Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 56)

3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài áp dụng phương pháp phân tích thống kê bao gồm thống kê mô tả (tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần xuất/tỷ lệ xuất hiện của các sự kiện,...), phân tích so sánh thống kê... để phân tích số liệu thu được qua điều tra phỏng vấn các đối tượng trong mẫu nghiên cứu.

3.2.5.2. Phương pháp phân tích tài chính

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài chính về kết quả và hiệu quả của từng tác nhân và toàn chuỗi giá trị sản phẩm Mận trên địa bàn Mộc Châu. Giá được sử dụng trong phân tích tài chính của đề tài được căn cứ theo giá bán các loại hàng hóa, vật tư nông nghiệp và dịch vụ thực tế trên địa bàn Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

3.2.4.3. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh Mận giữa các tác nhân trong chuỗi và giữa các kênh trong chuỗi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN TẠI HUYỆN MỘC CHÂU 4.1.1. Các loại chuỗi giá trị mận

Chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu mô tả các tác nhân tham gia trong mọi hoạt động của chuỗi từ sản xuất cho đến phân phối và tiêu dùng mận trên hai thị trường mận chín và mận xanh trong và ngoài nước.

Hiện nay, nông dân sản xuất và bán mận theo hai hình thức chủ yếu là bán mận xanh và mận chín, hoạt động bán mận chín chỉ diễn ra từ năm 2006, khi mà các người mua buôn tìm kiếm được thị trường Trung Quốc để tiêu thụ. Đây cũng là tín hiệu tốt để có thể đa dạng hóa kênh tiêu thụ, và tạo nguồn thu nhập chắc chắn cho các hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy khoảng 60% sản lượng mận được tiêu thụ xanh còn lại là 40% sản lượng mận chín.

Những chủ thể tham gia vào các hoạt động chính của chuỗi bao gồm các dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,..), các nhà thu gom trong ngoài xa, các hộ thu gom lớn nhỏ, cở sở chế biến, thương lái trong và ngoài nước, các nhà phân phối đi khắp nơi trên cả nước,…

4.1.1.1. Sơ đồ chuỗi giá trị mận xanh

Mận xanh Mộc Châu: Người sản xuất bán 60% lượng mận xanh được sản xuất ra trong tổng số mận tại Mộc Châu.

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm mận xanh Mộc Châu

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Hộ sản xuất

Thu gom lớn Mộc Châu

Người xuất khẩu

Bán buôn Mộc Châu Bán buôn ở Lạng Sơn Chế biến trong nước (Hải Dương) Dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu Dịch vụ đổi tiền Công xưởng chế biến Đại lý thu mua

Trung Quốc Thu gom nhỏ 85% 15% 55% 30% 5% 35% 10% 20% 35% 40% Ghi chú: Mối quan hệ: Luồng sản phẩm: Luồng tiền:

Cửa hàng sang trọng tại Bắc Kinh và Thượng Hải

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

50% 50%

Sơ đồ 4.2. Kênh 1 chuỗi giá trị mận xanh

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Kênh 1 thể hiện thị trường mận xanh Mộc Châu, người sản xuất bán cho các thu gom nhỏ tại xã sau đó bán sản phẩm mận xanh cho các thu gom lớn Mộc Châu chiếm 70% sản lượng mận xanh. Trong số đó có 35% lượng mận xanh bán cho bán buôn tại Lạng Sơn. Các bán buôn tại Lạng Sơn sau đó họ bán sản phẩm mận xanh sang đại lý thu mua Trung Quốc thông qua cửa khẩu Lạng Sơn; tiếp đến sản phẩm được vận chuyển đưa đến các công xưởng chế biến mận xanh thành các sản phẩm rồi chuyển đến tay người tiêu dùng. Qua tìm hiểu kênh phân phối này, chúng tôi được biết kênh này khá phổ biến chiếm 80% và sản phẩm tương đối chất lượng hiện nay trên thị trường mận Mộc Châu. Các tác nhân này đã có mối quan hệ lâu dài với nhau.

Sơ đồ 4.3. Kênh 2 chuỗi giá trị mận xanh

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Tương tự như kênh 1 trên thị trường, sau khi thu gom từ người sản xuất thì có khoảng 40% sản lượng mận xanh bán cho các bán buôn tại Mộc Châu. Sau đó họ bán sản phẩm mận xanh sang đại lý thu mua Trung Quốc thông qua cửa khẩu Lạng Sơn; tiếp đến sản phẩm được vận chuyển đưa đến các công xưởng chế biến mận xanh thành các sản phẩm rồi chuyển đến tay người tiêu dùng.

