- Một là, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của các cấp các ngành các tổ chức tập trung vào phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng.
- Hai là, nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu của thị trường, trả lời ba câu hỏi “Sản xuất cải gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?”
- Ba là, Trong sản xuất nông nghiệp cần phải có tính liên kết và phân công chuyên môn hóa để hàng hóa nông sản đảm báo quy mô, giảm giá thành, tăng
- Bốn là, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả.
- Năm là, không ngừng bồi dường kiến thức kỷ năng tổ chức sản xuất, quản lý trong hoạt động sán xuất nông nghiệp qui mô lớn.
Dựa vào 5 bài học trên nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển bền vững trên 3 phương diện:
- Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế, mang tính ổn định, lâu dài về tốc độ tăng trưởng, cơ cấu hợp lý, hiệu quả sản xuất cao. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là nông dân và người có thu nhập thấp, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, chú trọng an sinh xã hội.
- Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường, nhằm bảo vệ môi trường sống và nguồn lực phát triển nông nghiệp cho tương lai, giữ vững cân bằng sinh thái, bền vững trong quá trình phát triển.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình
Huyện Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, với toạ độ địa lý: 20°40'00" - 21°07,00" vĩ độ Bắc; 104°26'00" 1105°05'00" kinh độ Đông, với diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có Quốc lộ 6,43 đi qua, có chung đường biên giới với Việt Nam - Lào dài 40,6 km.
- Phía đông giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
- Phía nam giáp huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. - Phía tây giáp huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
- Phía bắc giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Toàn huyện có 15 xã, thị trấn gồm 2 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu) và 13 xã. Thị trấn Mộc Châu là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của huyện Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng của vùng Tây Bắc có thể liên hệ trực tiếp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và nước bạn Lào qua cửa khẩu Pa Háng và là điểm trung chuyển giữa miền xuôi và miền ngược, giữa bờ phải và bờ trái sông Đà, giữa Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Vì vậy huyện Mộc Châu có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
Địa hình Mộc Châu nhìn chung phức tạp. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt mậnh hình thành 3 tiểu vùng khác nhau:
- Tiểu vùng cao nguyên Mộc Châu: Là một trong hai cao nguyên lớn của tỉnh Sơn La và là cao nguyên đá vôi điển hình của Việt Nam, có độ cao trung bình 1.000 m so với mực nước biển, địa hình khá bằng phăng phổ biến là dạng đồi bát úp. Đây là điều kiện lý tưởng cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc....
- Tiểu vùng dọc sông Đà: Có độ cao trung bình, địa hình bị chia cắt mảnh phần lớn là đất dốc.
- Tiểu vùng cao biên giới: Nằm xen kẽ giữa các khe, suối, dãy núi cao là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng nhưng không liên tục.
Sự đa dạng về địa hình cùng với yếu tố khí hậu độc đáo cho phép Mộc Châu phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế trong và ngoài nước.
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết
Do yếu tố độ cao và địa hình chia cắt nên trên địa bàn huyện hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau: Vùng cao nguyên Mộc Châu có đặc điểm khí hậu độc đáo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao mang tính chất khí hậu á nhiệt đới, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung với các loại cây trồng đặc sản truyền thống như: chè, rau quả á nhiệt đới, cây ăn quả chất lượng cao; chăn nuôi Bò sữa, Bò thịt; đồng thời cho phép phát triển kinh tế du lịch với loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Vùng dọc sông Đà khí hậu nóng. Vùng cao biên giới có khí hậu mát, ẩm.
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Mộc Châu, các yếu tố khí hậu, thời tiết như sau:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm huyện Mộc Châu 18,5°c, nhiệt độ cao nhất 27,6°c, thấp nhất âm 0,2°c.
+ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.905 giờ/năm.
+ Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân 1.641,7 mm/năm với 186 ngày mưa/năm.
+ Độ ẩm và lượng bốc hơi: Do đặc điểm địa hỉnh cao, khí hậu lạnh, có sương mù nên độ ẩm trung bình không khí của huyện trong năm là 85%, với tổng lượng bốc hơi trung bình 895,8 mm/năm
- Thủy văn: là huyện có địa hình chia cắt mạnh tạo ra hệ thống sông, suối khá phong phú song phân bố không đều. Ngoài sông Đà chảy qua với chiều dồi 65 km, còn có các suối chính như: suối Sập, suối Bàng, suối Giăng và các suối nhỏ, khe nước. Đa số các con suối trên địa bàn huyện đều ngắn và dốc.
Tuy nhiên, do độ cao và độ che phủ của thảm thực vật thấp nên lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế thường gây lũ quét và xói mòn
mạnh. Mùa khô nhiều suối bị kiệt nước, thậm chí không còn nước gây ảnh hưởng đển sản xuẩt và đời sống của nhân dân.
3.1.1.3. Đất đai
Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn là thị trấn Nông trường Mộc Châu và thị trấn Mộc Châu. Tổng diện tích dất tự nhiên toàn Huyện Mộc Châu là 206.150 ha.
