Kênh 4 chuỗi giá trị mận chín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 61)

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Các kênh hàng có đầy đủ các tác nhân, từ nơng dân qua thu gom xã rùi thu gom lớn, đến các chợ đầu mối 3 miền trong đó miền bắc chiếm 52% lượng mận thu mua (chợ đầu mối Long Biên, Hải Phòng, Nam Định,…), Miền Trung chiếm 12% lượng mận thu mua (Nghệ An, Thanh Hóa,..) và Miền Nam chiếm 30% lượng mận chín bán ra (chợ đầu mối Thủ Đức, Đồng Nai, Bình Dương,..). Và kênh hàng cuối cùng được bán sang Thị trường Trung Quốc chiếm 5% và được tiêu thụ tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc.

4.1.2. Đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mận Mộc Châu

4.1.2.1. Hộ sản xuất

a. Đặc điểm chung của các hộ sản xuất mận điều tra

Thông tin chung về hộ nông dân sản xuất mận được tổng hợp qua bảng sau: Về đặc điểm của các vùng sản xuất mận ở Mộc Châu thì với điều kiện về đất đai, khí hậu, giao thơng,… ở mỗi vùng sẽ thể hiện con số cụ thể về lao động, điều kiện kinh tế hộ. Tân Lập là vùng có bình qn số người/hộ cao nhất trong các vùng trên với 5,16 người/hộ, tiếp đến là Nông trường Mộc Châu 4,4 người/hộ và vùng có số người/hộ thấp nhất là Chiềng Sơn 3,14 người/hộ.

Đối với hộ nơng dân, chủ hộ là người có vai trị quan trọng quyết định tình hình sản xuất kinh doanh của hộ hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai. Trong tổng số 60 hộ điều tra của 3 xã, độ tuổi chủ hộ trung bình là 43,27 tuổi. Các chủ hộ đều trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và đã gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.1. Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất mận Mộc Châu

Diễn giải ĐVT Bình quân chung Chiềng Sơn NT Mộc Châu Tân Lập

Độ tuổi chủ hộ Tuổi 43,27 46,3 43,8 39,71 Trình độ văn hố của chủ hộ % 100,00 100 100 100 - Không đi học % 6,67 13,33 6,67 0 - Cấp I % 31,76 26,67 26,67 41,94 - Cấp II % 41,87 46,67 46,67 32,26 - Cấp III % 12,19 13,33 20,00 3,23 Số năm trồng Mận Năm 13,33 13 15 12

Diện tích đất canh tác Ha/hộ 3,39 3,36 4,21 2,59

Diện tích gieo trồng mận Ha/hộ 1,00 1,04 1,13 0,82

Số nhân khẩu /hộ Khẩu 4,23 3,14 4,4 5,16

Số lao động/hộ Lao động 2,41 2,34 2,37 2,51

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Về trình độ văn hóa của chủ hộ, bình qn chung có 29,28% trình độ cấp I; 39,77% trình độ cấp II, 15,14% trình độ cấp III và đối tượng khơng có trình độ chiếm 15,82%. Chủ hộ có trình độ văn hóa cịn thấp, dân tộc thiểu số cịn nhiều nên trình độ học vấn và nhận thức cón kém, khơng có chủ hộ nào có trình độ trung cấp với cao đẳng trở lên. Trình độ của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp thu KHKT và thơng tin thị trường.

Diện tích đất canh tác trung bình của 1 hộ là 3,39 ha, trong đó diện tích gieo trồng mận trung bình là 1,0 ha/hộ.

Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4,23 khẩu/hộ và số lao động trung bình là 2,41 lao động/hộ. Lao động đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất Mận. Do đó, với tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp cao như vậy, hộ hồn tồn có thể chủ động được lao động trong mùa vụ sản xuất mận của mình.

Trung bình số cây mận trồng trên một hộ của Huyện Mộc Châu là 284 cây, trong đó, xã Chiềng Sơn trung bình 1 hộ trồng 226 cây/hộ, xã Tân Lập trồng trung bình 262 cây/hộ và cuối cùng là nông trường Mộc Châu trồng trung bình được 363 cây/hộ.

