Giải pháp đối với thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 107 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3.Giải pháp đối với thị trường

4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao phát triển bền vững chuỗi giá trị mận Mộc

4.3.3.Giải pháp đối với thị trường

Các tác nhân trong chuỗi cần tăng cường trao đổi thông tin để nắm bắt sự thay đổi của thị trường như giá cả, thị hiếu khách hàng, cung – cầu. Trong chuỗi

giá trị sản phẩm Mận, người sản xuất là người thiếu thông tin về thị trường nhất nên thường không làm chủ được giá cả, dẫn tới tình trạng bị thương lái ép giá. Việc thiếu thơng tin cũng gây ra sự thua lỗ cho các tác nhân trung gian khi có sự biến động lớn về giá cả trên thị trường. Do đó, việc tăng cường trao đổi thơng tin và tăng cường liên kết giữa các tác nhân là rất cần thiết để giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chuỗi, tăng tính bền vững của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm Mận.

Ngồi ra, các hình thức đóng gói bao bì cũng là một yếu tố giúp cho giá cả của mận được tăng nên, đó là việc sử dụng các túi nilon có màu trong suất dễ cho việc quan sát tất cả các loại quả và đánh giá tốt hơn chất lượng quả bên trong cũng góp phần làm cho giá cả mận được tăng nên từ 0.5 đến 1 NDT/kg, việc này có thể là bài học kinh nghiệm tốt cho hoạt động buôn bán trái cây ở Việt Nam để đảm bảo chất. Một đặc điểm dễ nhận thấy là trong hoạt động tiêu thụ mận tại thị trường mận Trung Quốc, mận được phân loại rất tốt theo các mức độ chín và chất lượng khác nhau, theo đó giá cả của mận cũng khác nhau, thường chênh lệch giữa các loại mận có chất lượng khác nhau từ 05 – 1 NDT/kg. Đây cũng là cách mà họ sự dụng để đi vào các thị trường khác nhau. lượng và giá cả mận một cách hợp lý.

Mận xanh Mộc Châu có thị trường rộng lớn và là cơ hội để phát triển chuỗi giá trị mận xanh xuất sang Trung Quốc hoặc xa hơn nữa là sơ chế mận khô để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Thiết lập hệ thống cung ứng Mận an toàn, chất lượng, Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, có kiểm định rõ rang. Với hệ thống này, người mua có thể nắm rõ sản phẩm mà họ dùng thực sự đến từ đâu và được đầu mối thu gom xem như một dữ liệu quan trọng để đánh dấu lên hóa đơn thanh tốn. Theo đó, họ có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lô hàng khi cần thiết, nhất là khi phát hiện lô hàng không đảm bảo chất lượng. Tất cả thơng tin có liên quan đến sản xuất cần phải có theo yêu cầu cảu cơ quan thẩm quyền trong mọi trường hợp và cung cấp ngay lập tức khi có yêu cầu. Bao gồm: Tên, địa chỉ người cung cấp sản phẩm; Tên, địa chỉ người mua sản phẩm; Chất lượng sản phẩm được cung cấp, trao đổi; Ngày phân phối, tiếp nhân sản phẩm; Khối lượng thể tích hàng hóa; Mã số lơ sản phẩm; Các thơng tin liên quan khác của sản phẩm (đóng gói sơ bộ, sơ chế/tinh chế...). Bên canh đó việc thực hiện các thủ tục tru xuất nguồn gốc còn là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 107 - 109)