Sơ đồ 4.4. Kênh 3 chuỗi giá trị mận xanh

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Tương tự như kênh hàng trên, nhưng kênh hàng này, người thu gom Mộc Châu bán trực tiếp cho Đại lý thu mua Trung Quốc thông qua người môi giới xuất khẩu. Số lượng sản phẩm qua kênh hàng chỉ chiếm 20% trên tổng lượng mận xanh thu gom được. Mặc dù là tác nhân xuất khẩu trực tiếp sang Trung

Quốc do đó họ có thể đối mặt với nhiều rủi ro từ phía thị trường Trung Quốc biến động, chất lượng không đảm bảo do quá trình thu gom, do vận chuyển hoặc thời tiết. Do đó, mỗi bán buôn vùng thường có mối quan hệ làm ăn lâu dài với 1-2 Tả Xích, họ hoạt động giống như một trung gian môi giới giữa bán buôn Việt Nam và các đại lý thu mua người Trung Quốc.

Sơ đồ 4.5. Kênh 4 chuỗi giá trị mận xanh

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Tại kênh 4 thị trường mận xanh Mộc Châu, người sản xuất bán cho các thu gom nhỏ tại xã sau đó bán sản phẩm mận xanh cho các thu gom lớn Mộc Châu chiếm 70% sản lượng mận xanh. Các thu gom lớn vận chuyển 5% sản lượng mận xanh cho nhà máy chế biến trong nước. Lượng sản phẩm mận xanh này chiếm 5% trong tổng số lượng mận xanh sản xuất ra nên kênh hàng hàng này không được chú trọng và đầu tư lớn.

4.1.1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị mận chín Mộc Châu

Sơ đồ 4.6. Sơ đồ chuỗi giá trị mận chín Mộc Châu

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 1%

Thu gom nhỏ Thu gom lớn

Hộ sản xuất Trung Quốc ĐB Sông Hồng Miền Trung Sơn La 12% 52% 1% Bán buôn lớn 4% Người tiêu dùng 85% 15% Miền Nam 30% 5% 30% 12% 52% 1% 99%

Mận chín Mộc Châu: Có 40% lượng mận chín được tiêu thụ trong tổng số mận sản xuất tại Mộc Châu.

Thị trường mận chín chủ yếu là tiêu thụ trong nước và khối lượng tiêu thụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng một số kênh tiêu thụ với số lượng ít nên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ chọn ra 4 kênh chính:

Sơ đồ 4.7. Kênh 1 chuỗi giá trị mận chín

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Sơ đồ 4.8. Kênh 2 chuỗi giá trị mận chín

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Sơ đồ 4.9. Kênh 3 chuỗi giá trị mận chín

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Sơ đồ 4.10. Kênh 4 chuỗi giá trị mận chín

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Các kênh hàng có đầy đủ các tác nhân, từ nông dân qua thu gom xã rùi thu gom lớn, đến các chợ đầu mối 3 miền trong đó miền bắc chiếm 52% lượng mận thu mua (chợ đầu mối Long Biên, Hải Phòng, Nam Định,…), Miền Trung chiếm 12% lượng mận thu mua (Nghệ An, Thanh Hóa,..) và Miền Nam chiếm 30% lượng mận chín bán ra (chợ đầu mối Thủ Đức, Đồng Nai, Bình Dương,..). Và kênh hàng cuối cùng được bán sang Thị trường Trung Quốc chiếm 5% và được tiêu thụ tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc.

4.1.2. Đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mận Mộc Châu

4.1.2.1. Hộ sản xuất

a. Đặc điểm chung của các hộ sản xuất mận điều tra

Thông tin chung về hộ nông dân sản xuất mận được tổng hợp qua bảng sau: Về đặc điểm của các vùng sản xuất mận ở Mộc Châu thì với điều kiện về đất đai, khí hậu, giao thông,… ở mỗi vùng sẽ thể hiện con số cụ thể về lao động, điều kiện kinh tế hộ. Tân Lập là vùng có bình quân số người/hộ cao nhất trong các vùng trên với 5,16 người/hộ, tiếp đến là Nông trường Mộc Châu 4,4 người/hộ và vùng có số người/hộ thấp nhất là Chiềng Sơn 3,14 người/hộ.