Biểu đồ 4.1. Số cây/hộ (cây)

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ tuổi cây (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Tỷ lệ tuổi cây mận hiện nay chủ yếu đang trong vụ thu hoạch hằng năm từ 5-15 năm chiếm cao nhất là 39%. Tỷ lệ cây già trên 16 năm chiếm tỷ lệ cao 29% và cuối cùng tỷ lệ cây non chưa cho thu hoạch dưới 4 năm chiếm 32%. Dựa vào độ tuổi cây mận thì ta thấy độ tuổi cây già vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Nguồn vật liệu giống được người dân chủ yếu tự nhận giống, củ thể: có 62% hộ sản xuất tự nhân giống tại NT Mộc Châu , 58% tại xã Chiềng Sơn cịn xã Tân Lập có 46% tự nhân giống. Giống mận được mua tại các vườn ươm chiếm 23% ở NT Mộc Châu, 25% ở Chiềng Sơn và xã Tân Lập lượng mua giống nhiều nhất chiếm 30% giống trên địa bàn xã. Ngoài ra, một phần nhỏ giống được lấy từ các hộ nông dân xung quanh xã.

b. Diện tích, năng suất và sản lượng mận của các hộ điều tra

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng Mận Mộc Châu năm 2015

Diễn giải ĐVT Bình quân chung Chiềng Sơn NT Mộc Châu Tân Lập 1. Diện tích Ha 1,00 1,04 1,13 0,82 2. Năng suất Mận Xanh Tấn/ha 3,01 2,53 2,55 3,95 Mận Chín Tấn/ha 6,47 6,24 7,17 6,01 3. Sản lượng Mận Xanh Tấn 2,92 2,63 2,88 3,24 Mận Chín Tấn 6,51 6,49 8,10 4,93

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.2 ta thấy Nơng trường Mộc Châu là xã có diện tích trồng mận bình qn trên hộ cao hơn Chiềng Sơn và Tân Lập. Nông trường Mộc Châu có diện tích BQ/hộ là 1,13 ha/hộ, xã Chiềng Sơn là 1,04 ha/hộ và thấp nhất xã Tân Lập là 0,82 ha/hộ. Tính bình qn cho cả 3 xã thì diện tích mận là 1,16 ha/hộ. Nhìn chung diện tích Mận của các hộ nơng dân trong xã cịn nhỏ, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Trên cùng một đơn vị diện tích gieo trồng nếu có chế độ chăm sóc, cây giống, trình độ kỹ thuật của người sản xuất khác nhau thì sẽ cho năng suất khác nhau, ngồi ra cịn do đặc tính của cây trồng phù hợp với những điều kiện thời tiết khác nhau. Qua bảng 4.2 ta thấy trong các hộ điều tra thì xã Tân Lập là xã có năng suất mận xanh cao hơn so 2 xã cịn lại là 3,95 tấn/ha/hộ; Nơng trường Mộc Châu có năng suất Mận chín cao nhất đạt 7,17 tấn/ha/hộ. Năng suất Mận xanh cụ thể bình quân của 3 xã có năng suất là 3,01 tấn/ha; Cịn năng suất bình qn Mận chín đạt 6,47 tấn/ha. Qua điều tra ta thấy, xã Tân Lập có xu hướng thiên về mận xanh hơn nên năng suất xã đạt cao nhất nhưng ngược lại năng suất mận chín thấp nhất trong 3 xã. Tại Nơng trường Mộc Châu có xu hướng nghiêng về mận chín nhiều hơn mận xanh nên năng suất mận chín đạt năng suất cao nhất.

Dựa bảng trên, cho thấy sản lượng mận xanh tại xã Tân Lập cao nhất đạt 3,24 tấn/hộ do đạt sản lượng cao nhất mặc dù diện tích giao trồng thấp. Cịn về mận chín thì nông trường Mộc Châu thu hoạch được 8,10 tấn/hộ, đạt giá trị cao nhất, cao gấp 1, 6 lần so với xã Tân Lập. Bình quân chung sản lượng mận xanh đạt 2,92 tấn/hộ, sản lượng mận chín đạt 6,51 tấn/hộ.

Tóm lại: Qua việc tìm hiểu về diện tích, năng suất, sản lượng mận của

nhóm hộ điều tra cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ điều tra, điều đó chứng tỏ rằng các hộ có trình độ sản xuất cao hơn, có kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm và công tác quản lý tốt hơn đồng thời các hộ này chuyên về sản xuất mận theo hướng hàng hóa hơn nhóm hộ cịn lại.

c. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra mức đầu tư của các xã nhằm xác định xem chi phí sản xuất tại các xã nào sẽ có nhiều ưu thế hơn trong sản xuất mận.

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí sản xuất trung bình cho 1 ha Mận là 19.822,72 đồng. Chi phí sản xuất Mận của NT Mộc Châu là cao nhất, cao hơn so với mức trung bình 3.911.590 đồng; cịn chi phí sản xuất của xã Chiềng Sơn thấp nhất với mức đầu tư 16.412.640 đồng/ha.

Trong tổng số chi phí sản xuất, chi phí trung gian chiếm tỷ lệ rất cao (97,5%), còn lại các khoản khác với 2,5%.

Chi phí trung gian phục vụ sản xuất Mận bao gồm chi phí vật chất (Giống, Cơng đốn tỉa, phân bón, thuốc BVTV+cơng phun, thuốc cỏ, công thu hoạch). Trong 3 xã, NT Mộc Châu có mức đầu tư chi phí trung gian cao nhất (23.236.810 đồng/ha), thấp nhất là xã Chiềng Sơn với 15.919.540 đồng/ha.

