ngành thủy sản có nguồn gốc từ ni trồng và khai thác thủy sản (Skadany and Harris, 1995; Islam, 2008; Trần Văn Nhường và cs., 2011). Các nghiên cứu này đã chỉ ra ngành thủy sản đặc biệt là sản xuất thủy sản theo định hướng xuất khẩu được tổ chức dưới dạng các chuỗi giá trị toàn cầu với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Trong đó các nhà bán lẻ và cơng ty đa quốc gia ở các nước phát triển có vai trị rất lớn trong việc quản trị và chi phối các hoạt động của các chủ thể khác trong chuỗi. Nhiều chủ thể tham gia chuỗi giá trị thủy sản đóng ở các nước đang phát triển nhưng họ lại nhận được phần giá trị gia tăng thấp. Có nhiều yếu tố khác nhau chi phối cách thức tổ chức và liên kết chuỗi giá trị sản xuất thủy sản. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị cần phải cụ thể và điều chỉnh theo bối cảnh của từng quốc gia.