Đối với hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trò quan trọng quyết định tình hình sản xuất kinh doanh của hộ hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai. Trong tổng số 60 hộ điều tra của 3 xã, độ tuổi chủ hộ trung bình là 43,27 tuổi. Các chủ hộ đều trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và đã gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.1. Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất mận Mộc Châu

Diễn giải ĐVT Bình quân chung Chiềng Sơn NT Mộc Châu Tân Lập

Độ tuổi chủ hộ Tuổi 43,27 46,3 43,8 39,71

Trình độ văn hoá của chủ

hộ % 100,00 100 100 100 - Không đi học % 6,67 13,33 6,67 0 - Cấp I % 31,76 26,67 26,67 41,94 - Cấp II % 41,87 46,67 46,67 32,26 - Cấp III % 12,19 13,33 20,00 3,23 Số năm trồng Mận Năm 13,33 13 15 12

Diện tích đất canh tác Ha/hộ 3,39 3,36 4,21 2,59

Diện tích gieo trồng mận Ha/hộ 1,00 1,04 1,13 0,82

Số nhân khẩu /hộ Khẩu 4,23 3,14 4,4 5,16

Số lao động/hộ Lao động 2,41 2,34 2,37 2,51

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Về trình độ văn hóa của chủ hộ, bình quân chung có 29,28% trình độ cấp I; 39,77% trình độ cấp II, 15,14% trình độ cấp III và đối tượng không có trình độ chiếm 15,82%. Chủ hộ có trình độ văn hóa còn thấp, dân tộc thiểu số còn nhiều nên trình độ học vấn và nhận thức cón kém, không có chủ hộ nào có trình độ trung cấp với cao đẳng trở lên. Trình độ của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp thu KHKT và thông tin thị trường.

Diện tích đất canh tác trung bình của 1 hộ là 3,39 ha, trong đó diện tích gieo trồng mận trung bình là 1,0 ha/hộ.

Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4,23 khẩu/hộ và số lao động trung bình là 2,41 lao động/hộ. Lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất Mận. Do đó, với tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp cao như vậy, hộ hoàn toàn có thể chủ động được lao động trong mùa vụ sản xuất mận của mình.

Trung bình số cây mận trồng trên một hộ của Huyện Mộc Châu là 284 cây, trong đó, xã Chiềng Sơn trung bình 1 hộ trồng 226 cây/hộ, xã Tân Lập trồng trung bình 262 cây/hộ và cuối cùng là nông trường Mộc Châu trồng trung bình được 363 cây/hộ.

Biểu đồ 4.1. Số cây/hộ (cây)

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ tuổi cây (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Tỷ lệ tuổi cây mận hiện nay chủ yếu đang trong vụ thu hoạch hằng năm từ 5-15 năm chiếm cao nhất là 39%. Tỷ lệ cây già trên 16 năm chiếm tỷ lệ cao 29% và cuối cùng tỷ lệ cây non chưa cho thu hoạch dưới 4 năm chiếm 32%. Dựa vào độ tuổi cây mận thì ta thấy độ tuổi cây già vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Nguồn vật liệu giống được người dân chủ yếu tự nhận giống, củ thể: có 62% hộ sản xuất tự nhân giống tại NT Mộc Châu , 58% tại xã Chiềng Sơn còn xã Tân Lập có 46% tự nhân giống. Giống mận được mua tại các vườn ươm chiếm 23% ở NT Mộc Châu, 25% ở Chiềng Sơn và xã Tân Lập lượng mua giống nhiều nhất chiếm 30% giống trên địa bàn xã. Ngoài ra, một phần nhỏ giống được lấy từ các hộ nông dân xung quanh xã.

b. Diện tích, năng suất và sản lượng mận của các hộ điều tra

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng Mận Mộc Châu năm 2015

Diễn giải ĐVT Bình quân chung Chiềng Sơn NT Mộc Châu Tân Lập 1. Diện tích Ha 1,00 1,04 1,13 0,82 2. Năng suất Mận Xanh Tấn/ha 3,01 2,53 2,55 3,95 Mận Chín Tấn/ha 6,47 6,24 7,17 6,01 3. Sản lượng Mận Xanh Tấn 2,92 2,63 2,88 3,24 Mận Chín Tấn 6,51 6,49 8,10 4,93

