Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 50)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Huyện Mộc Châu , tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu là một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La. Với diện tích khoảng 700 ha, Huyện Mộc Châu đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh nông thôn, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh. Số hộ trồng mận tại Mộc Châu chiếm 50% hộ sản xuất mận trên toàn tỉnh Sơn La. Mận Mộc Châu là tinh hoa của Cao Nguyên Mộc Châu, được trồng ở độ cao 1050 m so với mực nước biển nên tạo

ra đặc tính chất lượng rất riêng biệt: quả cứng hơn so với mận ở vùng khác. * Chọn xã đại diện

Đề tài của chúng tôi đã chọn điểm nghiên cứu là 3 xã: Chiềng Sơn, Tân Lập, và Nông trường Mộc Châu . Đây là 3 xã có diện tích trồng mận lớn nhất của Huyện Mộc Châu. Nông dân ở các xã giàu kinh nghiệm sản xuất và mận đã đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho các hộ. Với ba địa điểm lựa chọn này chúng tôi có thể đi sâu phân tích để thấy được bức tranh chung toàn cảnh về chuỗi giá trị sản phẩm mận trên địa bàn Huyện Mộc Châu.

* Chọn tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm mận + Chọn hộ sản xuất mận:

Các hộ được chọn dựa trên phương pháp phân tổ thống kê lấy tiêu chí là quy mô sản xuất mận. Hộ sản xuất được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có định hướng theo các bước sau: Lựa chọn ngẫu nhiên các thôn có trồng nhiều mận ở các xã nghiên cứu để tiến hành điều tra. Sau đó, gặp và trao đổi với chủ tịch xã và một số người có kinh nghiệm trong sản xuất mận để xin danh sách các hộ trồng mận trong xã, tìm hiểu những thông tin khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ mận. Cuối cùng, lựa chọn ngẫu nhiên các hộ theo tiêu chí trên để tiến hành điều tra.

+ Chọn hộ thu gom lớn, nhỏ: Từ thông tin điều tra người sản xuất và cán bộ thôn, cán bộ Huyện Mộc Châu chúng tôi xác định số tác nhân hoạt động thu gom nhỏ mận tại các xã không nhiều và chủ yếu hoạt động không chuyên nghiệp. Chúng tôi đã lập danh sách những người chuyên thu gom mận trên địa bàn Huyện Mộc Châu và lựa chọn ngẫu nhiên.

+ Chọn hộ bán buôn: Các hộ thu gom lớn mận trên địa bàn Huyện Mộc Châu và các nơi khác có thể mua Mận trực tiếp từ người sản xuất hoặc mua lại của người thu gom nhỏ nhưng chủ yếu là mua của người thu gom nhỏ. Người bán buôn mận tại Huyện Mộc Châu không nhiều, chủ yếu là thu gom tại lân cận. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi không thể nghiên cứu được hết các mẫu mà chỉ chọn đại diện cho tác nhân thu gom lớn trong và ngoài Huyện Mộc Châu của toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm mận.

+ Chọn hộ bán lẻ: Tác nhân bán lẻ mận bao gồm hai đối tượng chính là: bán lẻ tại Huyện Mộc Châu và đầu mối ở các Huyện Mộc Châu khác trong và ngoài tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn điều tra mẫu là tác nhân bán lẻ

địa phương và 15 mẫu là tác nhân bán lẻ tại Hà Nội, Sơn La, Nghệ An và TP.Hồ Chí Minh.

+ Chọn người tiêu dùng tại Hà Nội: Với tác nhân người tiêu dùng, chúng tôi điều tra 40 mẫu. Người tiêu dùng sản phẩm mận tại Hà Nội như sinh viên, người tiêu dùng bình dân và người tiêu dùng cao cấp. Đối tượng tiêu dùng được điều tra mang tính đại diện, với học sinh, sinh viên thì chúng tôi chọn địa bàn điều tra là khu vực Cầu Giấy (nội thành) và khu vực trường đại học Nông nghiệp (ngoại thành) phản ánh thói quen tiêu dùng chung cho sinh viên. Đối với người tiêu dùng cao cấp, do việc điều tra về thu nhập mang tính chất nhạy cảm nên chúng tôi lựa chọn phỏng vấn tại các cửa hang bán hoa quả cao cấp, khu vực đô thị cao cấp, . . . Còn đối tượng là khách hang bình dân thì chúng tôi chọn những khu dân cư có mức sống trung bình ở Hà Nội và khu vực ngoại thành như Gia Lâm, Thanh Trì, . . .

3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

+ Các Chính sách thực thi

+ Chỉ tiêu về số lao động, số lao động bình quân/ hộ, số nhân khẩu bình quân trên hộ.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí sản xuất Mận: - Chi phí đầu vào: Giống, cải tạo đất (cày bừa, khử chua) - Chi phí chăm sóc: thuốc trừ sâu, phân bón.

- Chi phí lao động: chi phí trồng, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch. - Tổng chi phí bình quân.

+ Nhóm chỉ tiêu về thâm canh:

- Tổng diện tích sản xuất của mận qua các năm.