Trong các khoản chi phí vật chất, chi phí cơng thu hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất (55,34%), tiếp đến là phân bón (chiếm 24,69%), chi phí thuốc BVTV+ cơng phun (chiếm 12,23%), Công đốn tỉa (chiếm 4,37%) và thấp nhất là thuốc cỏ (0,87%). Theo bảng số liệu, các khoản đầu tư chi phí vật chất ở 3 xã gần giống nhau vì kinh nghiệm sản xuất của các hộ khá tương đồng. Cây Mận dễ bị nhiều loại sâu bệnh hại, đặc biệt là: bệnh rệp xoăn lá, sâu đục thân, bệnh nứt thân chảy nhựa (bệnh bả trầu, bệnh chạy dây), bệnh đốm phấn (bệnh sương mai, bệnh mốc sương)… nên thuốc BVTV được sử dụng khá nhiều để phòng và điều trị. Xét về chi phí cơng thu hoạch, NT Mộc Châu bỏ chi phi đầu tư thu hoạch nhiều nhất và thấp nhất là xã Tân Lập. Nguyên nhân vì các hộ có quy mơ lớn thì cơng thu hoạch sẽ tốn nhiều chi phí hơn các hộ có quy mơn nhỏ.

Bảng 4.3. Chi phí sản xuất thực tế của hộ sản xuất Mận Mộc Châu (Tính bình qn cho 1 ha) (Tính bình qn cho 1 ha)

Diễn giải

BQ chung Chiềng Sơn NT Mộc Châu Tân Lập

Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%)

1. Chi phí trung gian (IC) 19.327,59 97,50 15.919,54 97,00 23.236,81 97,90 18.826,42 97,44

- Chi phí vật chất 19.327,59 97,50 15.919,54 97,00 23.236,81 97,90 18.826,42 97,44

Công đốn tỉa 866,67 4,37 300,00 1,83 1.200,00 5,06 1.100,00 5,69

Phân bón 4.893,33 24,69 3.400,00 20,72 6.080,00 25,62 5.200,00 26,91

Thuốc BVTV+công phun 2.423,92 12,23 2.237,54 13,63 2.903,81 12,23 2.130,42 11,03

Thuốc cỏ 173,33 0,87 150,00 0,91 200,00 0,84 170,00 0,88

Công thu hoạch 10.970,33 55,34 9.832,00 59,91 12.853,00 54,15 10.226,00 52,93

2. Chi phi khác 495,13 2,50 493,1 3,00 497,5 2,10 494,8 2,56

Tổng chi phí thực tế (TC) 19.822,72 100,00 16.412,64 100,00 23.734,31 100,00 19.321,22 100,00

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Cây Mận cần nhiều lao động trong quá trình trồng và chăm sóc, chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Ngồi ra, giữa các hộ cịn có hình thức đổi cơng lao động cho nhau để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất. Do khối lượng Mận đến vụ thu hoạch rất lớn nên chi phí th nhân cơng thêm nhiều nhân công vào đợt thu hoạch. d. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra sản xuất Mận

Tại cả 3 xã điều tra, chiếm khoảng 20% khối lượng Mận được bán ở đầu vụ, 50% được bán ở giữa vụ và 30% được bán ở cuối vụ.

Bảng 4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất Mận Mộc Châu (Tính bình qn cho 1 ha) (Tính bình qn cho 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT BQ Chiềng Sơn NT

Mộc Châu Tân Lập 1. Năng suất Mận xanh Kg/ha 3.010,00 2.530,00 2.550,00 3.950,00 Mận chín Kg/ha 6.473,33 6.240,00 7.170,00 6.010,00 2. Giá bình quân Mận xanh 1.000đ/kg 3,77 3,60 4,20 3,50 Mận chín 1.000đ/kg 9,83 9,50 10,00 10,00 3. Doanh thu (TR) 1.000.đ 74.907,67 68.388,00 82.410,00 73.925,00 4. Chi phí trung gian (IC) 1.000.đ 19.327,59 15.919,54 23.236,81 18.826,42 5. Giá trị gia tăng (VA) 1.000.đ 55.580,08 52.468,46 59.173,19 55.098,58

6. Khấu hao TSCĐ 1.000.đ 100,00 100,00 100,00 100,00 7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000.đ 55.480,08 52.368,46 59.073,19 54.998,58 8. TR/IC Lần 3,92 4,30 3,55 3,93 9. VA/IC Lần 2,92 3,30 2,55 2,93 10. MI/IC Lần 2,92 3,29 2,54 2,92 11. TR/TC Lần 3,82 4,17 3,47 3,83 12. VA/TC Lần 2,85 3,20 2,49 2,85 13. MI/TC Lần 2,84 3,19 2,49 2,85

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Với giá bán trung bình của các hộ sản xuất Mận là 3.770 đồng/kg với mận xanh và 9.830 đồng/kg đối với mận chín và đã đem lại cho người sản xuất doanh thu trung bình 74.907.670 đồng/ha.