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.2 ta thấy Nông trường Mộc Châu là xã có diện tích trồng mận bình quân trên hộ cao hơn Chiềng Sơn và Tân Lập. Nông trường Mộc Châu có diện tích BQ/hộ là 1,13 ha/hộ, xã Chiềng Sơn là 1,04 ha/hộ và thấp nhất xã Tân Lập là 0,82 ha/hộ. Tính bình quân cho cả 3 xã thì diện tích mận là 1,16 ha/hộ. Nhìn chung diện tích Mận của các hộ nông dân trong xã còn nhỏ, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Trên cùng một đơn vị diện tích gieo trồng nếu có chế độ chăm sóc, cây giống, trình độ kỹ thuật của người sản xuất khác nhau thì sẽ cho năng suất khác nhau, ngoài ra còn do đặc tính của cây trồng phù hợp với những điều kiện thời tiết khác nhau. Qua bảng 4.2 ta thấy trong các hộ điều tra thì xã Tân Lập là xã có năng suất mận xanh cao hơn so 2 xã còn lại là 3,95 tấn/ha/hộ; Nông trường Mộc Châu có năng suất Mận chín cao nhất đạt 7,17 tấn/ha/hộ. Năng suất Mận xanh cụ thể bình quân của 3 xã có năng suất là 3,01 tấn/ha; Còn năng suất bình quân Mận chín đạt 6,47 tấn/ha. Qua điều tra ta thấy, xã Tân Lập có xu hướng thiên về mận xanh hơn nên năng suất xã đạt cao nhất nhưng ngược lại năng suất mận chín thấp nhất trong 3 xã. Tại Nông trường Mộc Châu có xu hướng nghiêng về mận chín nhiều hơn mận xanh nên năng suất mận chín đạt năng suất cao nhất.

Dựa bảng trên, cho thấy sản lượng mận xanh tại xã Tân Lập cao nhất đạt 3,24 tấn/hộ do đạt sản lượng cao nhất mặc dù diện tích giao trồng thấp. Còn về mận chín thì nông trường Mộc Châu thu hoạch được 8,10 tấn/hộ, đạt giá trị cao nhất, cao gấp 1, 6 lần so với xã Tân Lập. Bình quân chung sản lượng mận xanh đạt 2,92 tấn/hộ, sản lượng mận chín đạt 6,51 tấn/hộ.

Tóm lại: Qua việc tìm hiểu về diện tích, năng suất, sản lượng mận của nhóm hộ điều tra cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ điều tra, điều đó chứng tỏ rằng các hộ có trình độ sản xuất cao hơn, có kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm và công tác quản lý tốt hơn đồng thời các hộ này chuyên về sản xuất mận theo hướng hàng hóa hơn nhóm hộ còn lại.

c. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra mức đầu tư của các xã nhằm xác định xem chi phí sản xuất tại các xã nào sẽ có nhiều ưu thế hơn trong sản xuất mận.

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí sản xuất trung bình cho 1 ha Mận là 19.822,72 đồng. Chi phí sản xuất Mận của NT Mộc Châu là cao nhất, cao hơn so với mức trung bình 3.911.590 đồng; còn chi phí sản xuất của xã Chiềng Sơn thấp nhất với mức đầu tư 16.412.640 đồng/ha.

Trong tổng số chi phí sản xuất, chi phí trung gian chiếm tỷ lệ rất cao (97,5%), còn lại các khoản khác với 2,5%.

Chi phí trung gian phục vụ sản xuất Mận bao gồm chi phí vật chất (Giống, Công đốn tỉa, phân bón, thuốc BVTV+công phun, thuốc cỏ, công thu hoạch). Trong 3 xã, NT Mộc Châu có mức đầu tư chi phí trung gian cao nhất (23.236.810 đồng/ha), thấp nhất là xã Chiềng Sơn với 15.919.540 đồng/ha.

Trong các khoản chi phí vật chất, chi phí công thu hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất (55,34%), tiếp đến là phân bón (chiếm 24,69%), chi phí thuốc BVTV+ công phun (chiếm 12,23%), Công đốn tỉa (chiếm 4,37%) và thấp nhất là thuốc cỏ (0,87%). Theo bảng số liệu, các khoản đầu tư chi phí vật chất ở 3 xã gần giống nhau vì kinh nghiệm sản xuất của các hộ khá tương đồng. Cây Mận dễ bị nhiều loại sâu bệnh hại, đặc biệt là: bệnh rệp xoăn lá, sâu đục thân, bệnh nứt thân chảy nhựa (bệnh bả trầu, bệnh chạy dây), bệnh đốm phấn (bệnh sương mai, bệnh mốc sương)… nên thuốc BVTV được sử dụng khá nhiều để phòng và điều trị. Xét về chi phí công thu hoạch, NT Mộc Châu bỏ chi phi đầu tư thu hoạch nhiều nhất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 56)