- Tỉ lệ diện tích sản xuất /tổng diện tích sản xuất nông nghiệp. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển bền vững trong thu nhập:

- Tổng thu nhập và thu nhập bình quân/ sào từ thu nhập sản xuất mận qua các năm.

- Tỉ lệ phần trăm thu nhập của sản xuất mận / tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả xã hội - Số lao động trong sản xuất.

- GTSX/ LĐ trong sản xuất. - Tỷ lệ hộ nghèo đói;

- Tình hình ổn định trật tự xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. + Nhóm chi tiêu về môi trường

- Nguồn gây tác động và nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất. - Quá trình chế biến nông sản gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo tổng kết của Huyện Mộc Châu và các tài liệu thứ cấp liên quan nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới trách nhiệm xã hội, cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên… của Huyện Mộc Châu và những vấn đề có liên quan khác.

Đối với lý luận chung về trách nhiệm xã hội được thu thập thông qua sách báo, Luật, Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số kết quả nghiên cứu đã công bố của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu….

Bảng 3.4. Nguồn cung cấp thông tin thứ cấp

STT Nội dung thông tin Nguồn

1 Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của Huyện Mộc Châu

Phòng nông nghiệp Huyện Mộc Châu

2 Thống kê số lượng người lao động trên địa bàn Huyện Mộc Châu

Phòng nông nghiệp Huyện Mộc Châu

3

Các văn bản chính sách pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được áp dụng ở Huyện Mộc Châu

Phòng nông nghiệp Huyện Mộc Châu

4

Cơ sở lý luận về về phát triển bền vững chuỗi giá trị. Các giải pháp nâng cao về phát triển bền vững chuỗi giá trị.

Các Nghị định của Chính phủ; Các bài báo tạp chí, sách, luận văn.

6 Cơ sở thực tiễn về vai trò, giải pháp nâng cao về phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận

Các bài báo, luận văn, tạp chí…

3.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Chọn mẫu điều tra

Việc chọn mẫu điều tra nghiên cứu trong từng tác nhân tham gia trong chuỗi thị trường Mận cần phải mang tính đại diện cho tác nhân đó. Cách chọn mẫu điều tra được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước (1) Chọn danh sách có chủ định; (2) Xác định được mẫu ở mỗi nhóm hộ; (3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau. Cụ thể, cách chọn mẫu nghiên cứu trong mỗi tác nhân cụ thể như sau:

+ Tác nhân người sản xuất mận: Đây là tác nhân có số lượng người tham gia nhiều nhất trong tất cả các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Mận. Đối với tác nhân này sau khi làm việc với lãnh đạo địa phương của các xã điểm nghiên cứu để biết được số lượng nông hộ tham gia tại từng địa phương, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 45 hộ đại diện cho nhóm tác nhân này để nghiên cứu. Cụ thể, tại 3 xã: Chiềng Sơn, Tân Lập và Nông trường Mộc Châu. Mỗi xã chúng tôi tiến hành điều tra 15 hộ nông dân/xã.

+ Tác nhân là thương lái thu gom lớn, bé mận: Thông qua cơ quan quản lý ngành ở địa phương cho biết, số hộ chuyên thu gom Mận ở Huyện Mộc Châu tập chung chủ yếu ở... Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi không thể nghiên cứu được hết các mẫu mà chỉ chọn một lượng mẫu ngẫu nhiên 30 người, bao gồm 20 thu gom nhỏ và 10 thu gom lớn có tính đại diện cho tác nhân thu gom của toàn bộ chuỗi giá trị Mận nguyên liệu..

+ Tác nhân bán lẻ: các tác nhân bán lẻ tại Huyện Mộc Châu và đầu mối ở các Huyện Mộc Châu khác trong và ngoài tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn điều tra 15 mẫu là tác nhân bán lẻ địa phương và 10 mẫu là tác nhân bán lẻ tại các tỉnh khác. + Người tiêu dùng: Tuy nhiên đối với tác nhân người tiêu dùng cuối cùng chúng tôi chưa có thời gian tìm hiểu sâu, nên chúng tôi chỉ chọn một lượng mẫu ngẫu nhiên 40 người.

Tổng số phiếu đề tài tiến hành điều tra là 145 phiếu (Tác nhân người sản xuất mận 45 phiếu + Tác nhân là thương lái thu gom lớn, bé mận 30 phiếu + tác nhân bán buôn 15 phiếu + Tác bán lẻ 15 phiếu + Người tiêu dùng 40 phiếu). Như vậy, quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn sẽ được tiến hành lần lượt từ tác nhân người sản xuất Mận giống đến tác nhân cuối cùng là người tiêu dùng. Thông tin từ tác nhân điều tra trước giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn số mẫu điều tra của

tác nhân đứng sau, tổng hợp kết quả chọn mẫu điều tra các tác nhân được thực hiện ở bảng .