đồng chi phí trung gian trung bình lần lượt là 3,92 lần; 2,92 lần và 2,92 lần. Kết quả đó chứng tỏ sản xuất Mận đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Hơn nữa chỉ tiêu MI/IC lớn hơn 1 thì sản xuất Mận đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. 4.1.2.2. Thu gom

a. Đặc điểm chung về tác nhân hộ thu gom mận Mộc Châu

Bảng 4.5. Thông tin chung về tác nhân hộ thu gom Mận Mộc Châu

Diễn giải ĐVT BQ Thu gom

nhỏ

Thu gom lớn

Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 44 43 45

Trình độ văn hố của chủ hộ % 100 100 100

- Cấp I % 20 20 20

- Cấp II % 30 40 20

- Cấp III % 50 40 60

Số hộ tham gia sản xuất mận % 51,5 70 33

Số lao động tham gia Lao động 2,27 2,34 2,2

Khối lượng thu gom trung bình/ngày Tấn 1,05 1,6 0,5

Số ngày thu gom Mận/vụ Ngày 33,5 32 35

Số năm thu gom trung bình Năm 14,25 13,5 15

Quy mô kinh doanh Tấn/hộ 371 239 503

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Độ tuổi bình quân của tác nhân thu gom nhỏ là 43 tuổi, thu gom lớn là 45 tuổi, đây là độ tuổi trung niên và đã có thâm niên lâu năm trung bình 14 năm thu gom nên rất dày dặn kinh nghiệm trong nghề. Trong số hộ điều tra thu gom nhỏ, 20% số chủ hộ có trình độ cấp I; 40% số chủ hộ học cấp II và 40% số chủ hộ có trình độ cấp III. Con thu gom lớn thì có đến 60% đều đã tốt nghiệp cấp III, còn lại cấp I và cấp II đều chiếm 20%.

Quy mơ kinh doanh trung bình vụ đạt khoảng 239 tấn/hộ thu gom nhỏ, 503 tấn/hộ thu gom lớn. Để có được mơ hình kinh doanh này, khơng ít hộ bỏ ra ít vốn đầu tư. Số vốn này, đa số các hộ thu gom đều tham gia vay tại quỹ tín dụng địa phương khi nào hết mùa vụ lại trả ngân hàng nợ cũ.

Qua điều tra các tác nhân thu gom này đa số sinh sống trên địa bàn Huyện Mộc Châu Huyện Mộc Châu Mộc Châu. Họ hoạt động với quy mô nhỏ trong phạm vi Huyện Mộc Châu. Mỗi hộ thu gom có hoạt động thường xuyên, chủ yếu là những người đã hợp tác lâu năm. Thời gian kinh doanh mận xanh tầm khoảng

25-30 ngày/vụ. Theo điều tra, có 60% hộ thu gom đều tham gia sản xuất mận kiêm luôn bán buôn mận và thu mua mận trên địa bàn Huyện Mộc Châu. Phương tiện vận chuyển của họ chủ yếu là xe máy, một số ít vận chuyển bằng ơ tơ hoặc xe đạp. Theo điều tra, số hộ thu gom nhỏ sở hữu xe tải nhỏ chiếm 18%, trong khi hộ thu gom lớn chiếm đến 44% gần như gấp 3 lần so với thu gom nhỏ.

* Thị trường mận xanh

Sản phẩm mận xanh được tổ chức thu gom thơng qua 2 hình thức, nơng dân bán cho thu gom nhỏ và thu gom lớn. Có đến 90% số lượng mận xanh được thu gom bởi thu gom nhỏ, do vậy đây là kênh tiêu thụ quan trọng đối với nông dân. Những thu gom nhỏ thường có mối ràng buộc về tài chính đối với tác nhân thu gom lớn hoặc bán buôn vùng, bởi trước thời điểm vụ mận xảy ra phần lớn trong số thu gom nhỏ sẽ nhận tiền đặt cọc từ thu gom lớn hay bán buôn vùng với lượng tiền khoảng 30 triệu đồng.

Trong chuỗi tiêu thụ mận mận xanh thì tác nhân thu gom vùng là người đóng vai trị quan trọng, họ có mạng lưới thu gom nhỏ từ các thu gom ở khắp các khu vực sản xuất mận ở Mộc Châu, khối lượng thu mua bình quân 2.000 tấn/vụ, do vậy là người quyết định giá mua trên thị trường thông qua các tác nhân thu gom nhỏ. Thu gom tại xã khối lượng thu gom đạt 136 tấn mận xanh/hộ, đạt 306

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 61)