Số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy: diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng hàng năm, đến năm 2015 là 31.813 ha (chiếm 16,01% tổng diện tích tự nhiên). Đất trồng cây lâu năm liên tục giảm nhưng năm gần đây. Năm 2013 diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.208 ha nhưng đã tăng lên 4.452 ha vào năm 2015, chiếm 2,25% diện tích tự nhiên, 3,46 % diện tích nông nghiệp. Đất chưa sử dụng năm 2015 là 60.759 ha, chiếm 30,74% diện tích tự nhiên, chủ yểu là đất đồi núi chưa sử dụng. Như vậy có thể thấy được tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất cây ăn quả khá dồi dào. Cơ cấu đất trồng cây lâu năm giảm hàng năm khiến cho tốc độ phát triển cây ăn quả mất tính ổn định, không bền vững. Như vậy, vấn đề đặt ra là với tiềm năng đất đai dồi dào thì cần phải khai thác và sử dụng nó như thế nào để đảm bảo cho sự phát triển bền vững sản xuất cây ăn quả của tỉnh.
Mộc Châu có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so với phát triển nông nghiệp do các quỹ đất chưa sử dụng hầu hết là đất có địa hình dốc, thuộc vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển… điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp song đối với du lịch vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều.
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2013 2014 BQ I. Tổng diện tích đất tự nhiên 196.690,00 100,00 197.462,00 100,00 197.646,00 100,00 100,39 100,09 100,24 1. Đất nông nghiệp 127.350,00 64,75 128.571,00 65,11 128.755,00 65,14 100,96 100,14 100,55 1.1 Đất SX nông nghiệp 30.902,00 15,71 31.941,00 16,18 31.813,00 16,10 103,36 99,60 101,48 - Đất trồng cây hàng năm 26.694,00 13,57 27.575,00 13,96 27.361,00 13,84 103,30 99,22 101,26 + Đất trồng lúa 2.431,00 1,24 2.434,00 1,23 2.486,00 1,26 100,12 102,14 101,13 + Đất trồng cây hàng năm khác 23.486,00 11,94 24.316,00 12,31 23.975,00 12,13 103,53 98,60 101,07 + Đất trồng cỏ dùng vào CN 777,00 0,40 825,00 0,42 900,00 0,46 106,18 109,09 107,63
- Đất trồng cây lâu năm 4.208,00 2,14 4.366,00 2,21 4.452,00 2,25 103,75 101,97 102,86
1.2 Đất lâm nghiệp 96.330,00 48,98 96.492,00 48,87 96.805,00 48,98 100,17 100,32 100,25 - Đất rừng sản xuất 41.598,00 21,15 41.764,00 21,15 42.144,00 21,32 100,40 100,91 100,65 - Đất rừng phòng hộ 38.374,00 19,51 38.370,00 19,43 38.303,00 19,38 99,99 99,83 99,91 - Đất rừng đặc dụng 16.358,00 8,32 16.358,00 8,28 16.358,00 8,28 100,00 100,00 100,00 1.3 Đất nuôi trồng TS 116,00 0,06 116,00 0,06 116,00 0,06 100,00 100,00 100,00 1.4 Đất nông nghiệp khác 2,00 0,00 22,00 0,01 21,00 0,01 1.100,00 95,45 597,73
2. Đất phi nông nghiệp 7.369,00 3,75 8.132,00 4,12 8.132,00 4,11 110,35 100,00 105,18
2.1 Đất ở 1.112,00 0,57 1.200,00 0,61 1.200,00 0,61 107,91 100,00 103,96
2.2 Đất chuyên dùng 2.757,00 1,40 3.442,00 1,74 3.442,00 1,74 124,85 100,00 112,42
3. Đất chưa sử dụng 61.971,00 31,51 60.759,00 30,77 60.759,00 30,74 98,04 100,00 99,02
Nguồn: Phòng thống kê Huyện Mộc Châu (2013-2015)
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động
Hiện nay, trên đại bàn Mộc Châu có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó chiếm đa số là người Thái: 33%, người Mông 18%, người Kinh 15%, ngoài ra còn có người Lào, người Hoa, người Khơ Mú, Dao, Tày...