Bảng 3.5. Số phiếu điều tra các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị Mận tại huyện Mộc Châu

ĐVT: Phiếu TT Các tác nhân Xã Chiềng Sơn Xã Tân Lập NT Mộc Châu Địa phương Khác Tông cộng

1 Tác nhân người sản xuất mận 15 15 15 45

2 Tác nhân là thương lái thu gom lớn, bé mận 5 10 10 5 30

3 Tác nhân bán buôn 15 15

4 Tác nhân bán lẻ 3 12 15

5 Người tiêu dùng 40 40

Tổng cộng 20 25 28 72 145

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

b. Phương pháp phỏng vấn theo bảng câu hỏi

Để có thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, cần tiến hành xây dựng bộ phiếu điều tra (gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp). Sau đó, thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tượng là người sản xuất, Tác nhân cung cấp phân bón và thuốc BVTV, Tác nhân là thương lái thu gom lớn, bé mận và người dân của 3 xã.

c. Phương pháp quan sát

Trong quá trình phỏng vấn kết hợp với việc quan sát môi trường làm việc xung quanh để có những đánh giá thực tế hơn về vấn đề nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

3.2.4.1. Đối với số liệu thứ cấp

Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: những tài liệu về lý luận; những tài liệu tổng quan và thực tiễn nói chung; những tài liệu thu thập được từ Phòng nông nghiệp Huyện Mộc Châu và các tác nhân liên quan.

3.2.4.2. Đối với số liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua 4 mẫu câu hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra.

Bước 1: Kiểm tra và nhập phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi được tiến hành phỏng vấn cần kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.

Bước 2: Mã hóa thông tin và nhập số liệu: Các thông tin thu được hầu hết là các thông tin định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lí thông tin.

Bước 3: Xử lí số liệu: Tiến hành xử lý số liệu trên công cụ Excel trong bộ MicroSoft Office.

+ Sử dụng hàm đếm 1 điều kiện và nhiều điều kiện ( countif và countifs) để tổng hợp một số đặc điểm về doanh nghiệp, người lao động : Giới tính của người lao động, trình độ học vấn của người lao động. Tổng hợp phân loại ý kiến của người lao động về một số vấn đề : đánh giá về mức lương, về sự phù hợp của thời gian lao động...

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài áp dụng phương pháp phân tích thống kê bao gồm thống kê mô tả (tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần xuất/tỷ lệ xuất hiện của các sự kiện,...), phân tích so sánh thống kê... để phân tích số liệu thu được qua điều tra phỏng vấn các đối tượng trong mẫu nghiên cứu.

3.2.5.2. Phương pháp phân tích tài chính

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài chính về kết quả và hiệu quả của từng tác nhân và toàn chuỗi giá trị sản phẩm Mận trên địa bàn Mộc Châu. Giá được sử dụng trong phân tích tài chính của đề tài được căn cứ theo giá bán các loại hàng hóa, vật tư nông nghiệp và dịch vụ thực tế trên địa bàn Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

3.2.4.3. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh Mận giữa các tác nhân trong chuỗi và giữa các kênh trong chuỗi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN TẠI HUYỆN MỘC CHÂU 4.1.1. Các loại chuỗi giá trị mận

Chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu mô tả các tác nhân tham gia trong mọi hoạt động của chuỗi từ sản xuất cho đến phân phối và tiêu dùng mận trên hai thị trường mận chín và mận xanh trong và ngoài nước.

Hiện nay, nông dân sản xuất và bán mận theo hai hình thức chủ yếu là bán mận xanh và mận chín, hoạt động bán mận chín chỉ diễn ra từ năm 2006, khi mà các người mua buôn tìm kiếm được thị trường Trung Quốc để tiêu thụ. Đây cũng là tín hiệu tốt để có thể đa dạng hóa kênh tiêu thụ, và tạo nguồn thu nhập chắc chắn cho các hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy khoảng 60% sản lượng mận được tiêu thụ xanh còn lại là 40% sản lượng mận chín.

Những chủ thể tham gia vào các hoạt động chính của chuỗi bao gồm các dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,..), các nhà thu gom trong ngoài xa, các hộ thu gom lớn nhỏ, cở sở chế biến, thương lái trong và ngoài nước, các nhà phân phối đi khắp nơi trên cả nước,…

4.1.1.1. Sơ đồ chuỗi giá trị mận xanh

Mận xanh Mộc Châu: Người sản xuất bán 60% lượng mận xanh được sản xuất ra trong tổng số mận tại Mộc Châu.

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm mận xanh Mộc Châu

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Hộ sản xuất

Thu gom lớn Mộc Châu

Người xuất khẩu

Bán buôn Mộc Châu Bán buôn ở Lạng Sơn Chế biến trong nước (Hải Dương) Dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu Dịch vụ đổi tiền Công xưởng chế biến Đại lý thu mua

Trung Quốc Thu gom nhỏ 85% 15% 55% 30% 5% 35% 10% 20% 35% 40% Ghi chú: Mối quan hệ: Luồng sản phẩm: Luồng tiền:

Cửa hàng sang trọng tại Bắc Kinh và Thượng Hải

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

50% 50%

Sơ đồ 4.2. Kênh 1 chuỗi giá trị mận xanh

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Kênh 1 thể hiện thị trường mận xanh Mộc Châu, người sản xuất bán cho các thu gom nhỏ tại xã sau đó bán sản phẩm mận xanh cho các thu gom lớn Mộc Châu chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)