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của Huyện Mộc Châu qua 3 năm
Chi tiêu ĐVT
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
I. Tổng số nhân khẩu Người 105.645 108.006 109.660
Phân theo giới tính
+ Nam Người 51.716 48,95 53.718 49,74 54.987 50,14
+ Nữ Người 53.929 51,05 54.288 50,26 54.673 49,86
Phân theo vùng
+ Thành thị Người 36.532 34,58 37.477 34,70 38.071 34,72
+ Nông thôn Người 69.113 65,42 70.529 65,30 71.589 65,28
II. Tổng lao động Ld 58.629 55,50 64.435 59,66 65.299 59,55
1. LĐ nông- lâm- TS Ld 46.517 44,03 46.650 43,19 46.857 42,73
2. LĐ CN-XD Lđ 3.438 3,25 3.785 3,50 4.135 3,77
3. LĐ TM - DV Ld 4.887 4,63 9.000 8,33 9.200 8,39
4. Ngành khác Ld 3.787 3,58 5.000 4,63 5.107 4,66
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mộc Châu (2015)
Qua đây thấy được, dân số của Huyện Mộc Châu có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây: từ năm 2013 đến năm 2014 dân số tăng khá nhanh với mức tăng 2,23%, từ năm 2014 đến năm 2015 mức tăng ổn định hơn với 1,53%; không có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nữ giới và nam giới qua các năm; Lực lượng lao động chiếm khoảng 55,5% tổng dân số năm 2013 và khoảng 59,55% năm 2015. Trong đó, lao động làm nông –lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động của Huyện Mộc Châu trung bình chiếm 75% (năm 2013 chiếm 44,03%, năm 2014 chiếm 43,19%, năm 2015 chiếm 42,73%). Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và chăn nuôi trên địa bàn Huyện Mộc Châu.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng những năm qua đã được chú ý, quan tâm đầu tư phát triển. Đầu tư cho các lĩnh vực đều tăng qua hàng năm, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Với sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương thì thủy lợi, giao thông, điện về cơ bản đáp ứng khá tốt cho việc sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi gia súc nói riêng. Kết quả đó được thể hiện: tỷ lệ công trình thủy lợi kiên cố, bán kiên cố tăng trên 20,5% năm 2013 và lên 44,8% năm 2015; Tỷ lệ xã có đường nhựa ô tô đi đến trung tâm đạt 58,6%; Tỷ lệ hộ được dùng điện thường xuyên năm 2013 là 73% đến năm 2015 là 80%.
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế Huyện Mộc Châu
Qua số liệu bảng 3.3 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Huyện Mộc Châu có bước tăng trưởng khá cao qua các năm. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2013 đạt 1.045 tỷ đồng, năm 2015 đạt 6.689,8 tỷ đồng, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất tăng 45%.
Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản năm 2013 đạt 1985 tỷ đồng chiếm 36,01%; đến năm 2015 đạt 2.236 tỷ đồng chiếm 33,3% tổng giá trị sản xuất trong năm của toàn Huyện Mộc Châu. Như vậy, giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản có chiều hướng tăng lên về giá trị tuyết đối và giảm xuống về giá trị tương đối, các ngành thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp I tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
Trong ngành nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối và giảm giá trị tương đối. Năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp là 1.926 tỷ đồng, chiếm 97,03%; đến năm 2015 là 2.172 tỷ đồng, chiếm 97,16% giá trị sản xuất toàn ngành. Trong nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt 68,42% cao hơn chăn nuôi 31,58% năm 2015.
Bảng 3.3. Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Mộc Châu Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
SL ( tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ Tổng GTSX 5.512 6.146 6.714 111,50 109,24 110,37 1. Nông - lâm - TS 1.985 36,01 2.128 34,62 2.236 33,30 107,20 105,07 106,14 - Nông nghiệp 1.926 97,03 2.067 97,13 2.172 97,16 107,32 105,10 106,21 + Trồng trọt 1.298 67,39 1.408 68,12 1.486 68,42 108,47 105,57 107,02 + Chăn nuôi 628 32,61 659 31,88 686 31,58 104,94 104,10 104,52 - Lâm nghiệp 40 2,02 41 1,93 43 1,90 102,50 103,66 103,08 - Thủy sản 19 0,96 20 0,94 21 0,94 105,26 105,00 105,13 2.CN-XD 2.399 43,52 2.682 43,64 2.902 43,22 111,80 108,19 109,99 3.TM-DV 1.128 20,47 1.336 21,74 1.576 23,48 118,40 118,00 118,20
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mộc Châu (2013-2015)
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2013 là 2.399 tỷ đồng chiếm 43,52% tổng giá trị sản xuất toàn Huyện Mộc Châu. Đến năm 2015 đạt 2.902 tỷ đồng chiếm 43,22% tổng giá trị sản xuất. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX của ngành với công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản phẩm dệt, trang phục,.. ..Một số ngành công nghiệp khác như khai thác than, đá, sản xuất giấy và các sản phẩm ttr giấy.. .còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy ngành công nghiệp - xây dựng của Huyện Mộc Châu ữong những năm gần đây cổ sự phát triển vượt bậc nhưng chủ yếu GTSX được đóng góp ttr khu vực kinh tế trong nước.
Giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của Huyện Mộc Châu. Những năm gần đây ngành thương mại dịch vụ có sự phát triển mậnh mẽ. Năm 2013 GTSX ngành đạt 1.128 tỷ đồng chiếm 20,47% GTSX toàn Huyện Mộc Châu. Đến năm 2015 GTSX ngành đạt 1.1576 tỷ đồng, chiếm 23,48% GTSX toàn Huyện Mộc Châu. Tốc độ tăng bình quân GTSX ngành thương mại - dịch vụ Huyện Mộc Châu năm 2015 so với năm 2012 đạt 15,4%.
Nhìn chung, trong những năm qua tổng giá trị sản xuất của Huyện Mộc Châu đã đat được những kết quả đáng khích lệ, thu nhập của người dân trong